New York Times bất ngờ đăng tải bài viết của quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền lo ngại về hành vi thất thường và vô đạo đức của Tổng thống Donald Trump.
Ngày 5/9, New York Times đăng bài viết hiếm với tiêu đề “Tôi là một phần của phe chống đối trong chính quyền Trump” của một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền.
Quan chức này nhấn mạnh các quan chức cấp cao tận tụy với đảng Cộng hòa và không đứng về phía phe Dân chủ đối lập. Tuy nhiên, “nghĩa vụ hàng đầu của chúng tôi là với đất nước, và tổng thống đang tiếp tục hành xử theo cách làm tổn hại tới nền cộng hòa của chúng ta”, quan chức giấu tên viết.
Phong cách lãnh đạo “bốc đồng, thù địch”
Tác giả bài viết mô tả chính quyền Trump là “hai làn đường”. Trump nói một đằng và các quan chức theo lý trí làm một cách khác, nỗ lực tách mình khỏi phong cách lãnh đạo “bốc đồng, thù địch, nhỏ mọn, và thiếu hiệu quả” của tổng thống.
“Gốc rễ vấn đề nằm ở việc tổng thống không phân biệt được đúng sai. Đó là lý do nhiều người được Trump bổ nhiệm cam kết làm những gì có thể để gìn giữ các thể chế dân chủ, đồng thời cản trở những sự thôi thúc lầm lạc của Trump cho đến khi ông ấy rời chức”.
Tổng thống Trump ngay lập tức công kích bài viết nặc danh là “hèn nhát”. Ảnh: NYT. |
Bài viết được đăng một ngày sau khi những đoạn trích gây sốc của cuốn sách 448 trang với tên “Fear: Trump in the White House” (Nỗi sợ hãi: Trump tại Nhà Trắng) về một loạt vấn đề trong nội bộ Nhà Trắng chia rẽ. Bài báo đồng tình với những gì nhà báo điều tra Bob Woodward viết về việc các quan chức nội các ngăn cản Tổng thống Trump đưa ra quyết định ảnh hưởng tới kinh tế và an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, quan chức giấu tên cho rằng sự bất đồng quan điểm và phản kháng trong nội bộ Nhà Trắng thậm chí còn sâu sắc hơn những gì Woodward mô tả. Một số quan chức đã âm thầm thảo luận vận dụng Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp cho phép phế truất tổng thống không có năng lực thực hiện nghĩa vụ của mình.
Tổng thống Trump ngay lập tức chỉ trích bài báo là bài bày tỏ ý kiến cá nhân nặc danh “hèn nhát”. Ông lên tiếng đả kích tác giả và cả tờ New York Times “không trung thực”.
‘Tôi là một phần của phe chống đối trong chính quyền Trump’
New York Times bất ngờ đăng tải bài viết của quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền lo ngại về hành vi thất thường và vô đạo đức của Tổng thống Donald Trump.
Ngày 5/9, New York Times đăng bài viết hiếm với tiêu đề “Tôi là một phần của phe chống đối trong chính quyền Trump” của một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền.
Quan chức này nhấn mạnh các quan chức cấp cao tận tụy với đảng Cộng hòa và không đứng về phía phe Dân chủ đối lập. Tuy nhiên, “nghĩa vụ hàng đầu của chúng tôi là với đất nước, và tổng thống đang tiếp tục hành xử theo cách làm tổn hại tới nền cộng hòa của chúng ta”, quan chức giấu tên viết.
Phong cách lãnh đạo “bốc đồng, thù địch”
Tác giả bài viết mô tả chính quyền Trump là “hai làn đường”. Trump nói một đằng và các quan chức theo lý trí làm một cách khác, nỗ lực tách mình khỏi phong cách lãnh đạo “bốc đồng, thù địch, nhỏ mọn, và thiếu hiệu quả” của tổng thống.
“Gốc rễ vấn đề nằm ở việc tổng thống không phân biệt được đúng sai. Đó là lý do nhiều người được Trump bổ nhiệm cam kết làm những gì có thể để gìn giữ các thể chế dân chủ, đồng thời cản trở những sự thôi thúc lầm lạc của Trump cho đến khi ông ấy rời chức”.
Tổng thống Trump ngay lập tức công kích bài viết nặc danh là “hèn nhát”. Ảnh: NYT. |
Bài viết được đăng một ngày sau khi những đoạn trích gây sốc của cuốn sách 448 trang với tên “Fear: Trump in the White House” (Nỗi sợ hãi: Trump tại Nhà Trắng) về một loạt vấn đề trong nội bộ Nhà Trắng chia rẽ. Bài báo đồng tình với những gì nhà báo điều tra Bob Woodward viết về việc các quan chức nội các ngăn cản Tổng thống Trump đưa ra quyết định ảnh hưởng tới kinh tế và an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, quan chức giấu tên cho rằng sự bất đồng quan điểm và phản kháng trong nội bộ Nhà Trắng thậm chí còn sâu sắc hơn những gì Woodward mô tả. Một số quan chức đã âm thầm thảo luận vận dụng Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp cho phép phế truất tổng thống không có năng lực thực hiện nghĩa vụ của mình.
Tổng thống Trump ngay lập tức chỉ trích bài báo là bài bày tỏ ý kiến cá nhân nặc danh “hèn nhát”. Ông lên tiếng đả kích tác giả và cả tờ New York Times “không trung thực”.
“Họ không thích Donald Trump và tôi không thích họ. Vậy nên, nếu tờ New York Times thất bại có một bài đăng nặc danh, nặc danh tức là hèn nhát, một bài báo không có gan, thì hẳn chúng tôi đang làm việc xuất sắc”, AFP trích lời tổng thống Mỹ.
TT Trump chỉ trích “kẻ nặc danh”
Sau đó, ông tiếp tục đăng trên Twitter: “Nếu kẻ nặc danh hèn nhát đó thật sự tồn tại, tờ Times cần trình báo người đó với chính phủ ngay lập tức, vì mục đích an ninh quốc gia!”.
Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cũng gọi bài viết là “thảm hại, liều lĩnh và ích kỷ”, cáo buộc tác giả “nhát gan” và đặt bản thân lên trước ý chí của người dân Mỹ. Phát ngôn viên Nhà Trắng kêu gọi quan chức giấu tên “làm điều đúng đắn là từ chức” và yêu cầu New York Times xin lỗi vì đã đăng bài.
“Gần 62 triệu người bỏ phiếu cho Tổng thống Trump năm 2016. Không ai trong số đó bầu cho nguồn tin nặc danh hèn nhát của tờ New York Times thất bại”, Sanders nói.
Bob Woodward, nhà báo kỳ cựu của Washington Post, từng tham gia loạt bài điều tra về bê bối Watergate của Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Ảnh: AP. |
Tờ New York Times thừa nhận việc xuất bản bài báo nặc danh là một bước đi đặc biệt nhưng cũng cho hay họ nắm rõ danh tính tác giả và đăng theo yêu cầu của người đó.
“Chúng tôi tin rằng việc đăng bài là cách duy nhất để cung cấp cho độc giả một góc nhìn quan trọng”, New York Times viết.
Trong cuốn sách, Woodward cho biết cựu cố vấn kinh tế Nhà Trắng Gary Cohn từng trộm một lá thư trên bàn của ông Trump ngay tại Phòng Bầu dục sau khi nhận ra nó quá nguy hiểm đối với an ninh quốc gia.
Trong lá thư, Tổng thống Trump muốn rút khỏi thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc. Trong khi đó, các trợ lý của ông lo hành động này sẽ kéo theo sự thất bại của một chương trình tuyệt mật khác: cảnh báo sớm tên lửa phóng từ Triều Tiên trong vòng 7 giây. Viễn cảnh Trump ký duyệt lá thư nguy hiểm này khiến Cohn sợ hãi.
“Tôi đánh cắp lá thư ngay trên bàn. Không đời nào tôi để cho ông ấy nhìn thấy nó. Tổng thống sẽ không bao giờ đọc lại được văn bản đó. Tôi phải bảo vệ đất nước”, Cohn kể lại với một cộng sự.
Cựu thư ký văn phòng Nhà Trắng Rob Porter cũng nhiều lần giấu thư từ và công văn của ông Trump. Bằng cách này, Porter và Cohn nhiều lần trì hoãn các quyết định của Trump hoặc đánh lạc hướng để ông không ra các mệnh lệnh đe dọa an ninh quốc gia.
Cuốn sách của Woodward cung cấp những thông tin nội bộ chưa từng có từ góc nhìn của những người bên trong, thân cận nhất của ông Trump.
Cuốn sách sẽ chính thức lên giá vào ngày 11/9, ngày kỷ niệm vụ khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ.
5 điểm chính trong cuốn “Fear – Trump in the White House” của Woodward
Washington (New York Times) — Mặc dù chưa xuất bản cho đến ngày 11 tháng 9 sắp tới, cuốn “Fear – Trump in the White House” của ký giả kỳ cựu Bob Woodward đã nằm trong danh sách bán chạy nhất trên Amazon, và đặt Toà Bạch Ốc vào “chế độ kiểm soát thiệt hại.”
Sau đây là 5 điểm chính trong cuốn “Fear – Trump in the White House,” theo New York Times:
1. Cuộc điều tra Nga là nguồn lo lắng không ngừng đối với ông Trump và các luật sư.
Vào cuối tháng 1, ông Woodward viết, ông Trump ngồi xuống với John Dowd, và luật sư tư cố vấn Tổng thống về việc Toà Bạch Ốc cư xử với Công tố viên đặc biệt như thế nào. Luật sư Dowd đưa ra ý tưởng tập dượt thử buổi phỏng vấn với ông Mueller – người đang có nhiều nghi vấn về ông Trump. Trong suốt buổi tập dượt, ông Trump liên tục nói dối và mâu thuẫn với chính bản thân, xúc phạm cựu Giám đốc FBI James Comey, trước khi bùng nổ giận dữ, la lối nửa tiếng đồng hồ rằng cuộc điều tra là một “trò bịp.”
Luật sư Dowd tìm cách chứng minh tại sao cuộc gặp gỡ của họ là lý do ông Trump không nên gặp Mueller, viện cớ lịch làm việc bận rộn của Tổng thống “Không phải là ông đang khai man, ông tệ hay bất cứ gì giống như vậy,” ông Dowd nói với Tổng thống. “Với khối lượng công việc hàng ngày của ông, hãy nhìn vào những gì chúng ta đã làm trong buổi chiều hôm nay.”
Luật sư trao cho Trump một lá thư gởi ông Mueller, trong đó khẳng định quyền chấm dứt cuộc điều tra của Tổng thống, và ông Trump yêu thích lá thư này. Ngày hôm sau, ông Trump vui vẻ gọi điện cho ông Dowd chia sẻ, “Tôi ngủ hiền lành như viên đá.” Tổng thống bảo, “Tôi yêu lá thư đó.”
Vào tháng 3, có một số tiến triển với văn phòng công tố viên đặc biệt. Ngày 5 tháng 3, luật sư Dowd gặp Công tố viên đặc biệt và một trong các cố vấn của ông Mueller, giải thích tại sao ông không muốn thân chủ gặp gỡ họ. “Tôi sẽ không đến đó và để ông ta trông giống thằng ngốc,” Dowd nói. Sau đó, luật sư bảo ông Trump tại sao nên tránh thẩm vấn: “Hoặc là không đến đó, hoặc là bộ đồ tù màu cam.”
2. Mueller trao đổi sôi nổi với các luật sư của ông Trump hàng tháng trời.
Cuốn sách đưa ra cái nhìn sâu rộng đầu tiên vào đối thoại giữa Công tố viên đặc biệt và những người liên quan đến cuộc điều tra. Tác giả miêu tả mối quan hệ zigzag với văn phòng công tố viên đặc biệt được luật sư Dowd xây dựng trong quá trình thương lượng với ông Mueller về việc thẩm vấn ông Trump.
Ký giả Woodword viết, ông Dowd bảo Mueller rằng, Tổng thống không có thời gian cho cuộc điều tra, trong khi lôi trách nhiệm với công việc mới này ra tung hứng. “Tôi biết điều đó,” ông Mueller được cho đã hồi đáp. “Tôi sẽ làm tốt nhất những gì có thể.”
Tuy vậy, có lúc Mueller bảo với luật sư tư của Tổng thống rằng, ông có thể yêu cầu đại bồi thẩm đoàn tống trát đòi, và ông Dowd xem đây là lời đe doạ. “Tôi không tìm cách đe doạ ông,” Mueller đáp. “Tôi chỉ đang suy nghĩ về những khả năng có thể xảy ra.”
Trong một lần gặp Mueller, ông Dowd nói rõ bản thân rất lo ngại ông Trump sẽ phạm tội khai man. Ông bảo luật sư Jay Sekulow thử lại buổi tập dượt với ông Trump hồi tháng Giêng. Và ông Sekulow đóng vai Tổng thống, bắt chước một câu trả lời về ông Comey. “Câu trả lời của Sekulow là cổ điển Trump, câu trả lời không biết từ đâu, với những mâu thuẫn, chuyện không có thật, giận dữ,” ông Woodward viết. “Màn trình diễn hoàn hảo, một Trump hoàn hảo.”
3. Các cố vấn của ông Trump thường xuyên choáng váng trước sự thiếu quan tâm và thiếu hiểu biết về những vấn đề quan trọng.
Tác giả đưa ra một số cuộc họp làm dẫn chứng chứng minh vấn đề của ông Trump trong việc nắm bắt chính sách của chính phủ mình, trong đó có cuộc họp diễn ra tại Ngũ Giác Đài vào tháng 7 năm 2017 giữa Tổng thống, tướng lĩnh quân sự và thành viên nội các chính phủ. “Khi nào thì chúng ta sẽ bắt đầu thắng một số cuộc chiến?” ông Trump đặt câu hỏi trong khi các cố vấn tìm cách giải thích cho về mục đích của cuộc chiến tranh tại Afghanistan. “Chúng ta có những biểu đồ này. Khi nào thì chúng ta sẽ chiến thắng một số cuộc chiến? Tại sao lại nhảy vào họng tôi vậy?” Tổng thống nói.
Ông Trump quay sang chỉ trích các vị tướng lãnh và thành viên nội các có mặt trong phòng, khiến cho Ngoại trưởng lúc đó là ông Rex Tillerson bực bội. “Ông ta là ngu đần!” Ngoại trưởng thốt lên khi Tổng thống rời khỏi phòng họp.
Trong một cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia hồi tháng Giêng năm nay, ông Trump đặt câu hỏi, tại sao Mỹ lại chi nhiều tiền cho bán đảo Triều Tiên? Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đáp, chính phủ đang tìm cách ngăn chặn Đệ Tam Thế chiến. Sau khi ông Trump rời khỏi phòng, tác giả viết, ông Mattis bảo mọi người, Tổng thống hiểu biết vấn đề giống như “một học sinh lớp 5 hoặc lớp 6.”
Trong một chuyện khác, cựu cố vấn kinh tế Gary D.Cohn được cho đã trộm lá thư trên bàn ông Trump, lá thư mà Tổng thống dự tính sẽ ký nhằm rút Hoa Kỳ khỏi thoả thuận thương mại với Nam Hàn. Theo ông Woodward, ông Cohn chia sẻ với một đồng nghiệp rằng, mình phải “bảo vệ quốc gia.” Ông Trump rõ ràng không nhận ra lá thư biến mất.
Tác giả cuốn “Fear” cũng đăng một bản tóm tắt nội dung cuộc họp vào tháng 7 năm 2017 do một viên chức cao cấp Toà Bạch Ốc viết , người này đã nói chuyện với những người tham dự. “Có vẻ như rõ ràng đối với các cố vấn cao cấp của Tổng thống, đặc biệt những người trong ban an ninh quốc gia, đặc biệt quan ngại với tính khí thất thường, thiếu hiểu biết, thiếu năng lực học hỏi, cũng như những gì họ xem là những quan điểm nguy hiểm của ông.”
4. Bản thân ông Trump không phải là nguồn chính trong cuốn sách
Ký giả Woodward thực hiện hầu hết những cuộc phỏng vấn trên “nền tảng sâu rộng,” có nghĩa ông có thể kết hợp các tư liệu mà không cần trích dẫn nguồn. Xuyên suốt cuốn sách, ông miêu tả cụ thể, chi tiết tình tiết, sự kiện, tổng hợp từ hàng trăm giờ phỏng vấn.
Tuy nhiên, ông Woodward cho hay, ông Trump từ chối được phỏng vấn, khiến cho phần lớn câu chuyện từ các cố vấn của ông ta.
Washington Post vào hôm qua công bố đoạn băng cuộc trò chuyện kéo dài 11 phút trên điện thoại giữa ông Woodward và Tổng thống, trong đó ký giả kỳ cựu báo trước rằng cuốn sách sẽ khá nghiêm trọng, và bày tỏ hối tiếc đã không có dịp phỏng vấn ông Trump. Tổng thống tỏ ra hoài nghi vì ông không được ngồi xuống phỏng vấn để bênh vực mình trước tác giả. Woodword nhấn mạnh nhiều lần tìm cách liên lạc với Tổng thống, qua ít nhất 6-7 cố vấn thân cận với ông Trump nhưng bất thành.
Ông Trump gọi tác giả vào tháng 8 và bảo rằng không được nhân viên thông báo, bày tỏ quan ngại cuốn sách sẽ “không chính xác.” “Như vậy sẽ có một cuốn sách tiêu cực khác viết về tôi sắp được xuất bản,” ông Trump nói trong cuốn băng thâu âm lại trao đổi giữa hai bên. “Cuốn sách sẽ chính xác, tôi xin hứa,” ông Woodward đáp. “Yeah, được rồi,” ông Trump nói. “chính xác là không ai đã làm một công việc tổng thống tốt hơn tôi!”
5. Đổng lý John Kelly nhanh chóng trở nên chua chát về ông chủ.
Đổng lý Toà Bạch Ốc John Kelly từ lâu đã có tin đồn sẽ từ chức. Trong cuốn sách của Woodward, ông Kelly được cho đã gọi ông Trump “là kẻ ngốc,” và nhân viên đang hoạt động trong một “thành phố điên khùng – crazytown.” “Thật vô nghĩa khi tìm cách thuyết phục ông ta chuyện gì,” ông Kelly tuyên bố trong một cuộc họp. “Ông ta trật đường rầy” và “Tôi thậm chí không biết tại sao chúng ta lại ở đây. Đây là công việc tồi tệ nhất tôi từng làm trong đời.”
Ông Trump thường xuyên tỏ ra nghi ngờ sự thận trọng của ông Kelly, thường tìm giải pháp thay thế, như gọi các nhà lập pháp ở Quốc hội khi Đổng lý không có mặt trong phòng.
Khi ông Cohn muốn từ chức trước những ý kiến được ông Trump đưa ra sau buổi tuần hành của những người da trắng tối thượng tại Charlottesville, Virginia, vào tháng 8 năm 2017, ông Trump đã chê bai nhưng tìm cách thuyết phục Cohn ở lại. Đổng lý Kelly đã kéo cố vấn kinh tế ra ngoài, bày tỏ bất mãn trước những gì xảy ra với ông Cohn. “Đây là sự tự kiềm chế lớn nhất mà tôi từng chứng kiến,” ông Kelly nói. “Nếu là tôi, tôi đã dí đơn từ chức 6 lần khác nhau.”
Dẫu vậy, ông Kelly cũng chia sẻ một số bực bội của ông Trump trước báo chí xấu. “Tôi là người duy nhất bảo vệ tổng thống trước báo chí,” ông Woodward trích dẫn lời nói của Đổng lý trong một buổi họp. “Báo chí theo đuổi ông ta, họ muốn huỷ hoại ông ấy, và tôi chắc chắn sẽ đứng cản đường, hứng đạn và hứng mũi tên.”
Hương Giang (Theo New York Times)