Thế chiến 3 như ‘Bom hẹn giờ’ khi các nước liên quan biến Đông Nam Á thành thùng thuốc súng

Châu Á có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn khu vực, với những tác động toàn cầu, theo cảnh báo của chuyên gia đăng trên tờ ‘The Sun’ hôm 9/8.

Đông Nam Á được mô tả như một “quả bom hẹn giờ” trong khu vực, người ta ngày càng lo ngại rằng thế giới cơ bản đang đếm ngược đến chiến tranh.

Trong cuốn sách mới của mình: ‘The Four Flashpoint: How Asia Goes to War’ (Tạm dịch: Bốn điểm nóng: Châu Á đi đến Chiến tranh như thế nào), Tiến sĩ Brendan Taylor, Phó giáo sư tại Trường ANU Coral Bell, chuyên gia về Vấn đề Châu Á Thái Bình Dương, cho rằng châu Á đang ở thời điểm nguy hiểm, với rất nhiều sự kiện đã và đang diễn ra, trong đó:

  • Trung Quốc có lẽ sẽ vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc số 1 thế giới trong 10 năm tới.
  • Vẫn còn những nghi ngờ về việc ông Kim Jong Un tự nguyện tháo dỡ kho vũ khí hạt nhân của mình.
  • Nhật Bản đang xây dựng sức mạnh quân sự của mình trở lại. Các trận chiến trong khu vực để sở hữu các đại dương sinh lợi, đang trở nên dữ dội.
  • Đồng thời, châu Á đang trải qua một loạt các cuộc khủng hoảng riêng biệt, ngày càng gia tăng và tác động xấu lẫn nhau, một hình ảnh tương tự đã xảy ra trước khi bùng nổ Thế chiến 1 và Thế chiến 2.

Tiến sĩ Taylor cho rằng có 4 “điểm nóng” quan trọng là những khu vực không ổn định về chính trị, với khả năng bùng nổ thành xung đột bất ngờ, và tất cả đều ở châu Á.

Nhân viên kỹ thuật có nhiệm vụ hướng dẫn máy bay cất, hạ cánh tại tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trong khi đi qua Biển Đông.
Nhân viên kỹ thuật có nhiệm vụ hướng dẫn máy bay cất, hạ cánh tại tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trong khi đi qua Biển Đông. (Ảnh: Reuters).

“Nguy cơ chiến tranh lớn ở châu Á ngày nay lớn hơn nhiều so với hầu hết các giả định riêng biệt. Tất cả những gì sẽ xảy ra là một cuộc đụng độ bất ngờ giữa 2 quân đội [tính toán] sai lầm, tại một địa điểm không xác thực hoặc thời điểm không xác thực, và một sự leo thang rất nguy hiểm có thể xảy ra. Châu Á đã may mắn cho đến nay rằng nó đã không xảy ra”, tiến sỹ Taylor nhận định.

Triển vọng chiến tranh bùng nổ trên Biển Đông với 4 điểm nóng tiếp tục là một điểm thảo luận chính
Triển vọng chiến tranh bùng nổ trên Biển Đông với 4 điểm nóng tiếp tục là một điểm thảo luận chính

Vậy 4 “điểm nóng” này là ở đâu, tình hình xấu đến mức nào? Tiến sỹ Taylor đặt câu hỏi?

Biển Đông

Người ta nói rất nhiều về tình trạng siêu cường đang trỗi dậy của Trung Quốc. Điều đó có thể nhận thấy rõ nét nhất ở Biển Đông, một vùng biển thuộc bờ rìa Thái Bình Dương, tiếp giáp với 10 quốc gia đang cạnh tranh nhau.

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã tăng cường cả về qui mô và cường độ cải tạo đất trong khu vực. Người ta có thể nhận thấy rõ điều này qua những bức ảnh chụp vệ tinh, cảm nhận được mối đe dọa của Trung Quốc thông qua việc Bắc Kinh củng cố và xây dựng các căn cứ quân sự trên đảo.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc với hạm đội tàu đi kèm, tiến hành tập trận trong một khu vực của Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc với hạm đội tàu đi kèm, tiến hành tập trận trong một khu vực của Biển Đông. (Ảnh: Reuters)

Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất của thế giới, được cho là có lượng dự trữ dầu khí chưa khám phá, trị giá hàng ngàn tỷ đô la Mỹ.

Theo tiến sỹ Taylor, viễn cảnh chiến tranh nổ ra ở Biển Đông, sẽ tiếp tục là một vấn đề thảo luận chủ yếu. Tuy nhiên, có lẽ đáng ngạc nhiên khi tiến sỹ Taylor cho rằng trong số 4 điểm nóng, Biển Đông có khả năng ít nổ ra chiến tranh nhất.

Tiến sỹ Taylor lưu ý trong khi rất nhiều quốc gia tham gia vào việc tranh chấp sở hữu, hầu hết trong số họ, không có đủ độ quan tâm để đi đến chiến tranh.

Nhưng, việc liệu phương Tây có thể duy trì sự đi lại tự do ở vùng biển này khi đối mặt với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, thì lại là một vấn đề khác.

Tiến sỹ Taylor cho rằng: “Washington sẽ thấy ngày càng khó khăn hơn khi đương đầu với Bắc Kinh ở Biển Đông, với vị trí địa lý có lợi cho Trung Quốc quá rõ ràng”.

Trong khi đó, khu vực biển về phía đông của Trung Quốc [trên Biển Hoa Đông], tình hình cũng tương tự, nếu không nói là đáng lo ngại hơn.

Biển Hoa Đông

Có thể mọi người chưa từng nghe quá chi tiết về cuộc xung đột ở Biển Hoa Đông. Nhưng mối đe dọa leo thang thành chiến tranh là thực sự có thực, nếu không nói là nhiều hơn so với Biển Đông, tiến sỹ Taylor nhận xét.

Biển Hoa Đông là một khu vực tranh chấp nằm ở giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, được cho là có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Với diện tích 1,25 triệu km2, nhỏ hơn một nửa kích thước của Biển Đông, Biển Hoa Đông không thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông.

Đâu đó chỉ là những cuộc tranh cãi kịch liệt, nhưng bế tắc giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Nhật Bản và Trung Quốc với Đài Loan.

Vùng biển này đã gây ra nhiều tranh cãi trong nhiều năm, với việc các tàu của Trung Quốc nhiều lần đi vào vùng tranh chấp.

Tiến sỹ Taylor cho rằng: “Triển vọng Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân, không còn là điều không thể tưởng tượng được”.

Lưu ý mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, tiến sỹ Taylor cảnh báo xung đột Biển Hoa Đông có thể châm ngòi chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc, với “một cuộc đụng độ quân sự bất ngờ hoặc tính toán sai lầm”, cũng như “chủ nghĩa dân tộc độc hại”, giữa hai nước.

Như tiến sĩ Taylor lưu ý, một trong những lý do chính khiến Nhật Bản tăng cường sự tham gia của họ ở Biển Đông, là do lo ngại rằng những gì Trung Quốc có thể đạt được ở đó, sẽ thiết lập các điều kiện cho những gì mà Bắc Kinh có thể làm ở Biển Hoa Đông.

Kết quả của xung đột có thể rất thảm khốc, tiến sỹ Taylor cảnh báo.

Bán đảo Triều Tiên

Căng thẳng giữa Triều Tiên với Mỹ, đã trở nên đỉnh điểm vào năm ngoái, với những lời lẽ đe dọa qua lại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Bất chấp một cam kết mang tính biểu tượng đối với hòa bình tại hội nghị thượng đỉnh Singapore gần đây, tiến sĩ Taylor cho rằng nguy cơ leo thang vẫn còn ở bán đảo Triều Tiên.

Ông Taylor cảnh báo sự chững lại của những nỗ lực ngoại giao này, vẫn có thể khiến ông Kim quyết định tấn công nếu như ông ta nghĩ quá nhiều về những tuyên bố từ Washington và sự chuẩn bị của quân đội Mỹ.

“Hoặc, khi cảm thấy không thể bị tấn công được, nhờ có kho vũ khí tên lửa và hạt nhân đang phát triển của mình, và phấn chấn bởi viễn cảnh của một liên minh Mỹ-Hàn đang chững lại, ông Kim có thể khởi động một cuộc tấn công truyền thống bất ngờ, chống lại Seoul, với quan điểm thống nhất Triều Tiên bằng vũ lực”, tiến sỹ Taylor nhận xét.

Triều Tiên thường xuyên đe dọa chiến tranh hạt nhân, nhưng tuyên bố hiện đang thực hiện phi hạt nhân hóa.
Triều Tiên thường xuyên đe dọa chiến tranh hạt nhân, nhưng tuyên bố hiện đang thực hiện phi hạt nhân hóa. (Ảnh: Reuters).

Ngay cả khi ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được một thỏa thuận ‘đánh đổi’ Triều Tiên lấy Đài Loan, thì tiến sỹ Taylor vẫn cho rằng ông Kim có lẽ sẽ không chịu thua mà không chiến đấu.

Cũng theo ông Taylor: “Trong trường hợp xấu nhất, ông Kim thậm chí có thể sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình chống lại thế giới. Đáng lo ngại, trong lịch sự, những thế lực đang xuống dốc đã thể hiện khuynh hướng tấn công bất ngờ”.

Một cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm chiến lược được tiến hành tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên.
Một cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm chiến lược được tiến hành tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên. (Ảnh: EPA)

Chỉ mới gần đây, bằng chứng mới từ các bức ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã khôi phục lại các hoạt động tại nhà máy, nơi đã sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của đất nước, có khả năng vươn tới Mỹ.

Những hình ảnh vệ tinh làm dấy lên nỗi lo sợ rằng ông Kim đã không giữ lời hứa, trong việc hủy bỏ chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của mình.

Đài Loan

Đài Loan chỉ có 36.000 km2, nhưng hòn đảo này đang gây nhiều tranh cãi.

Coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nếu cần thiết Bắc Kinh sẵn sàng thống nhất 2 quốc gia bằng vũ lực, mặc dù hòn đảo này có chính phủ dân chủ tự trị, và tự coi mình là một quốc gia có chủ quyền.

Mặc dù chính thức công nhận chỉ có Trung Quốc, Mỹ vẫn tiếp tục cung cấp cho Đài Loan vũ khí quân sự trong nhiều thập kỷ. Tiến sĩ Taylor mô tả Đài Loan như một “quả bom hẹn giờ”.

Theo tiến sỹ Taylor: “Khả năng quân sự của Mỹ để bảo vệ Đài Loan đã ở mức giới hạn. Có thể lợi thế của Mỹ sẽ không còn nữa sau 10 năm nữa …. cho phép Bắc Kinh ngăn chặn Mỹ tiếp cận khu vực này”.

Tiến sỹ Taylor cho rằng: “Khả năng can thiệp của Mỹ vào eo biển Đài Loan đang giảm dần, trong khi nỗ lực tái tham gia, mang nguy cơ châm ngòi ‘một cuộc chiến không giống các cuộc chiến khác’”.

Lính thủy đánh bộ của Đài Loan đang tham gia tập huấn đổ bộ vào ban đêm.
Lính thủy đánh bộ của Đài Loan đang tham gia tập huấn đổ bộ vào ban đêm. (Ảnh: Reuters).

Gần đây, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một đường lối cứng rắn hơn liên quan đến vấn đề Đài Loan, mà tiến sĩ Taylor tin là để “phản ánh sự thất vọng của ông Trump trước việc Bắc Kinh không sẵn lòng giải quyết dứt khoát hơn đối với Bình Nhưỡng hoặc xuống thang ở Biển Đông”.

Tiến sỹ Taylor lưu ý có những lo ngại rằng ông Trump có thể ‘mà cả’, đánh đổi sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan, lấy sự giúp đỡ của Trung Quốc, trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Cho rằng việc tìm kiếm một giải pháp không phải là không thể, nhưng sẽ không dễ dàng, tiến sỹ Taylor nhận định: “Điều đó sẽ yêu cầu quản lý cẩn thận các điểm nóng có mối liên hệ với nhau ngày càng gia tăng, trong đó mỗi điểm nóng đều đòi hỏi các phương pháp kiểm soát khác nhau, một cách tinh tế”.

“Quan trọng hơn, nó sẽ đỏi hỏi các nhà lãnh đạo châu Á phải cảm nhận được tính cấp bách hơn rất nhiều so với trước đây cho đến nay. Bởi vì thời gian không có nhiều. Đồng hồ ‘ngày tận thế’ đang chạy ‘tíc tắc’, và thời khắc đó sắp xảy ra rồi”, tiến sỹ Taylor cảnh báo.




Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Youtuber Mỹ tới quê Quảng Nam 2024 ở chung nhà ông VN ngoài 80 tuổi nổi tiếng thế giới không đi ngủ từ năm 1962 xem thật hư ra sao

25/04/2024

Đà Nẳng 4/2024: xem bà mẹ trẻ tí hon 34 tuổi tật nguyền bị ung thư sắp chết tự chế lời nhạc và hát tặng khán giả & mạnh thường quân

25/04/2024

Tại sao Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam 2024 mua xác con ve sầu giá tới gần $100 USD/ 1 kg

25/04/2024

Youtuber trẻ ở quê Bắc Ninh khoe vưà biến xong chiếc xe Nhật Bản cũ mua $200 USD thành hình dạng xe thể thao Mỹ 2024

25/04/2024

Khám phá không gian sống thượng lưu trên hòn đảo Hoàng Gia ở Hải Phòng 4/2024 sẽ di chuyển bằng du thuyền & trực thăng ?

24/04/2024

Youtuber Mỹ gốc Việt thử nói tiếng Anh với các cô bán hàng trong chợ Bến Thành 4/2024

24/04/2024

Tham quan bên trong Nhà Hát Lớn TPHCM 4/2024

24/04/2024

Xưa rồi “độc lạ Bình Dương”, 2024 là thời Đồng Nai “smart”, Long An “số”

24/04/2024

Có gì mới lạ khi đến thăm Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột 2024, Tiếng Gọi Của Gió

24/04/2024

Music Video “Going Home” – Kenny G in Viet Nam 2024 – Nghệ sĩ Saxophone người Mỹ quảng bá du lịch Hà Nội 2024

23/04/2024

Youtuber TPHCM lên tỉnh Đắc Nông 4/2024 xem 1 phụ nữ biểu diễn đội đầu độc lạ

22/04/2024

Việt Nam chơi quá lớn chi 46 tỉ đô la Mỹ để mua vũ khí từ năm 2025

22/04/2024

Khám phá bên trong biệt thự vợ chồng Youtubers sinh năm 1994 ở TPHCM

20/04/2024

Ông chú 68 tuổi Sài Gòn khoe tự chế xong ngựa sắt chạy bằng xăng để rong chơi TPHCM 2024 và được nhiều người chú ý

19/04/2024

Youtuber từ Hà Nội du lịch Trung Quốc 4/2024 thăm bảo tàng người Chooang mới biết lịch sử viết Về Việt Nam

19/04/2024

Cùng ca sĩ Quang Vinh khám phá khu Resort có hình dạng “Chiếc Khuyên Tai” khổng lồ của người H’mông tại Sapa, Viet Nam 4/2024

19/04/2024

Youtuber Hải Phòng du lịch Đức 4/2024 tìm hiểu tình hình đời sống của người Việt

18/04/2024

Ông ngoại trẻ ở Nam Định 4/2024 khoe chế xong chiếc xe ngựa sắt độc lạ chở cháu ngoại dạo phố

18/04/2024

Leave a Reply