Truyền thông Nam Hàn phỏng vấn dàn diễn viên ‘Cô Ba Sài Gòn’: Tự hào tà áo dài Việt Nam

Tại Liên hoan phim quốc tế Busan, “Cô Ba Sài Gòn” của Việt Nam không chỉ gây tiếng vang lớn mà còn thu hút sự chú ý của giới truyền thông, trong đó có hãng truyền thông Mỹ NTD.tv chi nhánh Hàn Quốc. Phóng viên Hyesoo thuộc chuyên mục Thế giới Hàn Lưu (Hallyu World) đã có buổi gặp gỡ đặc biệt với nhà sản xuất và dàn diễn viên của bộ phim này.

Trang NTD.tv đưa tin, “Cô Ba Sài Gòn” (The Tailor) được so sánh như phiên bản tiếng Việt của “Yêu nữ thích hàng hiệu” (Devil Wears Prada). Đây là bộ phim hài lãng mạn về phụ nữ Việt Nam những năm 1960 trên nền văn hoá và lối sống sôi động của người Sài Gòn xưa. Lịch sử Áo dài cũng là một phần quan trọng trong phim. Đây thực sự là một tác phẩm hiếm hoi của các nhà làm phim Việt Nam hiện đại với tham vọng khôi phục nền văn hoá truyền thống thông qua một trong những biểu tượng của quốc gia – chiếc Áo dài.

Phóng viên Hyesoo thuộc chuyên mục Thế giới Hàn Lưu (Hallyu World) của NTD.tv (hãng truyền thông uy tín của Mỹ) chi nhánh tại Hàn Quốc đã gặp gỡ nhà sản xuất và dàn diễn viên của Cô Ba Sài Gòn. (Ảnh: NTD.tv)

Trong “Cô Ba Sài Gòn”, thế giới thời trang sôi động của Sài Gòn cùng với những chiếc Áo dài là điểm nhấn xuyên suốt qua 48 năm từ năm 1969 đến năm 2017. Phim tập trung vào sự mâu thuẫn giữa bà Thanh Mai (Ngô Thanh Vân), chủ tiệm may Áo dài Thanh Nữ có truyền thống 9 đời, và cô con gái Như Ý (Ninh Dương Lan Ngọc), một “cô Ba” chảnh chọe muốn thoát khỏi truyền thống gia đình để thiết kế và may trang phục phương Tây đang thịnh hành. Bộ phim cho thấy quá trình chuyển đổi của Như Ý, từ việc thay đổi cách nhìn đối với vẻ đẹp của Áo dài trong tương lai, cho đến quá trình gây dựng lại công việc kinh doanh của gia đình đã bị phá hoại.

Thông qua chiếc áo dài và câu chuyện của một nhà may có 9 đời theo nghề, Cô Ba Sài Gòn đã khéo léo làm bật thông điệp về việc gìn giữ nét văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của tà áo dài theo thời gian. (Ảnh: sggp.org.vn)

“Cô Ba Sài Gòn” là tác phẩm của Ngô Thanh Vân – Veronica Ngô – nhà sản xuất phim và cũng là diễn viên từng góp mặt trong một số bộ phim bom tấn của Hollywood. Trong cuộc phỏng vấn mới đây với phóng viên NTD.tv, Ngô Thanh Vân cùng dàn diễn viên đã chia sẻ về bộ phim đã thu hút sự chú ý của giới yêu phim Hàn Quốc, bởi khai thác được vẻ đẹp độc nhất vô nhị của chiếc Áo dài Việt Nam.

Người đẹp Việt trong áo dài trên đường phố Busan. (Ảnh: baomoi.com)

Trong buổi phỏng vấn, Ngô Thanh Vân nói:

“Tôi thực sự hy vọng bộ phim sẽ lan truyền thông điệp của chúng tôi về chiếc áo là biểu tượng quốc gia này. Chúng tôi rất tự hào về chiếc Áo dài và các thiếu nữ Việt Nam cũng cùng chung cảm nhận như vậy”.

“Chúng tôi đang cố gắng hết sức để họ có thể hiểu thêm về chiếc Áo dài, rằng nó từng được thiết kế như thế nào và chúng tôi tự hào về nó ra sao… Vì chiếc Áo dài thật đẹp và chúng tôi cần phải làm một điều gì đó để thế hệ trẻ biết về nguồn gốc và truyền thống của mình”.

“Trong phim, Thanh Mai, chủ cửa hàng may mặc nói với cô con gái Như Ý rằng ‘Áo dài là nguồn kinh doanh của gia đình của chúng ta’. Và Áo dài là nguồn gốc của văn hoá Việt Nam và bộ phim”, Ngô Thanh Vân chia sẻ trong buổi ra mắt bộ phim tại Busan.

Dàn diễn viên chính xinh đẹp, nổi bật trong trang phục áo dài chấm bi cổ điển. (Ảnh: tuoitre.vn)

Ngoài ra, bộ phim còn có sự góp mặt của một số diễn viên hàng đầu và đại diện của thế hệ trẻ điện ảnh Việt Nam, như Ninh Dương Lan Ngọc, Diễm My và Oanh Kiều.

Trong cuộc phỏng vấn với Hallyu World, nữ diễn viên chính Ninh Dương Lan Ngọc – được tạp chí này gọi là ngôi sao đang lên của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam – tiết lộ rằng sau khi trải nghiệm cùng Áo dài trong suốt cả bộ phim, “Cá nhân tôi đã đánh giá chiếc Áo dài cao hơn rất nhiều”.

Dàn diễn viên xinh đẹp và tài năng của “Cô Ba Sài Gòn” cũng có những quan điểm riêng về vẻ đẹp của phụ nữ trong thế giới hiện đại.

Đối với Diễm My, “Đó là sự kết hợp của cá tính người mặc và truyền thống lâu đời. Như trong bộ phim, chiếc Áo dài được kết hợp với phong cách hiện đại nhưng chúng tôi không bao giờ quên và luôn rất tôn trọng truyền thống văn hóa của dân tộc thể hiện thông qua chiếc Áo dài và mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình”.

Và đối với Ngô Thanh Vân, đó là “sự tự tin và hiểu biết bản thân trong bất cứ thứ gì tôi mặc, hoặc bất cứ điều gì tôi nghĩ hoặc công việc mà tôi làm, niềm tin phải là điều đầu tiên và sau đó là vẻ đẹp”.

Sau liên hoan phim tại Busan, đoàn làm phim cũng hy vọng sẽ có nhiều cơ hội để quảng bá phim Việt Nam ra thế giới hơn nữa.

Sở dĩ “Cô Ba Sài Gòn” thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông và người yêu phim Hàn Quốc là vì bộ phim có yếu tố thời trang mang dấu ấn lịch sử mà vẫn đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ cao. Dưới bàn tay của nhà thiết kế Thủy Nguyễn, thời trang Áo dài của Sài Gòn những năm trước 1975 thật nổi bật. Chiếc Áo dài truyền thống của Việt nam trên màn ảnh rộng chưa bao giờ ấn tượng và tỉ mỉ đến thế.

Một điều đáng trân trọng ở “Cô Ba Sài Gòn” chính là cách bộ phim đưa đến cho khán giả quy trình làm nên một tà Áo dài truyền thống. Ai cũng biết chiếc Áo dài như “quốc hồn quốc túy”, chứa đựng linh hồn của cả dân tộc, nhưng hiếm ai trong chúng ta, trừ nghệ nhân làm nghề, biết rõ cách làm ra một chiếc Áo dài. Và “Cô Ba Sài Gòn” đã cung cấp thông tin vô cùng thú vị này.

Dưới bàn tay của nhà thiết kế Thủy Nguyễn, thời trang áo dài của Sài Gòn những năm trước 1975 thật nổi bật. (Ảnh: saostar.vn)

Bên cạnh việc truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc của tình cảm gia đình và gợi nhớ về cội nguồn dân tộc, đây có lẽ là bộ phim Việt Nam đầu tiên làm được việc dung hòa tính nghệ thuật với tính thị trường trong một tác phẩm điện ảnh, mà vẫn đảm bảo được sự thu hút cũng như tiếng vang của nó tới khán giả trong nước và quốc tế.

Nó mang lại cho chúng ta cơ hội để nhìn lại quá khứ, tìm hiểu lại nguồn gốc của chiếc áo vốn được mệnh danh là biểu tượng của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Chiếc áo dài có nguồn gốc rất xa xưa, ngay trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn người ta đã tìm thấy hình ảnh của chiếc áo hai vạt tha thướt. Theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu văn hóa thì những hình ảnh trên mặt trống đồng Đông Sơn (700 TCN – 100 SCN) cho thấy hình người Việt cổ thời đó đã mặc trang phục với hai tà áo xẻ đôi. Loại trang phục này được nữ giới sử dụng phổ biến kéo dài từ năm 2000 trước công nguyên cho tới năm 200 sau công nguyên. Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa đã có một thời kỳ tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.

Từ triều đại nhà Lý trở đi, trang phục dân tộc Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia lân cận, như Hàn Quốc, Nhật Bản, bị ảnh hưởng bởi Han Fu – kiểu trang phục lâu đời nhất của Trung Quốc nên có nhiều nét tương đồng.

Bước sang thời nhà Nguyễn, trước làn sóng “nhập cư” của hàng vạn người Minh Hương, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong thi hành. Ông vì thế được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam. Trong sắc dụ đó, sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam đã được ghi lại như sau:

“Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép…” (Trích từ sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên).

Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn đã viết: “Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy”. Theo đó, có thể thấy chiếc chiếc Áo dài đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765).

Các mẫu áo cuối thế kỉ 19 đến giữa thế kỉ 20: phần eo được bó lại để làm nổi bật các đường cong. (Ảnh: Nancy Dương)

Bước đột phá táo bạo góp phần hình thành kiểu dáng của áo dài hiện đại là kiểu áo dài “Le Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Khác với phom dáng rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát đường cong cơ thể với nhiều chi tiết Âu hóa như tay phồng, cổ khoét hình trái tim, đính nơ… Chiếc áo “lai căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, nên chỉ có giới tân thời mới dám mặc. Đến năm 1943 thì kiểu áo này dần bị lãng quên.

Những năm 1960, nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đã đưa cách ráp tay raglan vào áo dài, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách, tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông. Kiểu ráp này vừa làm giảm nếp nhăn ở nách vừa khiến tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt hơn. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam hiện đại đã được định hình.

Trải qua nhiều biến động lịch sử, cùng với sự du nhập của khuynh hướng thời trang phương Tây, áo dài đã có nhiều cải tiến theo từng trào lưu nhất định. Tuy nhiên, càng về sau này, chiếc áo càng có xu hướng tôn dáng người mặc, thậm chí một cách thái quá và có lúc trở thành dung tục, gợi cảm quá mức.

Chiếc áo ‘vạn người mê’ của phụ nữ Sài Gòn xưa đầu thế kỷ 20. (Ảnh: tinhhoa.net)

Nhà thiết kế Minh Hạnh đã từng nhấn mạnh về nền tảng văn hóa vững vàng của các nhà thiết kế khi bắt tay vào công việc cách tân áo dài. “Bên cạnh tình yêu với áo dài phải có sự thấu hiểu, sự hiểu biết về áo dài, để thấy trên mỗi tà áo là linh hồn dân tộc, là linh hồn văn hóa. Chỉ khi nhận thức rõ được điều đó, các nhà thiết kế mới ý thức được sự trân trọng trong mỗi thiết kế áo dài”. Theo chị, “khi thiết kế áo dài, điều quan trọng nhất là… linh hồn của chiếc áo”.

“Áo dài là một vật thể có linh hồn. Vẻ đẹp của áo dài được định hình bởi tinh thần dân tộc. Bởi thế, nếu chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài của áo dài, đó sẽ chỉ là một vẻ đẹp hời hợt” – NTK Minh Hạnh khẳng định.

Theo tư liệu của GS. Trần Quốc Vượng (Sách “Truyền thống phụ nữ Việt Nam”) cho biết: Vị cố đạo sĩ người Italia, Cristoforo Borri, từng sống ở Việt Nam từ năm 1618 đến 1621, viết về Ký sự Đàng Trong, có đăng trên tạp chí Đông Dương số 4 (1909), đã ca ngợi phụ nữ Việt Nam:

“Tính khí êm dịu hơn bất cứ dân tộc nào khác ở phương Đông”, “ đón tiếp khách khứa rất nồng hậu, mời ăn cơm và coi như bạn bè”. “Tâm tình khoáng đạt, thoải mái”, “dáng đi thong thả uy nghi”, và kết luận: “quần áo của họ có lẽ là kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.

Có lẽ sau một thời gian tìm kiếm, cách tân đủ kiểu dáng, chiếc áo dài đẹp nhất vẫn là nên trở về với nét thuần hậu xưa kia. Áo dài chỉ đẹp và phù hợp được với nhiều phụ nữ Việt nhất khi nó chứng tỏ được khả năng bất biến mà không phải loại trang phục nào cũng làm được: Đó là tôn lên vóc dáng và cái duyên lặn vào trong của người phụ nữ Việt.

Thật may mắn, những năm gần đây, kiểu áo dài không chiết eo quá nhiều, rộng rãi nhưng thanh lịch đã quay trở lại cùng chất liệu gấm, tơ tằm hay vải thô đơn giản mà sang trọng, lịch sự.

(Ảnh: Pinterest)
(Ảnh: Pinterest)
(Ảnh: Pinterest)
(Ảnh: Pinterest)
(Ảnh: Pinterest)

Thế mới thấy, phải vượt qua những thách thức của sự phát triển, những gì tốt đẹp nhất sẽ được chắt lọc và lựa chọn dùng một cách tự nhiên nhất. Những gì còn sống với thời gian luôn là những điều đúng đắn, và văn hóa không phải chỉ của riêng ai, nhất là các nhà tạo mẫu mốt.

Thuần Dương




Đến tỉnh Gia Lai 5/2024, thăm bà vợ 46 tuổi, chồng 52 tuổi sanh đẻ tại nhà, dùng lưỡi lam cắt rốn từ đứa con 1 đến 15

08/05/2024

40 xe điện du lịch gửi trong khuôn viên trường học ở Hội An bị thiêu cháy ngày 5/8/2024

08/05/2024

Phản ứng giám sát viên lương $120K bộ phận sản xuất xe Tesla, Bắc Cali, 5 giờ sáng đến sở làm nhận email nghĩ việc hôm 4/15/2024 sau 5 năm

08/05/2024

Ca sĩ Giao Linh du lịch Đồng Tháp 5/2024 có con trai nuôi ở Việt Nam đi cùng là ai ?

08/05/2024

Tham quan dinh thự khổng lồ trong khu xóm Quận 6 TPHCM xây 3 năm ( 2021-2024) chưa xong mà phải bán hơn $11 triệu USD

07/05/2024

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)

07/05/2024

Vì sao cha con Hunsen quyết không đàm phán với Việt Nam về việc mướn Trung Quốc xây Kênh Đào Phù Nam Techo ở Campuchia 2024

07/05/2024

Tập đoàn sản xuất máy bay Mỹ, Boeing có phải thực chất là MAFIA: 2 cựu nhân viên đều qua đời 2024 sau khi lên tiếng tố cáo lổi an toàn ?

07/05/2024

Gặp chàng kỹ sư Trung Quốc sinh năm 1999 vượt 5 ngàn cây số cưới cô gái Việt Nam ở tỉnh Đắc Nông tay chân bị bại liệt, bất động

07/05/2024

Cảm nhận của vợ chồng Youtubers Canada khi tham quan trong nhà “Điên” Độc Lạ ở Đà Lạt 5/2024

07/05/2024

Bà chủ quán ở Sài Gòn 2024 khoe bán 1 ngày gần 2 ngàn ổ bánh mì thịt hình tròn

04/05/2024

Nữ Phóng Viên Hàn Quốc làm dậy sóng cộng đồng online khi so sánh 1 hòn đảo ở Viêt Nam 2024 đẹp hơn Maldives

04/05/2024

Lái xe đến tỉnh Kon Tum 5/2024 gặp cô gái 18 tuổi có vòng 3 mông To nhất Việt Nam

02/05/2024

Khám phá công trình quảng Châu Âu trong khu nhà triệu đô đang xây trên Đảo Hoàng Gia, Hải Phòng 2024

02/05/2024

Tham quan công ty Mỹ ở bang Florida 2024 băt đầu xây 1000 căn nhà ở bằng xi măng giống Việt Nam

02/05/2024

Vaccine COVID 19 cuả công ty AstraZeneca sản xuất có thể gây tác dụng phụ ra sao ?

02/05/2024

TPHCM lần đầu cho chạy thử tự động tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dịp nghĩ lễ 30/4/2024

01/05/2024

Nhân dịp 30/4/2024, Việt Nam khai trương tàu xe lửa hạng sang chạy từ TPHCM – Đà Nẵng

01/05/2024

Youtubers đua tàu Cano để đến resort Đầu Rồng đẹp nhất trên đảo Cái Chiên, Quảng Ninh 5/2024

01/05/2024

Thanh niên sinh ra ở Canada dọn đến Việt Nam sinh sống 2024 khoe căn hộ ở TPHCM

01/05/2024

Leave a Reply