Sự bí ẩn bao trùm quanh vụ chuyến bay 370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích lại càng tăng thêm khi một thành viên gia đình của một trong những hành khách khẳng định trên truyền hình Trung Quốc rằng điện thoại của anh trai cô vẫn đổ chuông. Liệu người thân của các hành khách có thể hy vọng gì đằng sau tiếng chuông điện thoại reo này hay không?
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Malaysia Airlines” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false” theme=”phim”] “Sáng nay, khoảng 11h40 sáng, tôi đã gọi số của anh trai mình hai lần và tôi đều nghe thấy tiếng chuông đổ”, cô Bian Liangwei cho biết. Sau đó, cô này trực tiếp bấm số và theo dõi tiếng chuông điện thoại đổ nhiều lần trước khi bị ngắt liên lạc.
Các thành viên khác của gia đình cũng đã thử. Theo một phóng viên của tờ China.org.cn, một nhóm gồm 19 gia đình của các hành khách đi trên chiếc Boeing 777 mất tích đã ký một lá đơn chung gửi đến hãng hàng không Malaysia Airlines để yêu cầu một lời giải thích. Tại sao họ có thể liên lạc đến điện thoại của các hành khách mà không nghe thấy bất kỳ điều gì? Tại sao điện thoại vẫn đổ? Điều quan trọng nhất là liệu điều đó có nghĩa là hành khách vẫn sống sót hay không?
Tuy nhiên, không may câu trả lời lại là, tiếng chuông điện thoại đổ không có mấy ý nghĩa. Khi bạn thực hiện một cú điện thoại, nhấn nút gọi và chiếc điện thoại của bạn bắt đầu đổ chuông, điều đó “không có nghĩa là chuông đang đổ phía bên người mà bạn gọi”, nhà phân tích không dây Jeff Kagan cho biết.
Theo ông này, “điều đó chỉ có nghĩa là mạng lưới đang làm việc, đang cố xác định người mà bạn đang gọi. Nó sẽ đổ chuông một, hai, ba lần và nếu nó bắt được liên lạc với người bạn gọi, nó sẽ chuyển cuộc gọi. Nếu không tìm thấy, cuộc gọi sẽ bị cắt kết nối”.
“Các thành viên gia đình đã nghe thấy tiếng chuông và họ tất nhiên là hy vọng nhưng đó không phải là dấu hiệu của bất kỳ điều gì. Nó hoàn toàn chỉ thể hiện là mạng lưới đang làm việc”, ông Kagan nói thêm.
“Tiếng chuông đổ mà chúng ta quá quen thuộc đó thực ra chỉ là một thủ thuật tâm lý để giúp chúng ta tiếp tục giữ đường dây khi mạng lưới làm việc để xác định, tìm kiếm người gọi cho bạn”, chuyên gia Kagan phân tích.
Một chuyên gia khác cũng chia sẻ quan điểm trên của ông Kagan. Theo phát ngôn viên của Hiệp hội Viễn thông Không dây CTIA, “âm thanh của chuông điện thoại reo được phát ra từ một bộ phận của nhà cung cấp dịch vụ trong khi mạng lưới đang khởi động cuộc gọi. Điều này giúp người gọi không từ bỏ cuộc gọi khi họ không nghe thấy âm thanh gì. Tiếng chuông đổ không có liên quan gì đến sự đổ chuông từ thiết bị của người được gọi”.
Một quan chức của hãng hàng không Malaysia Airlines cũng đã nói với phóng viên rằng, ông cũng từng nghe thấy tiếng chuông điện thoại kỳ lạ đó. “Nếu tôi có thể kết nối với với điện thoại của hành khách, cảnh sát có thể xác định vị trí và sẽ có cơ hội là hành khách đó có thể sóng sót”, một người phụ nữ cho biết với hy vọng rằng điện thoại có thể được sử dụng để tìm kiếm các hành khách mất tích.
Tuy nhiên, việc xác định vị trí của điện thoại thực ra phức tạp hơn người ta tưởng rất nhiều. “Nó phụ thuộc vào chiếc điện thoại, phụ thuộc vào việc nó có hệ thống định vị GPS hay không. Và liệu hệ thống GPS có được bật lên hay không. Nó còn phụ thuộc vào việc liệu địa điểm của chiếc điện thoại có nằm trên mạng lưới GPS hay không. Nếu mọi thứ đều có thì mạng lưới có thể chỉ cho các bạn biết điện thoại ở đâu nhưng chỉ có hiệu quả trong một khu vực rất nhỏ”, ông Kagan cho hay.
Mặc dù vậy, ông Kagan vẫn thận trọng cho biết, để có tác dụng thì mọi thứ đều phải diễn ra đúng như phân tích ở trên. Vì thế, nếu điện thoại nằm dưới đáy biển thì gần như không thể xác định được vị trí của nó.
Những cú điện thoại mà người nhà các hành khách gọi chưa bao giờ được trả lời bởi vì chúng có thể chưa bao giờ được chuyển đến máy điện thoại của người được gọi. Đó chỉ là một viên thuốc đắng cho những gia đình đang thiếu thông tin về số phận người thân yêu của họ sau gần 5 ngày mất tích bí ẩn mà không có bất kỳ vết tích nào.
Kiệt Linh
Quân đội Malaysia tin rằng họ đã dò được tín hiệu máy bay bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines bằng radar ở Eo biển Malacca, rất xa vị trí cuối cùng chiếc máy bay liên lạc với trạm điều khiển không vận ở Vịnh Thái Lan.
Nguồn tin quân sự trên đã xác nhận thông tin với hãng thông tấn Reuters. Nguồn tin cho biết chiếc Boeing 777-200ER cùng với 239 người trên máy bay đã thay đổi đường bay và hướng tới rìa bên kia của bán đảo Malaysia.
“Máy bay đã thay đổi đường bay sau khi qua Kota Baru và bay ở tầm thấp hơn. Nó đã đi vào Eo biển Malacca”, một quan chức quân sự, người đã được báo cáo về tiến trình điều tra, hé lộ với hãng thông tấn Reuters.
Eo biển Malacca, một trong những eo biển nhộn nhịp nhất thế giới, chạy dọc bờ tây của Malaysia.
Hãng hàng không Malaysia Airlines hôm thứ bảy vừa qua cho hay chiếc máy bay chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn đã có liên lạc cuối cùng với mặt đất khi ở ngoài khơi bờ biển của thị trấn Kota Bura, bờ phía đông của Malaysia.
Tờ Berita Harian của Malaysia là tờ báo đầu tiên đăng tải thông tin trên, dẫn lời người đứng đầu Không lực hoàng gia Malaysia, Tướng Tan Sri Rodzali Daud. Ông cho biết họ đã lần ra tín hiệu máy bay ở Pulau Perak, ở bờ tây Malaysia.
Hoạt động tìm kiếm đã được mở rộng từ Biển Đông (nơi trước đó được xác định là vị trí cuối cùng của máy bay bị mất tích) vào đất liền của Malaysia, khi có thông tin máy bay quay đầu trở lại, tới Eo Malacca, ở bờ tây của Malaysia, khi có tin vị trí cuối cùng được biết của máy bay là ở đây, chứ không phải trên Biển Đông.
“Lần cuối cùng máy bay có thể được lần ra trên không qua đài không vận là gần Pulau Perak, trên Eo biển Malacca, vào 2h40 sáng. “Sau đó, tín hiệu từ máy bay bị mất”, ông cho biết thêm.
Trong tuyên bố đầu tiên của hãng hàng không Malaysia Airlines về chiếc máy bay bị mất tích, hãng này cho biết trạm không vận mất liên lạc với máy bay vào 2h40 sáng ngày 7/3, tuy nhiên sau đó hãng này đính chính lại giờ là vào 1h30 sáng.
Cũng có thông tin một đơn vị điều khiển và do thám vận tải hàng không Singapore đã bắt được tín hiệu cho thấy máy bay MH370 “đã quay trở lại trước khi được thông báo bay ở độ cao 1.000m, trong khi độ cao gốc là 10.000m”.
Thông tin trước đó đều cho rằng máy bay mất tích vào khoảng 1h30 sáng khi đang bay qua Biển Đông, giữa bờ đông Malaysia và bờ biển miền nam Việt Nam.
Máy bay được cho biết mất liên lạc radar và vị trí cuối cùng được biết của máy bay là 065515 Bắc và 1033443 Đông.
Thông tin này cũng trùng khớp với trình báo của một số người dân ở bờ đông đối với cảnh sát rằng, họ nhìn thấy những chùm sáng lớn và máy bay bay ở độ cao khoảng 1.000m trên mặt biển, ngoài khơi Kota Baru.
Tuy nhiên, giới chức tìm kiếm và cứu hộ đã không tìm thấy dấu hiện của máy bay mất tích trên Biển Đông.
Nhiều dấu hiệu cho thấy máy bay MH370 có thể đã quay đầu đã khiến giới chức trách mở rộng tìm kiếm tới Eo Malacca và Biển Andaman. Nhiều nước hiện đang tham gia vào hoạt động tìm kiếm, gồm Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Việt Nam, Philippine, Mỹ và Malaysia. Và hoạt động tìm kiếm hôm nay 11/3 đã bước sang ngày thứ tư.