Về ‘bức tường ngăn cách’ giữa nhà nước và tôn giáo ở Mỹ

Không phải ngẫu nhiên mà Tự do tín ngưỡng được đặt lên hàng đầu của vấn đề nhân quyền trong lịch sử nước Mỹ. Nó không phải xuất phát từ sự đàn áp tôn giáo của các lực lượng vô thần thế tục, mà xuất phát từ sự loại trừ lẫn nhau của các tôn giáo.

Mục đích của điều khoản thiết lập trong Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ là tạo ra ‘một bức tường ngăn cách giữa nhà thờ và nhà nước’ – Ảnh: Internet

Thời thuộc địa, nhiều nhóm dân cư theo các tôn giáo khác nhau phải chạy trốn khỏi sự bức hiếp của nhà thờ Anh giáo, đến lượt họ sau khi có lãnh thổ lại không chấp nhận những cộng đồng khác tôn giáo với mình. Đó là bản chất thiếu khoan dung của nhiều tôn giáo.

Trong 10 Tu chính án đầu tiên, được gọi là Tuyên ngôn nhân quyền (the Bill of Rights), bổ sung vào Hiến Pháp Mỹ, câu đầu tiên của Tu chính án thứ nhất (The First Amendment) được ghi như sau: “Quốc hội không được ban hành luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm thực hành tự do tín ngưỡng” (Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof). Cái câu ngắn gọn đó hàm chứa hai điều khoản: điều khoản thiết lập (the establishment clause) và điều khoản hành đạo tự do (the free exercise clause).

The establishment clause, sau này được Tối cao pháp viện định nghĩa, qua lời Đại thẩm phán Hugo Black trong vụ án Everson v. Board of Education vào năm 1947: “Không một chính quyền nào, liên bang hay tiểu bang, có quyền thiết lập ra một thứ nhà thờ. Không chính quyền nào có quyền thông qua các luật lệ giúp đỡ một tôn giáo, các tôn giáo, hay hỗ trợ một tôn giáo này hơn tôn giáo kia. Không chính quyền nào bắt buộc một cá nhân phải đi nhà thờ hay xa lánh một nhà thờ ngoài ý muốn của người đó, hay bắt buộc người đó phải tin hay không tin vào một tôn giáo nào”. Theo giải thích đó của Tòa tối cao thì vấn đề không dừng lại ở việc “Quốc hội không được ban hành luật” nữa, mà như Đại thẩm phán Hugo Black khẳng định, mục đích của The establishment clause là tạo ra “một bức tường ngăn cách giữa nhà thờ và nhà nước” (a wall of separation between church and state).

“A wall of separation between church and state” là câu của Thomas Jefferson viết trong một bức thư không liên quan gì đến việc thông qua Hiến pháp, ông cũng không phải là một trong những tác giả của Hiến pháp Mỹ, nhưng Thomas Jefferson là tác giả của đạo luật Tự do tôn giáo của bang Virginia được thông qua vào năm 1786 mà tinh thần khoan dung của nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến các tác giả của bản Hiến pháp. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, cả nhà nước lẫn nhà thờ đều đồng thuận với “bức tường” nói trên, mặc dù theo quan điểm của Jefferson thì nếu không có “bức tường” đó thì xấu cho nhà nước, còn quan điểm của nhà thờ thì ngược lại, không có “bức tường” đó là xấu cho giáo hội.

Vấn đề là, việc các tổng thống Mỹ trong lễ nhậm chức đã đặt tay lên cuốn Kinh Thánh và mời các giáo sĩ đến cầu nguyện có vi hiến hay không? Dù Hiến pháp không bắt buộc phải đặt tay lên Kinh Thánh cũng như phải có giáo sĩ đến cầu nguyện, nhưng lễ nhậm chức của phần lớn các tổng thống Mỹ đều có nghi thức này, riêng Tổng thống Trump thì mời tới 6 giáo sĩ của các giáo phái khác nhau đến làm lễ. Hơn nữa, vào đầu buổi họp của Quốc Hội hay Tối cao pháp viện, vẫn có phần cầu nguyện và trong lễ nhậm chức vẫn có câu tuyên thệ “One nation, under God”. Các nghi thức đó mặc nhiên trở thành truyền thống lâu đời của nước Mỹ, không ai đặt vấn đề có vi hiến hay không. Cho đến năm 1983, nhân phán quyết vụ kiện cơ quan lập pháp bang Nebraska dùng tuyên úy có hợp pháp hay không, Tối cao pháp viện mới khẳng định tất cả các nghi thức cầu nguyện nói trên không vi phạm The establishment clause mà chỉ là “sự công nhận niềm tin của nhiều người trong quốc gia này” mà thôi. Cần biết ở Mỹ, phán quyết của Tòa tối cao có giá trị ngang với một điều khoản của Hiến pháp.

Tuy nhiên, tất cả những quy định bắt người dân và nhân viên nhà nước phải thề trung thành với Thượng đế đều bị Tòa Tối cao tuyên bố vi hiến và bác bỏ.

Ở trường học, tại các trường công lập ngày trước nhiều nơi vẫn dạy giáo lý (Tin Lành, Công Giáo, Do Thái giáo…) cho học sinh ngoài giờ học chính. Cho đến năm 1948, cũng nhân một vụ án, Tòa tối cao tuyên bố việc giảng dạy tôn giáo trên phần đất của trường công lập là vi hiến. Tòa cho rằng, chương trình giáo dục như vậy “chắc chắn đã dùng tiền thuế cấp cho hệ thống giáo dục công lập để hỗ trợ các nhóm tôn giáo phổ biến niềm tin của họ”. Sau này, Tòa tối cao có “nhẹ tay” hơn chút đỉnh đối với các hoạt động tôn giáo trên phần đất của trường công, chẳng hạn như vào năm 1984, có luật cho phép các nhóm tôn giáo được hội họp tại trường tiểu học và trung học ngoài giờ học nhưng không thấy tòa “thổi còi”, chắc là do hoạt động này không liên quan đến việc dùng tiền thuế để hỗ trợ tôn giáo.

Nếu như cầu nguyện trong lễ nhậm chức tổng thống và vào đầu các phiên họp nói ở trên được coi là bình thường thì việc cầu nguyện và đọc Kinh Thánh trong các trường học lại có vấn đề. Năm 1962, Tòa tối cao bác bỏ quy định bắt học sinh phải đọc lời cầu nguyện viết sẵn vào đầu buổi học. Năm 1962, Tòa tuyên bố việc đọc và nghe Kinh Thánh mà không được bình luận tại các trường học công lập là vi hiến, ngay cả trong trường hợp một số học sinh được miễn đọc. Nhân đó, Tòa khẳng định chính quyền phải trung lập, không ủng hộ và không phản đối tôn giáo. Tòa chỉ chấp nhận cho học sinh đọc Kinh Thánh như một môn học lịch sử hay văn chương mà thôi.

Việc áp dụng điều khoản thứ hai (the free exercise clause) cũng khá thú vị. Không xâm phạm tự do tín ngưỡng, nhưng trong quá trình áp dụng điều khoản này, Tòa tối cao đã từng bước xác định một số giới hạn, sao cho quyền này không vi phạm lợi ích của quốc gia, trật tự và luân lý xã hội, sức khỏe của cộng đồng và sự an toàn của người khác. Trong đó, có một số tranh cãi nên Tòa phải có động thái “co giãn”, ví dụ như vấn đề chào cờ (quốc kỳ). Trước và sau Đại chiến 2, một loạt bang của Mỹ có luật bắt học sinh các trường công lập phải chào quốc kỳ buổi sáng. Quy định này khiến cho một giáo phái phản đối, vì tôn giáo này coi việc chào cờ là tôn sùng một biểu tượng tà giáo. Có 2 em học sinh giáo phái này bị đuổi học do không chào cờ. Sự việc đưa lên Tòa tối cao. Tòa cho rằng việc chào cờ làm tăng cường tinh thần đoàn kết quốc gia, là một trong những yếu tố căn bản của nền an ninh quốc gia (vụ School District v. Gobitis, 1940). Nhưng sau đó, vào năm 1943, trong một vụ án tương tự, Tòa tuy vẫn khẳng định sự quan trọng của tinh thần đoàn kết quốc gia nhưng lại tuyên bố chính quyền không nên bắt buộc người dân thi hành các nghi lễ ái quốc nếu như người ta không muốn.

Vấn đề tranh cãi nhiều nhất, đến nay vẫn chưa ngã ngũ là vấn đề phá thai. Từ một phán quyết trong vụ Roe v. Wade vào năm 1973, Tòa tối cao tuyên bố hủy bỏ các điều luật về chống phá thai vì cho rằng các điều luật đó vi phạm quyền riêng tư trong Hiến pháp Mỹ. Từ đây, phá thai ở Mỹ được hợp pháp hóa, dù hàng năm đều diễn ra các cuộc tuần hành phản đối quyết định này. Đó là các cuộc tuần hành của phong trào “Phò sự sống” (Pro-Life) càng về sau càng có đông người tham gia ở Mỹ. Tuy nhiên, vào thời tổng thống Reagan, luật pháp Mỹ không cho phép chính quyền dùng ngân sách tài trợ cho các dịch vụ phá thai. Quy định này bị Tổng thống Clinton gỡ bỏ, Tổng thống Bush phục hồi, đến Tổng thống Obama lại gỡ bỏ. Do đạo Thiên chúa chống phá thai, nên cả Giáo hội cũng như tín đồ Ki-tô giáo đều cho rằng việc Chính quyền Obama cho phép dùng ngân sách nhà nước tài trợ cho các hoạt động phá thai là bắt các tín đồ Ki-tô giáo nộp thuế để chống lại niềm tin tôn giáo của mình, do đó Chính quyền đã vi phạm The free exercise clause trong Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp. Bởi vậy, khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh bãi bỏ các quy định tài trợ phá thai dưới thời Obama, lập tức được những người theo đạo Thiên Chúa nhiệt liệt hưởng ứng. Chủ tịch Hạ viện Paul D. Ryan cho rằng sắc lệnh đảo ngược này của Tổng thống Trump là một chiến thắng cho quyền được sống và tự do tôn giáo.

Hoàng Hải Vân




Giáo sư gốc Việt phân tích những con số nghi “thổi phồng” lợi nhuận của xe Tesla để “lùa gà” cổ phiếu? Hy vọng Trump làm Tổng Thống có quyền ân xá ?

26/10/2024

Cựu Tổng thống Bill Clinton tới Little Saigon, Nam Cali vận động cho ƯCV Dân biểu Liên bang Derek Trần 26/10/2024

26/10/2024

TT Biden mỉa mai tỉ phú Tesla Elon về quá khứ từng làm việc bất hợp pháp ở Mỹ nhưng 2024 Musk “đồng minh” Trump chống đối ngày đêm di dậu lậu trên mạng xã hội X

26/10/2024

Người đứng đầu NASA kêu gọi điều tra cuộc nói chuyện của Tỉ phú Elon Musk & tổng thống Nga Putin

25/10/2024

Tỉ phú Tesla Elon Musk có lịch sử 22 năm làm việc với tổng thống Nga Putin

25/10/2024

Cảnh mời cuồng Trump mua Kinh Thánh Trump Bibles $60 Made in China tại cuộc vận động

25/10/2024

Luật sư Jimmy Phạm họp báo nói về “Hồ sơ làm việc thất bại của DB Trí Tạ và liên hệ với Andrew Đỗ

24/10/2024

Trí Tạ, Trần Thái Văn, Nguyễn Quốc Lân, Joe Đỗ Vinh, Nam Quan…. sẽ ra sao khi Andrew Đổ đã nhận tội ?

23/10/2024

Xem bà Mỹ theo đạo Trump đến dự buổi vận động tại tiểu bang PA giải thích lí do phe Dân Chủ tạo ra Bão Helene & Milton 9/2024 đánh vào bang Cộng Hoà Florida

22/10/2024

Vì sao Trump không đầu tư $1.5 tỉ USD xây khu Villa nghĩ dưỡng ở Mỹ gần khu người Việt cuồng Trump cúng tiền $ cho “tỉ phú” Trump mà đến tận quê hương của các Đảng Tổng Bí Thư & Hô Chí Minh

22/10/2024

Làm sao biết người gốc Việt ở Bolsa cuồng Trump mặc áo, đội nón, cầm cờ Mỹ và cờ Trump 2024 MAGA ( Làm Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại ), cầm cái loa đều làm từ Trung Quốc

21/10/2024

Orange County, Nam Cali 22/10/2024: Andrew Đỗ nhận tội tham nhũng, bản án tối đa 5 năm tù

20/10/2024

Đông đảo người gốc Việt đứng trước Phước Lôc Thọ, Nam Cali, thủ đô đảng Cộng Hoà ủng hộ cựu quân nhân luật sư đảng Dân Chủ Derek Trần ngày 20/10/2024

20/10/2024

Chúa Nhật 10/20/2024, bà Harris đi nhà thờ Atlanta, GA trong khi Trump đạo Tin Lành đóng kịch tranh cử giả làm nhân viên & cuồng Trump giả làm khách tại tiệm McDonald’s ra sao ?

20/10/2024

Phân tích cuộc trò chuyện bí mật giưã tỉ phú xe Tesla Elon Musk với tổng thống Nga Putin từ năm 2022

20/10/2024

Ông chính trị gia ở bang Cộng Hoà Texas dùng Kinh Thánh nói người có Chúa thật không chống lại Food Stamps cho người nghèo, người vượt biên giới xin tị nạn

20/10/2024

Trump lên đài FOX của phe ông thú nhận ông nói LÁO về chính sách kinh tế & lạm pháp của ông

20/10/2024

Tỷ phú xe Tesla thấy nhiều người ủng hộ bà Harris các bang chiến trường nên Tỷ phú Tesla tung tiền $ cho ai bầu Trump

20/10/2024

Đài tivi phe Trump tung video ông Trump nói về kích thước bộ phận sinh dục đàn ông tai buổi vận động bang Pennsylvania

20/10/2024

Xem người cầm cờ Trump 2024 trên đường Bolsa ngày 20/10/2024 mất dậy đến cỡ nào

20/10/2024

Leave a Reply