Xót xa chuyện người đàn bà khóc trước di ảnh chồng

“Tôi cứ ngồi cả ngày trước di ảnh rồi khóc. Đôi khi tôi nói chuyện với ông ấy như thể ông ấy đang ngồi trước mặt tôi. Các con tôi lo lắng, sợ tôi suy sụp rồi sinh bệnh nên muốn đón tôi về ở cùng”, người phụ nữ 80 tuổi nhớ lại.

Bà Lê Thị Bích (80 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) có 5 người con (2 trai, 3 gái). Tất cả các con đều đã trưởng thành, có gia đình riêng và luôn muốn đón mẹ về sống chung với mình.

Tuy nhiên bà vẫn kiên quyết từ chối lời mời của các con. Bà chọn một viện dưỡng lão ở Hà Nội để gắn bó lúc tuổi già. Căn biệt thự – nơi ở của hàng trăm cụ già, đã được bà Bích coi là căn nhà thứ 2 của mình.

Ở đó, bà có thêm bạn, có thêm hàng chục người con (là những nhân viên của viện dưỡng lão) để chia sẻ những thú vui giản dị của tuổi già.

Quan trọng hơn, những người bạn ở đây còn có thể giúp bà vơi đi nỗi nhớ về người chồng đã sang bên kia thế giới…

“Tôi vừa về nhà để làm giỗ đầu cho chồng. Làm giỗ xong, tôi lại quay về viện dưỡng lão. Bao giờ có việc quan trọng, tôi mới về nhà”, bà Bích bắt đầu câu chuyện của mình.

Viện dưỡng lão,Mẹ chồng nàng dâu
Bữa cơm của những người già trong viện dưỡng lão. Ảnh: Viện dưỡng lão

Nhà bà đông con nhiều cháu nhưng khi các con khôn lớn trưởng thành, lấy vợ gả chồng và xây dựng nơi ở mới, hai ông bà vẫn ở lại căn nhà cũ ở Tây Hồ.

“Tôi ở với ông ấy kết hôn từ năm 19 tuổi, bao nhiêu năm chúng tôi chưa xa nhau 1 ngày nào. Chồng tôi rất thương vợ quý con. Lần nào tôi ốm, ông ấy cũng hoảng hốt, gọi điện cho các con thông báo, bắt các con phải mua cháo, thuốc cho mẹ thật chu đáo…

Khi ông ấy ốm, nằm liệt giường, các con đến chăm sóc phục vụ nhưng ông ấy không thích, lúc nào cũng muốn vợ ở bên cạnh. Vì thế những tháng cuối đời của chồng, tôi luôn là người chăm sóc ông ấy tận tình”, bà Bích nói khi nước mắt đã lăn dài trên má.

Bà bảo, trước khi ông mất, ông trăng trối với các con phải chăm sóc mẹ thật chu đáo và cẩn thận. Sau đó, ông nắm lấy tay bà rồi nói một câu khiến bà vẫn nhớ mãi trong lòng: “Tôi chỉ sợ khi tôi mất, bà sẽ khổ”.

“Cái khổ ở đây không phải vì không có cơm ăn áo mặc, cũng không phải khổ vì lo các con sẽ để tôi cô đơn mà ý ông ấy là “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Khi tôi ốm đau, sẽ không có ai chăm tôi bằng ông ấy”, người phụ nữ này giải thích.

Chính vì tình cảm ấy nên sau khi người chồng mất đi, bà Bích bị suy sụp tinh thần.

“Tôi cứ ngồi cả ngày trước di ảnh rồi khóc. Đôi lúc tôi nói chuyện với ông ấy như thể ông ấy đang ngồi trước mặt tôi. Các con tôi lo lắng, sợ tôi suy sụp mà sinh bệnh nên muốn đón tôi về ở cùng”, người phụ nữ 80 tuổi nhớ lại.

Viện dưỡng lão,Mẹ chồng nàng dâu
Hoạt động giải trí của các cụ tại viện dưỡng lão. Ảnh: Viện dưỡng lão

Vài người khuyên bà đừng nghe lời các con về ở chung vì lo sợ quan hệ mẹ chồng nàng dâu không tốt đẹp, không khí gia đình sẽ căng thẳng. Nhưng bà bảo trong gia đình bà con dâu tình cảm với mẹ chồng còn hơn con trai.

“Tôi luôn quan niệm phải thương con dâu như thương con đẻ của mình. Nếu con dâu và con trai cãi nhau, tôi sẽ chỉ bênh con dâu. Bởi tôi hiểu con dâu tôi ít khi làm sai điều gì. Tôi từ chối lời đề nghị sống chung của các con.

Một phần là vì tôi thấy các con đi làm cả ngày nếu đến ở cũng chỉ làm bạn với những bức tường. Phần khác tôi không muốn làm xáo trộn cuộc sống của các con, các cháu”, bà Bích nói.

Cái “xáo trộn” theo bà là khi có thêm bà, các con sẽ phải lo cho mẹ nhiều hơn và cuộc sống riêng tư sẽ bị ảnh hưởng.

“Nếu không có mẹ, cuối tuần vợ chồng con cái có thể đưa nhau đi chơi, đi ăn hàng. Hoặc ngày bình thường đi làm về muộn, chúng có thể nấu tạm bợ một món nào đó nhưng có mẹ ở cùng, các con sẽ không thể làm thế. Như vậy thời gian vợ chồng dành cho nhau sẽ ít đi…”, người mẹ 80 tuổi giải thích lý do không muốn dọn về ở cùng các con.

Tuy nhiên vì các con không yên tâm khi để bà ở nhà một mình nên bà đã nghĩ tới viện dưỡng lão.

“Tôi đề nghị các con phải đi tìm hiểu thật kỹ các viện dưỡng lão trên địa bàn. Đến khi dọn đến viện dưỡng lão này, con dâu tôi còn dặn: “Nếu thấy ở đây không vui thì mẹ về sống với chúng con”. Nhưng ở đây rồi, tôi thấy phù hợp nên quyết định gắn bó”, bà Bích nói.

Bà cũng khẳng định kể từ khi đến đây, vì có thêm những người bạn và các nhân viên chia sẻ, trò chuyện nên cuộc sống của bà thoải mái hơn. Các con của bà cũng yên tâm công tác hơn…




Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Youtuber Mỹ tới quê Quảng Nam 2024 ở chung nhà cuả ông VN ngoài 80 tuổi nổi tiếng thế giới không đi ngủ từ năm 1962 xem thật hư ra sao

25/04/2024

Đà Nẳng 4/2024: xem bà mẹ trẻ tí hon 34 tuổi tật nguyền bị ung thư sắp chết tự chế lời nhạc và hát tặng khán giả & mạnh thường quân

25/04/2024

Tại sao Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam 2024 mua xác con ve sầu giá tới gần $100 USD/ 1 kg

25/04/2024

Youtuber trẻ ở quê Bắc Ninh khoe vưà biến xong chiếc xe Nhật Bản cũ mua $200 USD thành hình dạng xe thể thao Mỹ 2024

25/04/2024

Khám phá không gian sống thượng lưu trên hòn đảo Hoàng Gia ở Hải Phòng 4/2024 sẽ di chuyển bằng du thuyền & trực thăng ?

24/04/2024

Youtuber Mỹ gốc Việt thử nói tiếng Anh với các cô bán hàng trong chợ Bến Thành 4/2024

24/04/2024

Tham quan bên trong Nhà Hát Lớn TPHCM 4/2024

24/04/2024

Xưa rồi “độc lạ Bình Dương”, 2024 là thời Đồng Nai “smart”, Long An “số”

24/04/2024

Có gì mới lạ khi đến thăm Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột 2024, Tiếng Gọi Của Gió

24/04/2024

Music Video “Going Home” – Kenny G in Viet Nam 2024 – Nghệ sĩ Saxophone người Mỹ quảng bá du lịch Hà Nội 2024

23/04/2024

Youtuber TPHCM lên tỉnh Đắc Nông 4/2024 xem 1 phụ nữ biểu diễn đội đầu độc lạ

22/04/2024

Việt Nam chơi quá lớn chi 46 tỉ đô la Mỹ để mua vũ khí từ năm 2025

22/04/2024

Khám phá bên trong biệt thự vợ chồng Youtubers sinh năm 1994 ở TPHCM

20/04/2024

Ông chú 68 tuổi Sài Gòn khoe tự chế xong ngựa sắt chạy bằng xăng để rong chơi TPHCM 2024 và được nhiều người chú ý

19/04/2024

Youtuber từ Hà Nội du lịch Trung Quốc 4/2024 thăm bảo tàng người Chooang mới biết lịch sử viết Về Việt Nam

19/04/2024

Cùng ca sĩ Quang Vinh khám phá khu Resort có hình dạng “Chiếc Khuyên Tai” khổng lồ của người H’mông tại Sapa, Viet Nam 4/2024

19/04/2024

Youtuber Hải Phòng du lịch Đức 4/2024 tìm hiểu tình hình đời sống của người Việt

18/04/2024

Ông ngoại trẻ ở Nam Định 4/2024 khoe chế xong chiếc xe ngựa sắt độc lạ chở cháu ngoại dạo phố

18/04/2024

TPHCM ra mắt dịch vụ xe bus tí hon, có bàn cà phê , tài xế mặc áo bà ba chở du khách ngắm thành phố 2024

18/04/2024

Leave a Reply