Bạo lực ngày càng lan tràn xã hội, nguyên nhân sâu xa nhất nằm ở đâu?

Có người nói, giờ đây họ không dám đọc báo hàng ngày nữa, vì hầu như ngày nào cũng có tin đâm chém, bạo hành, cướp giết… Bạo lực trong xã hội ngày càng gia tăng và trên nhiều phương diện, từ trong gia đình cho tới trường học, từ trên đường tới cơ quan, từ làng xã tới thành thị, thậm chí ngay ở cả những người thi hành pháp luật.

Chỉ trong vài ngày gần đây, xã hội đã đủ chấn động với những tin trẻ nhỏ mới một tháng tuổi bị bạo hành dã man, bà giết cháu, bố và mẹ kế đánh con đến rạn sọ não, người dân đánh trộm đột nhập đến thập tử nhất sinh… Trước đó thì cũng đã có rất nhiều những vụ bạo hành trẻ em nghe như chỉ có trên phim biến thái, kinh dị, những vụ giết bạn tình một cách hung tàn, cướp đột nhập giết cả nhà không trừ trẻ nhỏ vô tri, người thi hành công vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, rồi người ta còn có thể đánh chết người chỉ vì va chạm khi tham gia giao thông… Những hiện tượng mà quả thật 20 năm trước thôi, ai nghe thấy cũng phải giật mình kinh sợ, thì ngày nay đầy rẫy trên các mặt báo hàng ngày.

Có người lý giải rằng, những việc như thế này vẫn có trong xã hội từ lâu rồi, chẳng qua bây giờ với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội nên thông tin đến được với mọi người nhanh và nhiều hơn thôi. Nhưng trên thực tế, các số liệu báo cáo về bạo lực gia đình ở Việt Nam luôn tăng cao qua các năm. Một khi ở ngay chính từng tế bào của xã hội là gia đình, bạo lực hình thành và phát triển thì tình trạng bạo lực trong xã hội gia tăng là điều dễ hình dung. Và cũng chẳng cần nhiều số liệu để dẫn chứng, những người sinh ra từ những thập niên cuối của thế kỷ trước đều có trải nghiệm qua năm tháng, và chắc hẳn mọi người đều có cùng một cảm nhận rằng, xã hội ngày nay đang ngày càng bất ổn và nhiều bạo lực hơn so với thời trước.

Hơn thế, mức độ bạo lực cũng càng ngày đáng lo ngại hơn. Thời nào thì cũng có những kẻ mà máu nóng che lấp mất trí khôn, luôn dùng chân tay để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Nhưng dù phàm phu tục tử, nóng nảy, mất nhân tính tới đâu, họ vẫn còn giới hạn trước người già và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Kể cả tù nhân phạm trọng tội vào nhà lao cũng sẽ vẫn bị bạn tù coi thường và thay pháp luật “xử lý” nếu họ phạm phải tội ác có liên quan tới trẻ em.

Mấy ngày qua dư luận đang xôn xao trước sự việc bé trai Trần G.K. (10 tuổi, từng ở cùng bố đẻ tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) bị chính bố đẻ và mẹ kế bạo hành dã man. (Ảnh: kenh14.vn)

Thế nhưng ngày nay, từ những cô giáo mầm non cho tới người thân trong gia đình cũng có thể ra tay tàn nhẫn với những sinh linh bé nhỏ, không có đến một chút năng lực phòng vệ. Thời xưa, người ta vì uất hận tột cùng, vì gia sản lớn làm lóa mắt, vì tình yêu mù quáng… dẫn khởi mà dám tước đoạt mạng người. Ngày nay, chỉ vì vài chục nghìn đồng, vì cái “nhìn đểu”, vì bị “tạt đầu” xe, vì bị vợ chửi mà người ta đã đủ lý do để ra tay tàn độc.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? Nếu nói rằng là do pháp luật chưa đủ nghiêm minh thì cũng chưa đủ. Pháp luật chỉ có thể trừng phạt những tội ác đã xảy ra rồi, không pháp luật kiện toàn nào có thể chế ước được những mầm mống tà ác từ trong suy nghĩ. Tất nhiên sự nghiêm minh của pháp luật có thể khiến người ta vì sợ mà không dám hành động sai, nhưng khi những suy nghĩ điên loạn, lệch lạc hình thành mà không có một sự ước thúc nào thì chỉ cần có điều kiện thuận lợi, nó sẽ phát tác thành hậu quả khôn lường.

Hơn nữa pháp luật cũng là do con người viết nên, nó sẽ luôn luôn đi theo sau những rủi ro phát sinh tội ác kiểu mới. Không ai dám đảm bảo rằng họ có thể dự đoán được trước mọi khả năng có thể vi phạm của con người để viết ra bộ luật không có sơ hở nào. Vì thế nên luật pháp cũng luôn phải bổ sung, hoàn thiện, chạy theo sau sự sa đọa của đạo đức xã hội.

Nhưng những xã hội cổ xưa đều có một “sợi chỉ buộc chân voi” đầy uy quyền và hiệu quả. Để duy trì được đạo đức tốt đẹp, vốn là sợi chỉ mong manh nhưng ngăn được con voi vô luân của con người không đâm quàng đạp bậy, cái gốc vẫn là ở giáo dục.

Điều gì đã khiến một xã hội hiền hòa thuở nào trở thành một xã hội bạo lực như vậy? (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

Giáo dục để làm gì?

Thử nhìn lại tư tưởng giáo dục của vị “Vạn thế Sư biểu” – Bậc thầy của muôn đời – Khổng Tử để xem triết lý giáo dục xưa và nay đã khác xa như thế nào. Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử nói: “Con em ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà thành thực, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được thế vậy rồi mà còn dư sức thì sẽ học văn (tức học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch…)”.

Nghĩa là khi học thì phải học làm người trước tiên, làm được vậy rồi mới học tới kiến thức, kỹ năng. Hiện nay, những nền giáo dục được coi là văn minh nhất trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức… đều đề cao việc học làm người tốt chứ không phải là người tài lên hàng đầu.

Giáo dục Việt Nam hiện nay lại làm ngược lại, trẻ nhỏ bị nhồi nhét một lượng kiến thức quá tải vào đầu tới mất cả tuổi thơ. Thời gian để học đạo đức, học đối nhân xử thế chẳng còn là bao và chỉ gói gọn trong một môn học luôn bị coi là môn phụ gọi là môn “giáo dục công dân”.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. Suy ngẫm một chút, dù con người có nắm nhiều tri thức đến đâu cũng không thể bằng một chiếc máy vi tính chứa hàng tỉ dữ liệu. Tuy nhiên, con người có đạo đức thì không một cỗ máy nào sánh được.

Nhưng không phải vì vậy mà người xưa không ham học, cái ham học đó được định nghĩa như sau: “Quân tử, thực vô cầu bảo, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ”.

Dịch nghĩa: Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có thể gọi là người ham học.

Theo Khổng Tử, một nền giáo dục đặt trọng tâm vào truyền thụ kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức lối sống thì chỉ là dạy tiểu xảo chứ không phải dạy làm người. (Ảnh: tinhhoa.net)

Nghĩa là “người ham học” chính là chỉ người ham tu sửa bản thân mình theo Đạo. Hậu thế lại quên mất lời dạy của Thánh nhân, cho mục đích của việc học là để thành danh phát tài. Mục đích chân chính của sự học là rèn giũa, thăng hoa nhân cách con người sao cho hòa hợp với Đạo, hội đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, chứ không phải để no đủ về vật chất. Khi đã hòa hợp với Đạo, trí tuệ khai mở, tấm lòng rộng rãi, tâm thế tĩnh tại, khiêm nhường, thì việc học các tri thức, kỹ năng mới sẽ theo đó mà tự nhiên dễ dàng, thực chất hơn. Thế nên mới nói “Đức hạnh đầy đủ thì lo gì không có cơm ăn, áo mặc?”

Chính vì việc học là để có đủ đức hạnh nên từ đó con người khi xử lý vấn đề hiện tại và giải quyết các rắc rối, xung đột sẽ bằng tâm thái hòa ái, đĩnh đạc, biết nghĩ tới người khác, nghĩ tới đại cục, chứ không chỉ chăm chăm bảo vệ bản thân, không biết tiết chế cảm xúc và dục vọng. Ngày nay người ta chỉ cần va chạm với nhau trên đường là mắt thì lườm nguýt, mồm thì văng ngay vài lời trách cứ “đi đứng kiểu gì đấy?” một cách vô thức, không có tiết chế. Người kia mà cũng như thế, là có thể dẫn đến cãi vã, thậm chí đánh nhau hay sát thương lẫn nhau. Nếu ai cũng đều được hưởng một hệ thống giáo dục có nội hàm, trọng đạo đức, thì chắc chắn xã hội sẽ ổn định, an hòa hơn. Đó là điều sự giáo dục bằng trừng phạt của hệ thống pháp luật không thể làm được.

Tư tưởng giáo dục ngày nay không những không theo kịp thời xưa, mà còn ngày càng dung nạp vào trong mình những triết lý lệch lạc, thiếu gốc rễ xuất phát từ nền tảng đạo đức lâu đời.

Những tư tưởng đang âm thầm phá hủy đạo đức nhân loại

Như thuyết tiến hóa được đưa vào chương trình học một cách thiếu thuyết phục là một ví dụ. Ngày nay, người ta đã chứng minh được sự vô lý và thiếu tính khoa học của thuyết này. Nhiều quốc gia từ lâu đã không còn dậy nữa, thế nhưng vẫn có quán tính vô hình khiến việc thay đổi sách giáo khoa ở nhiều quốc gia khác rất chậm chạp, ảnh hưởng không nhỏ tới cả mấy thế hệ. Có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là tà ác.

Con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Thế nhưng thuyết tiến hóa lại phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ, tà ác của con người.

Học thuyết tiến hóa của Darwin phá hoại đạo đức loài người, con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật. (Ảnh: tinhhoa.net)

Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây đối với việc “Thượng Đế tạo ra con người” rất tin tưởng không nghi ngờ. Tại phương Đông, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Học thuyết nhà nho của Trung Quốc đều là xoay quanh “Con người tu thân trọng Đức như thế nào” mà giảng, trong sách “Đạo đức kinh” có mấy ngàn chữ, thực ra đều là xoay quanh “Đạo, Đức” mà giảng. Nói cách khác, hàng trăm hàn ngàn năm qua con người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ mang ma tính ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi.

“Tu thân trị quốc bình thiên hạ” chính là để ức chế tính ích kỷ cá nhân, tu thành người nho nhã lễ độ, muốn làm việc lớn đến mấy thì đầu tiên vẫn là phải tu thân. Được ước thúc bởi đạo đức cơ bản, con người không dễ dàng bị ma tính khống chế, bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển ổn định, nền văn minh vì thế mà được duy trì lâu dài.

Nhưng tư tưởng nòng cốt của thuyết tiến hóa là “Thích giả sinh tồn” (“Kẻ thích nghi được thì tồn tại”) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa cho những thứ quan niệm đã bại hoại của họ, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm của chính mình. Trong quan niệm “Thích giả sinh tồn” của Thuyết tiến hóa, “Sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần ngươi có thể sống sót trong đời sống tàn khốc (của tự nhiên), thì ngươi là kẻ thắng cuộc (không quan tâm ngươi dùng thủ đoạn gì).

Những thứ quan niệm như “Người không vì mình, trời tru đất diệt” (trong khi nguyên gốc là “Người không tu mình, trời tru đất diệt”) thể hiện rõ rằng ma tính ích kỷ đã thay thế phần rất lớn những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “Thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào.

Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Bị môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “Xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, con cái mình phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “Hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.

Hiện nay hầu như giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn. (Ảnh: tuoitre.vn)

Bởi thay đổi một cách từ từ rất tinh vi do thuyết tiến hóa gây ra, nên con người cứ làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu, ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có. Bởi con người tự cho mình cái khả năng có thể làm chủ tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục tùng mình.

Đi đôi với đó là thuyết vô thần, phủ nhận sự ước thúc duy nhất có thể lý giải đối với những hành vi xấu của con người. Bản thân thuyết vô thần có nguồn gốc từ thuyết hữu thần. Từ thế kỷ 14, đã có người hoài nghi rằng, thật ra những đặc tính của Chúa là đồng dạng với con người, nhưng ở mức độ cao hơn, siêu việt hơn, hay có thể nói con người hoàn toàn cũng có thể trở thành Thần. Sự linh thiêng của Thần bị phai mờ đi, lâu dần, sự hoài nghi này phát triển theo một hướng cực đoan và dẫn tới việc phủ nhận Thần. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở trong mọi lĩnh vực, người ta đã dần coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”. Học vấn, tri thức không phải luôn là chân lý.

Chân lý ở ngoài kia, bao la và bao hàm mọi điều, nhưng con người không thể nhìn thấy. Chỉ tin những gì nhìn thấy được, chẳng phải cũng là một loại mê tín và phản khoa học hay sao. Sóng radio vô hình, sao ta vẫn chấp nhận khái niệm và sự tồn tại của nó? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. Vậy nên khoa học chân chính không phải là phủ nhận hoàn toàn thuyết hữu thần.

Thuyết vô thần đã khiến con người không còn sợi dây níu giữ cái ác trong mình, họ không còn lo sợ bị trừng phạt, không tin “Trên đầu ba thước có thần linh”, không tin nhân quả, nên cũng không tin luân hồi nghiệp báo. Chính vì tin rằng, con người chỉ sống một lần, nên họ phải cố gắng hưởng thụ, làm những gì mình mong muốn, thậm chí bất chấp cái giá phải trả, trà đạp lên lợi ích của người khác. Nên xã hội mới ngày càng nhiều tội ác, bạo lực và không có kỷ cương.

Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, đã từng phát biểu rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. (Ảnh: infogram.com)

Nếu như một người trong khi làm việc tốt, nghĩ đến việc hành thiện tích đức có thể mang đến phúc báo cho bản thân và con cháu đời sau, thậm chí có thể lên thiên đường, vậy thì người này sẽ không chỉ vì bản thân mình mà bất chấp mọi việc. Khi toàn bộ xã hội đều duy trì lý niệm như thế này, mỗi người đều ước thúc nội tâm của bản thân mình, ngay cả suy nghĩ xấu cũng không dám nghĩ tới, thế thì làm sao có chuyện giết người phóng hỏa, coi mạng người như cỏ rác được. Có lẽ ngay cả cảnh sát cũng chẳng cần đến nữa? Trong nội tâm mỗi người đều có một cảnh sát rồi, đều tự mình đang tự quản bản thân mình, thì đâu cần người khác quản. Cho dù thỉnh thoảng vẫn có người làm việc xấu, người xung quanh lập tức có thể nhìn thấy ngay, rằng đây là việc sai trái, bởi vì có tiêu chuẩn đạo đức bày ngay tại đó rồi.

Mặc dù con người nhìn không thấy thiên đường và địa ngục, nhưng việc tin vào những luật vô hình nhưng công bằng của vũ trụ sẽ khiến ai ai cũng có khát vọng hạnh phúc và nỗi sợ hãi bị trừng phạt.

Có thể thấy rằng tư tưởng giáo dục trái ngược so với tiền nhân, cộng thêm những thứ biến dị đi lệch hẳn ra với con đường phát triển tư tưởng của loài người từ hàng nghìn năm và sự đứt gẫy trong dòng suối truyền thừa của văn hóa truyền thống đã khiến con người thời nay phải tiếp thu những tư duy không chính ngay từ khi còn nhỏ. Quay lại với văn hóa truyền thống đầy nội hàm, lấy tu dưỡng làm mục đích và động lực, tin tưởng vào việc con người phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ là cách duy nhất phục hưng đạo đức nhân loại. Bởi tư duy của con người là không thể nắm giữ, chỉ có thể khuyến thiện và ước thúc.

Thuần Dương




Thêm ca tử vong do thực phẩm chức năng Nhật Bản 3/27/2024

28/03/2024

Lái máy bay Drone tới xem công trình cầu Bình Khánh tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành 27/3/2024

27/03/2024

Cận cảnh máy bay của 1 đại gia Việt Nam bay từ Anh Quốc hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội 27/3/2024

27/03/2024

Nam Bác sĩ trị hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo ở TPHCM rất bận rộn nhưng quay video đóng hài độc lạ triệu views

26/03/2024

Theo chân Youtuber từ Hải Dương đến Indonesia 3/2024 khám phá bộ tộc người Việt Cổ

26/03/2024

Youtuber từ TPHCM về Đồng Tháp xem thử đứng ngồi nhúng nhảy trên lá sen tươi khổng lồ nhưng không bị chìm

26/03/2024

Độc lạ VN: Gặp bà mẹ nghèo thân hình nhỏ như em bé, 2 chân đi nạn, buôn bán kiếm sống giúp gia đình từ 15 tuổi sanh được con trai và gái

26/03/2024

Tham quan quán Cafe trưng bày hàng 100 máy bay mô hình kế Sân bay Tân Sơn Nhất 3/ 2024

25/03/2024

Lái xe tới Vĩnh Long gặp nữ Youtuber có 662 ngàn subscribers tính đến ngày 25/3/2024 được đài truyền hình Mỹ Warner Bros Discovery mời cộng tác lâu dài

25/03/2024

Đến Ninh Hoà 3/2024 ăn bánh dây độc đáo và ngắm biển Dốc Lết

23/03/2024

Ông Võ Văn Thưởng thôi chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước VN 2024

20/03/2024

Vào bệnh viện ở Đà Nẳng 3/2024 thăm bà mẹ tí hon ung thư đại tràng bác sĩ bó tay, khuyên về nhà

19/03/2024

Lái xe đến Bình Phước 3/2024 thăm bà cụ 102 tuổi sinh năm 1922 biểu diễn hít đất

19/03/2024

Đi siêu thị ở TPHCM xem tình hình buôn bán và có mặt hàng gì mới lạ tháng 3/2024

19/03/2024

Vì sao Bà Trương Mỹ Lan tha thiết xin quan toà cho giữ lại “Biệt Thự Phương Nam” ở quận 3 TPHCM giá $35 triệu USD mua năm 2015

17/03/2024

Chiêm ngưỡng con King Kong khổng lồ sừng sững dưới chân núi Bà Đen 2024 do 2 anh em ở Tây Ninh tạo nên từ rơm, luá khô

17/03/2024

Bà phóng viên Mỹ gốc Hoa du lịch Việt Nam 2/2024 để tìm hiểu và so sánh với Trung Quốc

17/03/2024

Bác sĩ Mỹ nói vụ bà tỷ phú gốc Đài Loan sinh 1973 New York chết đuối do lái lùi chiếc Tesla xuống ao nước trang trại của bà ta ở Texas đêm 2/2024

17/03/2024

Ra hòn đảo ở Nha Trang 2024 tham quan ngôi Chùa cô đơn do 1 vị Sư dành cả cuộc đời 1 mình gánh đất xây dựng

17/03/2024

Lái xe đến Bình Dương 3/2024, xem cây đu đủ cao khổng lồ hay giúp người dân trong xóm ra sao

16/03/2024

Leave a Reply