Ác mộng phong tỏa COVID trở lại châu Âu bắt đầu từ 13/11/2021

Dù có tỷ lệ tiêm vaccine vượt trội, Tây Âu vẫn không thể tránh khỏi làn sóng dịch mới. Trong bối cảnh này, một số quốc gia đã phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.

Tối 12/11, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã tuyên bố áp đặt trở lại một số biện pháp phong tỏa để phòng dịch Covid-19 bắt đầu từ 13/11. Đây là quốc gia Tây Âu đầu tiên phải sử dụng lệnh phong tỏa kể từ mùa hè vừa qua.

Theo đó, các quán bar, nhà hàng và cửa hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa trước 19h. Các sự kiện thể thao phải diễn ra mà không có khán giả, trong khi người dân được khuyến khích làm việc tại nhà.

Trước khi lệnh tái phong tỏa được áp đặt, thành phố Utrecht cũng đã hủy bỏ lễ hội đón ông già Noel thường niên với sự tham gia của hàng chục nghìn người.

Quyết định của Hà Lan bộc lộ thế lưỡng nan của nhiều nước châu Âu trước làn sóng dịch mới. Lệnh phong tỏa là điều không ai mong muốn, nhưng đôi khi đây là biện pháp bắt buộc để kiềm chế dịch bệnh.

Nguy cơ mới
Các nước Tây Âu vẫn đang phân vân về việc có áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế hay không. Bên cạnh Hà Lan, các nghị sĩ Đức cũng đang soạn thảo một dự luật với các biện pháp chống dịch mới. Tuy vậy, nước này vẫn chưa có ý định phong tỏa trở lại. Theo Viện Robert Koch (RKI), Đức ghi nhận kỷ lục hơn 50.000 trường hợp vào ngày 11/11.

Tại Áo, Thủ tướng Alexander Schallenberg cho biết việc áp dụng biện pháp phong tỏa với người chưa tiêm vaccine “có khả năng trở nên không thể tránh được”. Bang Oberösterreich, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, đã lên kế hoạch thực hiện các biện pháp này kể từ ngày 15/11.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong do Covid-19 tại châu Âu tăng 10% trong tuần qua. Một quan chức của WHO tuyên bố châu Âu một lần nữa trở thành “tâm dịch của thế giới”.

Phần lớn nguyên nhân đến từ đợt dịch ở Nga và Đông Âu – nơi tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp. Tuy vậy, một số nước Tây Âu như Đức và Anh cũng đang nằm trong danh sách quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới.

Tất cả quốc gia Tây Âu đều đạt tỷ lệ tiêm vaccine trên 60%. Con số này còn cao hơn nhiều ở một số nước như Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha. Tuy vậy, số người chưa được bảo vệ vẫn không hề nhỏ.

Tiến sĩ Bharat Pankhania tại Đại học Exeter, Anh nhận định làn sóng dịch hiện nay đến từ việc nhiều người chưa tiêm vaccine và nới lỏng các biện pháp hạn chế, cũng như sự suy giảm miễn dịch ở những người được tiêm từ nhiều tháng trước.

Nhờ vaccine, các bệnh viện không phải chịu áp lực lớn như trước. Theo dữ liệu từ Đại học John Hopkins, tỷ lệ tử vong ở châu Âu còn thua xa Mỹ. Tuy vậy, nhiều cơ sở vẫn gặp khó khăn khi số ca bệnh gia tăng.

“Chúng ta đang trong tình huống khẩn cấp”, tiến sĩ Christian Drosten, trưởng khoa virus của Bệnh viện Charite, Berlin, nói.

Bệnh viện của tiến sĩ Drosten phải hủy bỏ một số cuộc phẫu thuật. Cách đó gần 600 km, Bệnh viện Đại học Dusseldorf cũng đã hết giường chăm sóc đặc biệt (ICU). Một số cơ sở y tế khác không thiếu giường bệnh, nhưng thiếu nhân viên y tế trầm trọng.

Các biện pháp khác
Theo tiến sĩ Drosten, Đức cần nhanh chóng nâng tỷ lệ tiêm chủng, hiện mới đạt 67%. Tuy vậy, giới chức Đức không muốn buộc người dân tiêm vaccine hay phong tỏa diện rộng. Thay vào đó, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn muốn siết chặt việc kiểm soát hộ chiếu vaccine.

“Trong một ngày ở Rome (Italy), tôi bị kiểm tra hộ chiếu vaccine nhiều hơn 4 tuần ở Đức. Do đó, tôi nghĩ chúng ta còn nhiều điều có thể làm”, ông Spahn nói.

Nhiều quốc gia vẫn đang cố gắng kiểm soát dịch bệnh mà không cần tái áp đặt các biện pháp phong tỏa. Họ lo ngại các biện pháp này có thể gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế, sức khỏe tinh thần của người dân cũng như việc học hành của trẻ em.

Một số chuyên gia nhận định điều này có thể đạt được. Tuy vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế. Tỷ lệ tiêm chủng cũng cần được nâng cao.

“Tôi nghĩ thời kỳ mà mọi người phải ở trong nhà đã qua. Chúng ta có các công cụ để kiểm soát Covid-19 – từ xét nghiệm, vaccine đến điều trị”, giáo sư Devi Sridhar, lãnh đạo bộ phận y tế toàn cầu tại Đại học Edinburgh, Anh, dự báo. “Do đó, tôi hy vọng mọi người sẽ làm những điều cần làm như đeo khẩu trang”.

Tại Anh, nơi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế từ tháng 7, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố nước này “có thể sống chung với virus”. Ông cho biết chính phủ Anh sẽ chỉ áp đặt các biện pháp hạn chế nếu hệ thống y tế chịu áp lực tới mức “không chịu đựng nổi”.

Trong khi đó, Tây Ban Nha, nơi có tỷ lệ tiêm chủng trên 80%, lại là ví dụ về cách đại dịch được kiểm soát. Dù lệnh buộc đeo khẩu trang ngoài trời đã được dỡ bỏ, nhiều người vẫn tự giác thực hiện. “Virus không thể vượt qua chúng ta một lần nữa nhờ tỷ lệ tiêm vaccine cao”, giáo sư Rafael Bengoa, một trong những chuyên gia y tế hàng đầu Tây Ban Nha, nhận xét.

Trong bối cảnh số ca mắc mới gia tăng, nhiều nước đặt ra mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch. Đức dự định mở lại các trung tâm tiêm chủng trên khắp đất nước. Pháp và Italy triển khai tiêm vaccine mũi ba, cũng như kêu gọi người dân đi tiêm.

“Để thực sự kiểm soát được virus, chiến lược đặt ra cần có nhiều lớp: Tránh tập trung đông người, tránh những nơi thông gió kém, được miễn dịch và đeo khẩu trang”, tiến sĩ Pankhania nói.




TPHCM lần đầu cho chạy thử tự động tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dịp nghĩ lễ 30/4/2024

01/05/2024

Nhân dịp 30/4/2024, Việt Nam khai trương tàu xe lửa hạng sang chạy từ TPHCM – Đà Nẵng

01/05/2024

Youtubers đua tàu Cano để đến resort Đầu Rồng đẹp nhất trên đảo Cái Chiên, Quảng Ninh 5/2024

01/05/2024

Thanh niên sinh ra ở Canada dọn đến Việt Nam sinh sống 2024 khoe căn hộ ở TPHCM

01/05/2024

So sánh giọng nói tiếng Anh của 1 học sinh ở Việt Nam 2024 với người Việt ở Mỹ

30/04/2024

Trai đẹp sinh năm 2001 ngồi bán 1 thúng 6 loại xôi từ 5 giờ sáng ở ngoài đường Hà Nội có gì đặc biệt, đông khách xếp hàng

30/04/2024

Gặp ông ở Ninh Bình 2024 nổi tiếng mạng xã hội Việt Nam làm nghề nhảy muá vẩy tay gọi mời xe khách

30/04/2024

Việt Nam 2024 rộn ràng không khí 5 ngày nghỉ lễ 30/4 trên cả nước

29/04/2024

Khám phá ngôi làng ở Bình Định 4/2024 trồng giàn bí đao khổng lồ gần 60 kí phải nằm võng

29/04/2024

Đến quán ăn lội nước, chèo ghe ở TPHCM ngày 30/4/2024 có gì độc lạ

29/04/2024

Tham quan vườn bằng lăng khổng lồ trăm tỷ, đẹp mê hồn của cặp vợ chồng ở Gia Lai 2024

28/04/2024

Gặp ông chồng ở Nam Định 4/2024 khoe bộ móng tay dài 1 mét, không cắt từ năm 1984

28/04/2024

Xem 15 người đổ chiếc bánh xèo khổng lồ 3 mét, cho 1 ngàn người ăn ở Cần Thơ 4/2024

26/04/2024

Đảo Phú Quốc VN 2024 được tỉ phú Ấn Độ chọn tổ chức đám cưới 4 ngày 350 khách đại gia

26/04/2024

Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Youtuber Mỹ tới quê Quảng Nam 2024 ở chung nhà ông VN ngoài 80 tuổi nổi tiếng thế giới không đi ngủ từ năm 1962 xem thật hư ra sao

25/04/2024

Đà Nẳng 4/2024: xem bà mẹ trẻ tí hon 34 tuổi tật nguyền bị ung thư sắp chết tự chế lời nhạc và hát tặng khán giả & mạnh thường quân

25/04/2024

Tại sao Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam 2024 mua xác con ve sầu giá tới gần $100 USD/ 1 kg

25/04/2024

Youtuber trẻ ở quê Bắc Ninh khoe vưà biến xong chiếc xe Nhật Bản cũ mua $200 USD thành hình dạng xe thể thao Mỹ 2024

25/04/2024

Leave a Reply