Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng phạm tội hình sự về bảo vệ động vật hoang dã?

(VNTB) – Dường như việc chơi nỗi của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (nghệ danh của Huỳnh Minh Hưng) đang đưa đến việc ông đối mặt trách nhiệm hình sự của tội xâm phạm động vật nằm trong Sách đỏ.



Trên một số trang báo điện tử đưa tin ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã đến cúng Tổ Sân khấu tại nhà riêng của nghệ sĩ Hoài Linh vào chiều ngày 12/9. Trong khi đó thì giỗ Tổ Sân khấu theo lệ thường là vào ngày 11 và 12 tháng tám âm lịch, nhằm ngày 9 và 10/9/2019.

Lý do đến cúng giỗ Tổ sân khấu trễ, ‘sợ trong mấy nghìn người tới xin Tổ độ khiến mình bị lọt thỏm và Tổ quên mình nên Đàm Vĩnh Hưng quyết định một mình đi cúng riêng’. Lễ vật cúng Tổ của Đàm Vĩnh Hưng, theo tường thuật của báo chí, là “cặp chim công” mà Đàm Vĩnh Hưng mong muốn là “hai lễ vật để chầu ngài” (trích lời khấn vái trước bàn thờ Tổ Sân khấu của Đàm Vĩnh Hưng

Chim công Việt Nam (thuộc họ Trĩ, bộ Gà, tên khoa học Pavo muticus) đang nằm trong Sách đỏ, thuộc nhóm II B, Phụ lục II, thuộc diện rất quý hiếm.

Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ, “Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”, thì chim công Việt Nam thuộc nhóm động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng (Nhóm II B, Phụ lục II) nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Sách đỏ Việt Nam là danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để chính phủ Việt Nam ban hành những nghị định và chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam.

Dự án Sách đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên năm 1992. Đây là công trình do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, IUCN) thực hiện với sự tài trợ của Quỹ SIDA (Thụy Điển). Các tiêu chuẩn sử dụng trong Sách đỏ Việt Nam được xây dựng trên nền các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN.

Chim công Việt Nam đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), IUCN (1996, 2000), Sách Đỏ Chim Châu Á (2001), bậc VU (sắp nguy cấp). Nghị định 18/HĐBT (1992), 48/NĐ-CP (2002), 06/2019/NĐ-CP và Phụ lục II của công ước CITES. Nghiêm cấm việc săn bắt và kiểm soát việc buôn bán vận chuyển chim công trái phép.

Pháp luật trong lãnh vực này định nghĩa liên quan mua – bán: “mục đích thương mại là bất kỳ hoạt động giao dịch nào đối với mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận”.

Như vậy, trong trường hợp “cặp chim công” mà Đàm Vĩnh Hưng mong muốn là “hai lễ vật để chầu ngài” tại phủ thờ ở nhà của nghệ sĩ Hoài Linh, nếu Đàm Vĩnh Hưng chứng minh được nguồn gốc của ‘cặp chim công’ mà ông đang sở hữu là không phải có từ giao dịch thương mại – ví dụ như đây là đôi chim công do ông nuôi tại nhà của mình, có đăng ký theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì Đàm Vĩnh Hưng có thể tránh được cáo buộc trách nhiệm hình sự của tội xâm phạm động vật nằm trong Sách đỏ.

Chi tiết hơn về các điều luật liên quan trong trường hợp ‘cặp chim công’ của Đàm Vĩnh Hưng, thì theo quy định của Điều 234 Bộ Luật hình sự năm 2015, đối tượng tác động của tội phạm này là động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP (Nghị quyết số 05/2018) ngày 05/11/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, và Điều 244 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ Luật hình sự, động vật hoang dã khác. Thì cá thể là một cơ thể động vật còn sống hoặc đã chết. Cũng được coi là cá thể đối với cơ thể động vật đã chết mà thiếu một hoặc một số bộ phận cơ thể. Ví dụ: chim công đã chết, thiếu nội tạng hoặc cá thể con hổ đã chết thiếu chân.

Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống là những bộ phận thực hiện các chức năng chuyên biệt của cơ thể động vật, ngay khi tách rời những bộ phận này khỏi cơ thể sống của động vật thì động vật đó chết. Ví dụ: Đầu, tim, bộ da, bộ xương, buồng gan…

Sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ví dụ: Thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng…; động vật thủy sản đã qua sơ chế, chế biến ở dạng nguyên con; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm đã qua chế biến. Ví dụ: Cao nấu từ xương động vật hoang dã; túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật hoang dã.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2018, hành vi chiếm đoạt cá thể, bộ phận cơ thể, hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là trường hợp người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi chiếm đoạt cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm của người khác, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm chiếm đoạt tương ứng quy định tại Chương các tội xâm phạm sở hữu của Bộ Luật hình sự.

Nếu biện minh rằng với ‘cặp chim công’ của Đàm Vĩnh Hưng chỉ là do ‘dốt luật’, tức phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã là vô ý, thì có thể xem xét Đàm Vĩnh Hưng trong truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 Bộ Luật hình sự năm 2015.

Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã có nhiều động cơ, mục đích khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, như lợi nhuận, vì thành tích ‘muốn chơi nổi’,… Tuy nhiên, động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, mà chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt.

Theo VNTB




TPHCM lần đầu cho chạy thử tự động tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dịp nghĩ lễ 30/4/2024

01/05/2024

Nhân dịp 30/4/2024, Việt Nam khai trương tàu xe lửa hạng sang chạy từ TPHCM – Đà Nẵng

01/05/2024

Youtubers đua tàu Cano để đến resort Đầu Rồng đẹp nhất trên đảo Cái Chiên, Quảng Ninh 5/2024

01/05/2024

Thanh niên sinh ra ở Canada dọn đến Việt Nam sinh sống 2024 khoe căn hộ ở TPHCM

01/05/2024

So sánh giọng nói tiếng Anh của 1 học sinh ở Việt Nam 2024 với người Việt ở Mỹ

30/04/2024

Trai đẹp sinh năm 2001 ngồi bán 1 thúng 6 loại xôi từ 5 giờ sáng ở ngoài đường Hà Nội có gì đặc biệt, đông khách xếp hàng

30/04/2024

Gặp ông ở Ninh Bình 2024 nổi tiếng mạng xã hội Việt Nam làm nghề nhảy muá vẩy tay gọi mời xe khách

30/04/2024

Việt Nam 2024 rộn ràng không khí 5 ngày nghỉ lễ 30/4 trên cả nước

29/04/2024

Khám phá ngôi làng ở Bình Định 4/2024 trồng giàn bí đao khổng lồ gần 60 kí phải nằm võng

29/04/2024

Đến quán ăn lội nước, chèo ghe ở TPHCM ngày 30/4/2024 có gì độc lạ

29/04/2024

Tham quan vườn bằng lăng khổng lồ trăm tỷ, đẹp mê hồn của cặp vợ chồng ở Gia Lai 2024

28/04/2024

Gặp ông chồng ở Nam Định 4/2024 khoe bộ móng tay dài 1 mét, không cắt từ năm 1984

28/04/2024

Xem 15 người đổ chiếc bánh xèo khổng lồ 3 mét, cho 1 ngàn người ăn ở Cần Thơ 4/2024

26/04/2024

Đảo Phú Quốc VN 2024 được tỉ phú Ấn Độ chọn tổ chức đám cưới 4 ngày 350 khách đại gia

26/04/2024

Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Youtuber Mỹ tới quê Quảng Nam 2024 ở chung nhà ông VN ngoài 80 tuổi nổi tiếng thế giới không đi ngủ từ năm 1962 xem thật hư ra sao

25/04/2024

Đà Nẳng 4/2024: xem bà mẹ trẻ tí hon 34 tuổi tật nguyền bị ung thư sắp chết tự chế lời nhạc và hát tặng khán giả & mạnh thường quân

25/04/2024

Tại sao Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam 2024 mua xác con ve sầu giá tới gần $100 USD/ 1 kg

25/04/2024

Youtuber trẻ ở quê Bắc Ninh khoe vưà biến xong chiếc xe Nhật Bản cũ mua $200 USD thành hình dạng xe thể thao Mỹ 2024

25/04/2024

Leave a Reply