Khi Jacob sắp sửa học xong trung học, mẹ của cậu – bà Shelley Henley đã vô cùng lo lắng
Người mẹ ở tiểu bang Indiana này – như tất cả các bậc phụ huynh có con bị bệnh tự kỷ – đều lo lắng cho tương lai bất định của con mình.” Bà nói với TODAY rằng: “Chúng chỉ có thể đi học cho đến hết trung học, sau đó là ngõ cụt.”
“Con trai tôi đã có thể chỉ ngồi chơi game trong tầng hầm và nhận tiền khuyết tật.” Bà nói trong nước mắt.
“Tôi rất buồn mỗi khi tôi nghĩ về điều này bởi vì hôm nay thằng bé đã làm bánh cupcake cho tiệc cưới.” Bà nói về người con trai 20 tuổi của mình. Bà Henley bán những sản phẩm của công ty con trai bà – No Label at the Table – tại chợ nông sản vào mỗi sáng. Trong khi người con trai Sam 17 tuổi ở nhà với Jacob vì anh này không thích đám đông.
Bà nói: “Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng muốn con cái mình phát huy hết những tiềm năng.”
Mặc dù chỉ mới 4 tháng, nhưng công việc kinh doanh của cô và Jacob đã phát triển nhanh. Tiệm bánh có một không gian độc đáo, các món ăn trong tiệm bánh đều không chứa sữa và không chứa gluten, và điều đặc biệt là họ chỉ thuê nhân viên là những người trưởng thành bị tự kỷ.
Henley cùng con mình đặt cho tiệm bánh vì cô “không muốn chẩn đoán bệnh cản trở nhân viên của mình sống hết tiềm năng của họ, và không muốn nhãn thực phẩm ngăn cản mọi người có thể thực phẩm tốt.”
Tất cả bắt đầu khi Jacob nói với mẹ rằng anh muốn trở thành đầu bếp năm 18 tuổi.
Bà nói: “Thằng bé không thể học tại các trường dạy nấu ăn, bởi vì nó không đủ trình độ trung học, nó cũng không thể vượt qua phỏng vấn xin việc. Thằng bé sẽ bị cho làm những công việc như rửa chén, đó không phải là vị trí mà nó muốn.”
Theo khảo của của Nhà tư vấn Việc làm cho Người tự kỷ và đại học Miami, Nova Southeastern cho hay chỉ có 19% những người trưởng thành tự kỷ có việc làm mà hầu hết đều là công việc bán thời gian.
Vì vậy, bà Henley đã quyết định mở một tiệm bánh để con trai bà và những thanh niên bị tự kỷ có thể phát huy các tiềm năng của mình. “Chúng tôi có ba nhân viên. Nếu chúng tôi có cửa hàng của riêng mình thì có thể thuê đến 25 nhân viên, tất cả họ đều bị tự kỷ.”
Tất cả những vị trí được trả lương từ 4 đến 18 giờ làm mỗi tuần, nhưng Henley nói rằng họ có những vị trí toàn thời gian khi họ mở tiệm bánh.
“Tất cả mọi người nhận được lương là vì họ hoàn thành công việc cũng tốt như là những người không bị bệnh. Tôi không thể diễn tả hết là những check lương này có ý nghĩa như thế nào với họ.”
Bà nhận thấy những người làm việc ở tiệm bánh trở nên tự tin hơn. Và hai mẹ con đã nhận được sự ủng hộ từ những người chăm sóc của nhân viên mà họ thuê.
“Một năm trước, tôi không biết mình phải làm gì. Tôi vật lộn mỗi ngày để động viên Jacob ra khỏi phòng và làm bài tập… Bây giờ thằng bé tự dậy và sẵn sàng để ra khỏi nhà lúc 7:30 sáng và có thể làm việc 12 giờ một ngày.”
Jacob vẫn đang tiếp tục theo học chương trình trung học tại Học viện Hoosier, một trường trực tuyến, những môn học hỗ trợ cho công việc của anh, ví dụ như kinh doanh hay hóa học.
Jacob rất mẫn cảm với mùi và khứu giác nhạy bén giúp anh phát triển những hương vị mới, như bánh nướng dâu quế hay bánh quy hạnh nhân chanh.
“Nay thằng bé liên tục tìm kiếm những công thức mới. Nó tự tin hơn rất nhiều.” Bây giờ anh ấy là một phần không thể thiếu của mọi đám cưới, hay tiệc sinh nhật.
Tất cả những nhân viên của No Label đều có câu chuyện tương tự. Một trong những nhân viên đầu tiên – cô Jessica Reeds – rất muốn thăng tiến trong công việc mới.
Reed là người đóng gói cho công ty và đang học cách làm bánh. Trước đây cô không muốn rời giường vào mỗi sáng để rửa mặt, nhưng từ khi cô ấy làm việc tại lò bánh, cô ấy đã thay đổi.
“Cô ấy thức dậy và thay đồ. Bây giờ cô ấy nấu ăn cho gia đình mình, cô ấy không đi làm trễ. Cô ấy làm việc như những người cùng tuổi ấy cô ấy, cô ấy làm việc hiệu quả, có ý nghĩa trong cuộc sống và kết nối với xã hội.”
Bà Henley có ý tưởng phát triển kinh doanh để tuyển những người tự kỷ khi bà đến địa điểm rửa xe Rising Tide có trụ sở tại Florida.
Khi mọi chuyện đã hoàn thành, Henley có cơ hội thư giãn – và giúp các bậc phụ huynh khác đối mặt với nỗi lo lắng về tương lai của con mình.
“Không chỉ con trai tôi tìm ra mục đích sống mà chính tôi cũng thế.” Bà Henley nói.
Nam Phố