Cờ Mỹ phấp phới trên Mặt Trăng không có không khí, NASA bị nghi giả cuộc đổ bộ lịch sử

(VTC News) – Các nhà thuyết âm mưu nghi ngờ NASA dàn dựng cú hạ cánh lịch sử trên Mặt Trăng với lập luận hành tinh này không có không khí nhưng quốc kỳ Mỹ vẫn tung bay.



Ngày 10/7/1969, 2 phi hành gia Mỹ là Buzz Aldrin và Niel Armstrong đổ bộ thành công xuống Mặt Trăng từ tàu Apollo 11 trong nhiệm vụ lịch sử. Trước khi lên phi thuyền trở về Trái đất, họ cắm một lá cờ Mỹ làm bằng nylon có kích thước 0,91 x 1,5 m xuống nền đất đá trên điểm cực của Mặt Trăng để chứng minh “nước Mỹ đã ở đây”.

Buzz Aldrin, phi hành gia trong bức ảnh chụp quốc kỳ Mỹ cắm trên Mặt Trăng đi vào lịch sử nói rằng đó là phút giây tự hào nhất cuộc đời mình.

Nhưng giây phút huy hoàng đó của ông lại kéo theo hàng loạt các thuyết âm mưu thêu dệt không ngừng nghỉ nhiều thập kỷ qua.

Một trong số đó là nghi vấn trong bức ảnh ảnh, lá cờ không rủ xuống mà lại trông có vẻ tung bay phần phật.

Các nhà thuyết âm mưu tin rằng tại một môi trường không gió, đây là điều không thể. Họ vì vậy khẳng định NASA thực chất đã làm giả chuyến đi vào lịch sử loài người này.

Ngoài giả thiết này, hàng loạt các nghi vấn khác được đặt ra để củng cố luận điểm Buzz Aldrin và Niel Armstrong đổ bộ lên Mặt Trăng trong một hành trình giả tưởng nhưng không có bất kỳ ngôi sao nào xuất hiện trong những thước phim về cuộc đổ bộ hay tàu vũ trụ thường tạo ra hố trên các bề mặt khi hạ cánh nhưng không có hồ nào tương tự trong các bức ảnh chụp lại.

Trước hàng loạt các nghi vấn này, NASA phải phát hành một cuốn sách dày 30.000 trang khẳng định họ không ngụy tạo các cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng.

Riêng với nghi vấn lá cờ bay, NASA giải thích rằng 2 phi hành gia phải dùng lực để cắm chặt lá cờ xuống mặt đất, khiến nó lay động và như đang bay trong một môi trường có không khí.

Vì sao NASA chưa thể đưa con người lên Mặt Trăng lần thứ 2?

Thành tựu quá lớn mà Apollo 11 đạt được vô tình tạo áp lực khiến Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) loay hoay tìm kiếm một thành công vĩ đại hơn.
Từ khi những con người đầu tiên trên tàu vũ trụ Apollo 11 đặt chân lên Mặt Trăng, NASA khẳng định sẽ đạt những thành tựu còn lớn hơn thế – gồm việc quay lại Mặt Trăng và đưa con người lên Hỏa tinh. Nhưng sau nửa thế kỷ, NASA vẫn chưa thể biến tầm nhìn vĩ đại ấy thành hiện thực.

Liệu chúng ta có nên “đổ lỗi” cho Apollo 11, con tàu thành công nhất của NASA? “Kể từ năm 1969, có vài thứ trong cuộc sống mà ta có thể nhìn rồi khẳng định đó là một bước lùi”, The Verge dẫn lời Mark Sirangelo – người từng hỗ trợ kế hoạch quay lại Mặt Trăng của NASA trước khi nghỉ việc vào tháng 5 – nhận định.

“Khách quan mà nói, hành trình khám phá không gian của người Mỹ là một bước lùi”.

Artemis chính là dự án khám phá vũ trụ mới nhất của con người dự kiến khởi hành vào năm 2020. Mục tiêu của Artemis là khám phá quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng và đưa người phụ nữ đầu tiên lên bề mặt của nó.

Để đưa Artemis lên khỏi mặt đất, NASA sử dụng phần lớn cơ sở hạ tầng đã có từ thời sơ khai của khám phá vũ trụ. Vẫn như 50 năm trước, NASA tự mình xây dựng và kiểm soát các thành phần quan trọng nhất: tên lửa phóng và con tàu.

Tuy nhiên, “Apollo 11 thời hiện đại” đòi hỏi ngân sách khổng lồ khiến việc phát triển bị chậm trễ khi mọi người phải làm nhiều công việc phức tạp trong khi tài nguyên có hạn.

Apollo 11 và “thiên thời địa lợi”

Tất cả phải thay đổi nếu Mỹ muốn tiếp tục tiên phong trong hành trình khám phá vũ trụ của loài người. Để mong muốn có được thời đại huy hoàng như Apollo 11, NASA cần một kế hoạch phần cứng mới, nguồn tài trợ và đánh giá lại vai trò của mình trong cả quá trình.

“Tôi nghĩ đó là mớ hỗn độn mà Apollo để lại”, Lori Garver, cựu Phó giám đốc NASA dưới thời Tổng thống Barack Obama, khẳng định.

Thành công của Apollo gắn liền với hoàn cảnh ra đời của nó. Nhiệm vụ diễn ra trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh lạnh, khi Mỹ muốn thể hiện sức mạnh vượt trội hơn Liên Xô.

Các cố vấn của Tổng thống John F. Kennedy lúc đó nói rằng cách tốt nhất để đánh bại Liên Xô là đưa con người lên Mặt Trăng. Năm 1962, trong bài phát biểu tại Đại học Rice, ông Kennedy công khai tuyên bố sẽ đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng vào cuối thập kỷ.

Với tinh thần yêu nước, Quốc hội Mỹ đã thông qua và ủng hộ ý tưởng này. Ngân sách của chính phủ rót vào NASA ngày càng tăng, từ 500 triệu USD vào năm 1960 lên hơn 5 tỷ USD vào năm 1965, chiếm 4,31% tổng ngân sách liên bang. Ngày nay, NASA chỉ nhận được khoảng 0,5% ngân sách liên bang mỗi năm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ dự án. Trong suốt những năm 1960, 60% người dân Mỹ phản đối chính phủ vì chi quá nhiều tiền cho dự án. Đã có lúc Quốc hội muốn giảm lượng tiền chu cấp, đến ông Kennedy cũng lo ngại về những khó khăn của Apollo.

Đến năm 1963, Kennedy bị ám sát. Sau đó, tân Tổng thống Lyndon B. Johnson khẳng định giấc mơ đầy tham vọng của Kennedy sẽ thành hiện thực. Ngay lập tức, Johnson yêu cầu tăng ngân sách cấp cho NASA và duy trì tài trợ chương trình Apollo trong suốt nhiệm vụ Apollo 11.

“Không có Quốc hội, không có tổng thống kế nhiệm nào dám vứt đi ước mơ của Kennedy. Ngay cả Nixon cũng hiểu rằng Apollo không thể chấm dứt, trừ khi nó mang lại thành công hoặc người Nga chiến thắng”, Robert Pearlman, nhà sử học vũ trụ kiêm nhà sáng lập collectSPACE nói với The Verge.

Nhưng đến khi Apollo thành công, tầm quan trọng của nó trong mắt các chính trị gia nhanh chóng giảm dần, cuối cùng chương trình bị chấm dứt vào năm 1972. Chiến tranh lạnh cũng kết thúc, Mỹ không còn đối thủ nào để có động lực khám phá vũ trụ nữa.

“Cơn bão hoàn hảo tạo dựng nên Apollo sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại”, sử gia Pearlman khẳng định.

Tàn dư Apollo

50 năm sau, đống tro tàn của Apollo vẫn là “nỗi ám ảnh” của NASA. Dự án để lại cho NASA áp lực rằng phải tạo ra một ý tưởng khám phá vũ trụ vĩ đại của loài người.

Hàng chục năm qua, các đời tổng thống như George Bush, Barack Obama và giờ là Donald Trump đều đề xuất những ý tưởng lớn như đưa con người lên Mặt Trăng hay Hỏa tinh. Tuy nhiên, tất cả chúng đều gặp phải rào cản lớn: tiền.

Từ khi Apollo kết thúc, NASA chưa bao giờ được cấp ngân sách nhiều như vậy.

“Hiện tại, chúng ta có cấu trúc của Apollo, nhưng không có một cơn khủng hoảng quốc gia (kiểu cuộc chạy đua Mỹ – Liên Xô) nào. NASA không thể thuê nhiều người như trước vì họ không có tiền”, Jim Muncy, nhà sáng lập cơ quan tư vấn chính sách không gian PoliSpace, nhận định.

Hiện tại, nếu NASA cần tiền để đưa con người lên không gian, chính phủ sẽ phải cắt giảm ngân sách cho các nghiên cứu khoa học khác, như khoa học hành tinh, Trái Đất, vật lý thiên văn, giáo dục…

Vi sao NASA chua the dua con nguoi len Mat Trang lan thu 2? hinh anh 6
Một cơ sở sản xuất của NASA. Ảnh: The Verge.

Nếu có tiền, NASA sẽ đổ chúng vào hệ thống đã xây dựng từ những ngày đầu của sứ mệnh khám phá vũ trụ. Các nhà thầu hợp tác với NASA cho dự án Apollo thậm chí còn xây dựng trung tâm riêng để chế tạo tên lửa. Sau 50 năm, họ vẫn sử dụng chúng cho các dự án lớn của NASA.

Một ví dụ điển hình là Boeing. Công ty này, cùng với North American Aviation và Douglas Aircraft Company, là 3 nhà thầu lớn nhất trong dự án tên lửa Saturn V trong suốt chương trình Apollo. Hiện nay, Boeing (đã mua lại 2 công ty kia), vẫn là nhà thầu chính của Space Launch System (SLS) – hệ thống tên lửa khổng lồ được NASA chế tạo để đưa con người vào không gian ngoài thiên thể (deep space).

Một số cái tên như Lockheed Martin, Northrop Grumman và Aerojet Rocketdyne cũng từng tham gia vào chương trình Apollo và tiếp tục làm việc với các dự án lớn của NASA hiện nay.

“Những gì Apollo làm được là tạo ra một tổ hợp công nghiệp vũ trụ”, John Logsdon, nhà sáng lập Viện Chính sách Vũ trụ, Đại học George Washington, cho biết.

Các trung tâm của NASA như Trung tâm Không gian Marshall ở Alabama, Trung tâm Vũ trụ Stennis ở Mississippi và cơ sở lắp ráp Michoud ở Louisiana đều được xây dựng cho chương trình Apollo, và vẫn tiếp tục chế tạo tên lửa cho cơ quan này. Chúng giúp tạo ra hàng nghìn việc làm, đóng góp hàng tỷ USD vào nền kinh tế địa phương.

“Xuyên suốt các chương trình thám hiểm – tàu vũ trụ Orion, tên lửa Space Launch System – đã có 50 bang tại Mỹ tham gia, với rất nhiều việc làm được tạo ra trên khắp nước Mỹ”.

Cần phải thay đổi?

Những cuộc điều tra của chính phủ cho thấy nhiều vấn đề trong cách thức quản lý chương trình khám phá vũ trụ của NASA. Đây có lẽ là một trong những lý do khiến NASA chưa có được thành tựu vĩ đại nào sánh ngang với Apollo.

“Mọi người sẽ nhìn vào công nghệ và nghĩ đó là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất lại là cách quản lý công nghệ và vận hành chương trình. Những quy trình đó cũng cần sự đổi mới”, ông Sirangelo nói.

Nói đi cũng phải nói lại, việc thay thế hoàn toàn nguồn nhân lực mà Apollo tạo ra là rất khó. Chỉ riêng chương trình SLS đã hỗ trợ hơn 25.000 việc làm trên khắp nước Mỹ và đóng góp vào nền kinh tế 4,75 tỷ USD. Do tạo ra nhiều công ăn việc làm ổn định nên nhiều nhà lập pháp rất muốn giữ nguyên chúng.

Chỉ cần nhìn vào những gì xảy ra khi chính quyền ông Obama hủy bỏ chương trình Constellation của ông Bush, nỗ lực đưa con người trở lại Mặt Trăng. Nhà Trắng cũng khẳng định chương trình này nằm ngoài kế hoạch, nhưng nhiều nhà lập pháp không muốn hủy bỏ bởi nó có thể khiến nhiều người mất việc.

Sau khi tên lửa Constellation bị hủy bỏ, NASA bắt tay vào xây dựng SLS. Nhiều nhà lập pháp tại khu vực nơi SLS được xây dựng đều kiên quyết bảo vệ dự án bằng mọi giá.

SLS đã tiêu tốn của NASA 14 tỷ USD trong thập kỷ qua. Kế hoạch ban đầu của NASA là phóng tên lửa này vào năm 2017, nhưng không thành và phải dời sang sớm nhất là 2021.

Tâm lý bảo vệ này có thể giúp nền kinh tế ổn định, nhưng nó gây khó khăn cho các mục tiêu dài hạn của NASA.

“Bây giờ, bạn có mục tiêu đưa một người nào đó lên Mặt Trăng. Nhưng với các nghị sĩ, vấn đề là đưa người đó lên Mặt Trăng và bảo vệ số việc làm ở khu vực họ làm đại diện. Chuyện đó rất phức tạp. Nó không hề tồn tại trong năm 1961 và 1962. Mọi thứ đã thay đổi rất nhanh”, tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập Blue Origin, đánh giá.

Giải pháp thương mại có khả thi?

Giờ đây NASA sẽ phải thay đổi cách thức vận hành, hoặc mãi mãi “mắc kẹt” trong chu kỳ này. Một ngành công nghiệp vũ trụ tư nhân đang phát triển có thể là lối thoát cho NASA.

Trong thời gian dài, NASA luôn là cơ quan đi đầu trong việc tạo ra tên lửa có thể đưa con người, thiết bị máy móc vào vũ trụ. Đó là bởi không có nhiều lựa chọn tương tự cho các công ty bên ngoài.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Hiện tại, SpaceX, Blue Origin hay United Launch Alliance (ULA) đang phát triển những dự án tên lửa ít tốn kém hơn. Và việc mua công nghệ, hay hợp tác với họ có lẽ là giải pháp khả thi cho NASA.

Đó chính xác là những gì NASA muốn hướng đến. Cơ quan này đã hợp tác với nhiều công ty để đưa tàu đổ bộ robot lên Mặt Trăng. NASA cũng có kế hoạch chọn một hoăc 2 công ty có thể tự sản xuất tàu đổ bộ Mặt Trăng, không cần giám sát nhiều từ NASA.

Vấn đề là ngành công nghiệp tư nhân vẫn chưa hoàn toàn vượt qua NASA. Một số thiết bị như tên lửa Falcon Heavy của SpaceX hay Delta IV Heavy của ULA đã hoạt động tốt, nhưng nhiều dự án thương mại khác vẫn chưa thành hình.

Vi sao NASA chua the dua con nguoi len Mat Trang lan thu 2? hinh anh 9
Mô hình tàu đổ bộ Blue Moon của Blue Origin. Ảnh: Blue Origin.

Chương trình Phi hành đoàn Thương mại (Commercial Crew Program) của NASA – chương trình hợp tác với các công ty tư nhân để đưa con người lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp – được tài trợ lần đầu từ năm 2010 nhưng vẫn chưa đưa ai lên được do quá trình phát triển gặp nhiều trở ngại.

Trong khi các dự án thương mại đang tìm chỗ đứng, NASA vẫn là cái tên quan trọng nhất trong những chiến dịch khám phá không gian. Các hãng tư nhân vẫn cần sự trợ giúp của NASA.

Quyết định đầu tư của NASA có thể tạo dựng hoặc phá hủy một startup, ngay cả khi chúng đang lớn mạnh. SpaceX, một trong những đối tác lớn nhất của NASA, có được thành công hiện nay phần lớn nhờ vào các hợp đồng phát triển ký với NASA khi mới thành lập.

Đến khi các dự án thương mại phóng nhiều tên lửa hơn NASA, cơ quan này vẫn sẽ tự mình xây dựng tên lửa.

Tại sao cần vượt qua Apollo?

Vượt qua “cái bóng Apollo” là thách thức lớn nhất của NASA trong nửa thế kỷ qua. Và để vượt qua nó, một trong những “chìa khóa” có lẽ là giải đáp câu hỏi tại sao chúng ta cần đưa con người vào không gian ngoài thiên thể.

Mục tiêu hiện tại của Nhà Trắng là duy trì ưu thế vượt trội của Mỹ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, thu hoạch nguyên liệu trên Mặt Trăng và hỗ trợ ngành công nghiệp thương mại không gian.

Chính quyền hiện tại cũng khuyến khích NASA đẩy nhanh tốc độ cho những dự án. Vào tháng 3, Phó tổng thống Mike Pence đã gửi NASA mục tiêu đưa trở lại con người lên Mặt Trăng vào năm 2024 thay vì 2028 như ban đầu.

Tuy nhiên dù cho thời gian như thế nào, NASA vẫn gặp khó khăn trong vấn đề ngân sách.

Vi sao NASA chua the dua con nguoi len Mat Trang lan thu 2? hinh anh 10
Trái Đất “mọc” nhìn từ quỹ đạo Mặt Trăng, một trong những hình ảnh kinh điển của chương trình Apollo, được chụp bởi phi hành đoàn Apollo 8. Ảnh: NASA.

Hoàn cảnh năm 2019 rất khác so với những năm 1960. Nhà lập pháp tại những nơi không có cơ sở xây dựng của NASA sẽ không mặn mà rót tiền. Từ góc độ đối ngoại, không có một siêu cường nào có thể đe dọa Mỹ trong cuộc đua khám phá vũ trụ.

Nhiều chuyên gia xem Trung Quốc như một cái tên tiềm năng khi đất nước này đang nỗ lực trong việc phóng tàu đổ bộ lên Mặt Trăng và đưa người lên một trạm không gian trên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Tuy vậy, một số người cho rằng từng đó vẫn chưa đủ để Mỹ hành động.

Cuối cùng, khó mà duy trì bất cứ tham vọng nào nếu cộng đồng không hỗ trợ. Đến khi NASA công bố rõ lộ trình – sự cần thiết cho một chương trình Mặt Trăng khác, hoặc là Sao Hỏa – mọi thứ vẫn diễn ra chậm chạp như bây giờ mà thôi.

“Bạn không phải tạo ra chiến tranh, thứ chúng ta cần là mục đích”, Sirangelo nói thêm.

Apollo có mục đích. Đó là bước ngoặt lớn trong cuộc đua không gian, và nó đã thể hiện những tiến bộ đáng kinh ngạc của khoa học kỹ thuật. Nó để lại niềm mơ ước, truyền cảm hứng cho sự đổi mới. Nếu NASA không thể tìm ra mục đích thực sự như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, họ vẫn sẽ mắc kẹt trong mớ hỗn độn hiện tại. Chính những tổ hợp công nghiệp mà Apollo tạo ra lại trở thành nguyên nhân khiến NASA chưa thể thực hiện dự án nào vĩ đại như Apollo.




Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Youtuber Mỹ tới quê Quảng Nam 2024 ở chung nhà ông VN ngoài 80 tuổi nổi tiếng thế giới không đi ngủ từ năm 1962 xem thật hư ra sao

25/04/2024

Đà Nẳng 4/2024: xem bà mẹ trẻ tí hon 34 tuổi tật nguyền bị ung thư sắp chết tự chế lời nhạc và hát tặng khán giả & mạnh thường quân

25/04/2024

Tại sao Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam 2024 mua xác con ve sầu giá tới gần $100 USD/ 1 kg

25/04/2024

Youtuber trẻ ở quê Bắc Ninh khoe vưà biến xong chiếc xe Nhật Bản cũ mua $200 USD thành hình dạng xe thể thao Mỹ 2024

25/04/2024

Khám phá không gian sống thượng lưu trên hòn đảo Hoàng Gia ở Hải Phòng 4/2024 sẽ di chuyển bằng du thuyền & trực thăng ?

24/04/2024

Youtuber Mỹ gốc Việt thử nói tiếng Anh với các cô bán hàng trong chợ Bến Thành 4/2024

24/04/2024

Tham quan bên trong Nhà Hát Lớn TPHCM 4/2024

24/04/2024

Xưa rồi “độc lạ Bình Dương”, 2024 là thời Đồng Nai “smart”, Long An “số”

24/04/2024

Có gì mới lạ khi đến thăm Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột 2024, Tiếng Gọi Của Gió

24/04/2024

Music Video “Going Home” – Kenny G in Viet Nam 2024 – Nghệ sĩ Saxophone người Mỹ quảng bá du lịch Hà Nội 2024

23/04/2024

Youtuber TPHCM lên tỉnh Đắc Nông 4/2024 xem 1 phụ nữ biểu diễn đội đầu độc lạ

22/04/2024

Việt Nam chơi quá lớn chi 46 tỉ đô la Mỹ để mua vũ khí từ năm 2025

22/04/2024

Khám phá bên trong biệt thự vợ chồng Youtubers sinh năm 1994 ở TPHCM

20/04/2024

Ông chú 68 tuổi Sài Gòn khoe tự chế xong ngựa sắt chạy bằng xăng để rong chơi TPHCM 2024 và được nhiều người chú ý

19/04/2024

Youtuber từ Hà Nội du lịch Trung Quốc 4/2024 thăm bảo tàng người Chooang mới biết lịch sử viết Về Việt Nam

19/04/2024

Cùng ca sĩ Quang Vinh khám phá khu Resort có hình dạng “Chiếc Khuyên Tai” khổng lồ của người H’mông tại Sapa, Viet Nam 4/2024

19/04/2024

Youtuber Hải Phòng du lịch Đức 4/2024 tìm hiểu tình hình đời sống của người Việt

18/04/2024

Ông ngoại trẻ ở Nam Định 4/2024 khoe chế xong chiếc xe ngựa sắt độc lạ chở cháu ngoại dạo phố

18/04/2024

Leave a Reply