Chính quyền Mỹ thời ông Trump đã thỏa thuận những gì với Taliban?

Với việc để lộ mong muốn rút quân, Washington đã mất đi tất cả công cụ mặc cả với Taliban, dẫn tới sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chính quyền Afghanistan.

Một năm rưỡi sau ngày đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump, ông Zalmay Khalizad, đạt được “thỏa thuận hòa bình” giữa Mỹ và Taliban, diễn biến thực địa đã không có bất cứ hòa bình nào cho Afghanistan.

Thay vì đàm phán phương án chia sẻ quyền lực với chính phủ Afghanistan, Taliban mở hàng loạt chiến dịch quân sự giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước ngay khi quân đội Mỹ rời đi.

Dù đại diện Mỹ cứ lặp đi lặp lại rằng bạo lực không phải là giải pháp cho cuộc nội chiến ở Afghanistan, Taliban lại nghĩ và hành động theo cách khác.

Mỹ còn gì để thương lượng với Taliban?
“Với các chỉ huy Taliban trên chiến trường, họ đã đánh hơi được chiến thắng và quyết đánh đến cùng”, Andrew Wilder, phó chủ tịch chương trình nghiên cứu châu Á thuộc tổ chức tư vấn chính sách US Institue for Peace, nói.

Các chuyên gia từ lâu nhận định Taliban không hề hứng thú với đàm phán hay nhượng bộ cho tới khi nhóm này “giành được chiến thắng quyết định trên chiến trường, hoặc xác định họ đã tiến xa nhất có thể”.

Trong khi đó, đặc phái viên Khalilzad vẫn đinh ninh Mỹ vẫn có công cụ gây sức ép với Taliban bởi nhóm này muốn có được sự công nhận của cộng đồng quốc tế.

Washington và các nước lớn khẳng định bất cứ chính phủ tương lai nào cũng phải tuân thủ các nguyên tắc dân chủ và thực thi quyền cơ bản cho người dân Afghanistan.

“Taliban muốn được công nhận. Họ nói không muốn biến Afghanistan thành đất nước bị xa lánh. Taliban có lý do để tìm kiếm quan hệ bình thường với phần còn lại của thế giới. Nếu họ thực sự muốn vậy, đó là công cụ đàm phán của chúng ta”, ông Khalilzad nói.

Tại Doha, giới chức các nước tuyên bố họ sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào ở Afghanistan được lập nên bởi vũ lực.

Nhưng lúc này khi Kabul sụp đổ, Tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi đất nước, chính quyền Afghanistan đã tan vỡ. Một số chính phủ nước ngoài có lẽ sẽ lựa chọn chấp nhận thực tế mới ở Afghanistan và thỏa thuận riêng với Taliban.

Mới đây, phái đoàn Taliban đã đến thăm Nga, Trung Quốc và Iran. Tại cả ba nước này, đại diện Taliban đều được quan chức cấp cao nước chủ nhà tiếp đón trọng thị.

Không lâu sau khi Taliban tiến vào Kabul, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh “sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị” với tổ chức này.

Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 5, khi các nghị sĩ bày tỏ quan ngại về bước tiến của Taliban, ông Khalilzad tuyên bố mọi dự đoán rằng quân nổi dậy có thể nhanh chóng đánh bại lực lượng chính phủ và chiếm lấy Kabul là “quá bi quan”.

“Cá nhân tôi tin mọi phát biểu rằng lực lượng chính phủ sẽ tan rã, Taliban sẽ sớm nắm quyền kiểm soát là sai lầm”, ông Khalilzad nói trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.

Sau vòng thảo luận với đại diện Taliban và chính phủ Afghanistan ở Doha đầu tháng 8, ông Khalilzad viết trên Twitter rằng “có nhiều điểm đoàn kết các bên hơn là chia rẽ”.

Nhưng đến tối 15/8, mọi phát ngôn của ông Khalilzad đã bị chứng minh là hoàn toàn sai lầm.

Lỗi của ai?
Không quan chức Mỹ nào dành nhiều thời gian mặt đối mặt với Taliban hơn đặc phái viên Khalilzad. Xuất thân là người gốc Afghanistan, ông Khalilzad đã có 2 năm đảm nhiệm vai trò đại sứ Mỹ tại Kabul sau sự kiện 11/9/2001.

Trong hơn một năm đàm phán, Khalilzad tìm cách thuyết phục đại diện Taliban đối thoại với chính phủ Afghanistan. Taliban chỉ đồng ý sau khi Washington cam kết rút quân khỏi Afghanistan.

Tháng 2/2020, ông Khalilzad tươi cười bắt tay với đại diện Taliban trong lễ ký kết thỏa thuận hòa bình ở Doha. “Hôm nay là ngày của hy vọng”, đặc phái viên của Mỹ nói tại lễ ký kết.

Theo thỏa thuận này, Mỹ cam kết rút tất cả lực lượng khỏi Afghanistan. Đổi lại, Taliban hứa bắt đầu đàm phán hòa bình với chính quyền Kabul, đồng thời bảo đảm sẽ không để Afghanistan trở thành nơi chứa chấp khủng bố.

Dù đàm phán giữa các phe phái ở Afghanistan không đạt được kết quả, cựu Tổng thống Trump vẫn rút quân như kế hoạch ban đầu.

Sau đó, Liên Hợp Quốc cảnh báo Taliban tiếp tục duy trì quan hệ khăng khít với tổ chức khủng bố Al Qaeda. Nhưng bất chấp thông tin này, chính quyền Tổng thống Joe Biden quyết thực hiện thỏa thuận hòa bình, với tuyên bố rút toàn bộ quân trước ngày 11/9.

Các chính phủ Mỹ trước đây đã nhiều lần thất bại khi muốn khởi động đàm phán hòa bình với Taliban, bởi lực lượng này không chấp nhận để chính quyền Kabul ngồi chung bàn thương lượng.

Nhưng dưới thời cựu Tổng thống Trump, Nhà Trắng đã bỏ qua đồng minh Kabul, cho phép đặc phái viên Khalilzad toàn quyền đối thoại với Taliban mà không cần đại diện chính phủ Afghanistan cùng tham dự.

Taliban muốn một thời gian biểu rõ ràng cho kế hoạch rút quân Mỹ. Washington lại muốn đạt được ngừng bắn và khởi động tiến trình hòa bình. Trong bối cảnh ông Trump công khai mong muốn đơn phương rút quân dù có đạt được thỏa thuận hòa bình hay không, đặc phái viên Khalilzad đứng trước sức ép phải hành động mau lẹ.

Các cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Ghani năm 2019 cáo buộc ông Khalilzad đã bán đứng Kabul, đồng thời cảnh báo không thể tin lời hứa của Taliban.

Tuy nhiên, các cựu quan chức phương Tây cho rằng ông Khalilzad đã bị giao một nhiệm vụ gần như bất khả thi.

Cựu Tổng thống Trump đã làm suy yếu vị thế đàm phán của Washington khi liên tục giảm hiện diện quân đội Mỹ mà không đạt được nhượng bộ nào từ Taliban. Điều này chẳng khác gì tín hiệu gửi tới Taliban để lực lượng này lấn tới trên bàn đàm phán.

“Tôi nghĩ đặc phái viên Khalilzad đã phải đàm phán ở thế cửa dưới. Cá nhân tôi không đổ lỗi cho ông ấy”, chuyên gia Andrew Wilder của U.S. Institute for Peace nói.

Kết cục không bất ngờ
Một quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ cho biết thỏa thuận hòa bình tháng 2/2020 chính là vấn đề, văn kiện này đã khiến chính quyền Biden hiện nay không có nhiều lựa chọn.

Taliban cam kết không tấn công quân đội Mỹ với điều kiện Washington giữ lời hứa rút quân. Nếu chính quyền ông Biden quyết định ở lại, “binh sĩ Mỹ sẽ trở thành mục tiêu” của Taliban, quan chức này nói.

Giới chức Mỹ cho rằng một lượng nhỏ binh sĩ có mặt trên chiến trường sẽ không thể thay đổi chiều hướng cuộc chiến, chứ đừng nói giành lại phần thắng cho chính phủ Afghanistan.

Theo lời đặc phái viên Khalilzad, thỏa thuận của Mỹ và Taliban hướng đến triển khai song song việc rút quân Mỹ và đàm phán hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan. Ông Khalilzad nhiều lần khẳng định đây là chiến lược rút quân “có điều kiện”.

Một số chuyên gia cho rằng thời gian thích hợp để đàm phán hòa bình, khi Washington có lợi thế đàm phán tối đa, là ngay thời điểm Mỹ lật đổ Taliban năm 2001, hoặc khi Mỹ duy trì 100.000 quân trên chiến trường dưới thời Obama.

Nhưng một khi Mỹ hứa với Taliban sẽ rút quân theo một thời gian biểu cố định mà chẳng có bất cứ cam kết ràng buộc nào từ phía Taliban về việc đạt được thỏa thuận hòa bình với chính phủ Afghanistan, thì cơ hội đàm phán chấm dứt chiến tranh đã không còn.

“Ngay khi Mỹ chấp nhận nhượng bộ Taliban theo cách như vậy, cơ hội để bắt đầu tiến trình hòa bình thực sự đã trở nên rất mong manh. Cơ hội này đã khép lại khi ông Biden tiếp quản chính quyền và quyết định sớm rút quân”, Laurel Miller, cựu quan chức ngoại giao trong chính quyền Obama nói.

Taliban đạt được thỏa thuận với Mỹ đúng như những gì tổ chức này muốn, và “chẳng có gì bất ngờ” về kết cục của cuộc chiến Afghanistan.

Zing




Lái máy bay Drone tới xem công trình cầu Bình Khánh tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành 27/3/2024

27/03/2024

Cận cảnh máy bay của 1 đại gia Việt Nam bay từ Anh Quốc hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội 27/3/2024

27/03/2024

Nam Bác sĩ trị hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo ở TPHCM rất bận rộn nhưng quay video đóng hài độc lạ triệu views

26/03/2024

Theo chân Youtuber từ Hải Dương đến Indonesia 3/2024 khám phá bộ tộc người Việt Cổ

26/03/2024

Youtuber từ TPHCM về Đồng Tháp xem thử đứng ngồi nhúng nhảy trên lá sen tươi khổng lồ nhưng không bị chìm

26/03/2024

Độc lạ VN: Gặp bà mẹ nghèo thân hình nhỏ như em bé, 2 chân đi nạn, buôn bán kiếm sống giúp gia đình từ 15 tuổi sanh được con trai và gái

26/03/2024

Tham quan quán Cafe trưng bày hàng 100 máy bay mô hình kế Sân bay Tân Sơn Nhất 3/ 2024

25/03/2024

Lái xe tới Vĩnh Long gặp nữ Youtuber có 662 ngàn subscribers tính đến ngày 25/3/2024 được đài truyền hình Mỹ Warner Bros Discovery mời cộng tác lâu dài

25/03/2024

Đến Ninh Hoà 3/2024 ăn bánh dây độc đáo và ngắm biển Dốc Lết

23/03/2024

Ông Võ Văn Thưởng thôi chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước VN 2024

20/03/2024

Vào bệnh viện ở Đà Nẳng 3/2024 thăm bà mẹ tí hon ung thư đại tràng bác sĩ bó tay, khuyên về nhà

19/03/2024

Lái xe đến Bình Phước 3/2024 thăm bà cụ 102 tuổi sinh năm 1922 biểu diễn hít đất

19/03/2024

Đi siêu thị ở TPHCM xem tình hình buôn bán và có mặt hàng gì mới lạ tháng 3/2024

19/03/2024

Vì sao Bà Trương Mỹ Lan tha thiết xin quan toà cho giữ lại “Biệt Thự Phương Nam” ở quận 3 TPHCM giá $35 triệu USD mua năm 2015

17/03/2024

Chiêm ngưỡng con King Kong khổng lồ sừng sững dưới chân núi Bà Đen 2024 do 2 anh em ở Tây Ninh tạo nên từ rơm, luá khô

17/03/2024

Bà phóng viên Mỹ gốc Hoa du lịch Việt Nam 2/2024 để tìm hiểu và so sánh với Trung Quốc

17/03/2024

Bác sĩ Mỹ nói vụ bà tỷ phú gốc Đài Loan sinh 1973 New York chết đuối do lái lùi chiếc Tesla xuống ao nước trang trại của bà ta ở Texas đêm 2/2024

17/03/2024

Ra hòn đảo ở Nha Trang 2024 tham quan ngôi Chùa cô đơn do 1 vị Sư dành cả cuộc đời 1 mình gánh đất xây dựng

17/03/2024

Lái xe đến Bình Dương 3/2024, xem cây đu đủ cao khổng lồ hay giúp người dân trong xóm ra sao

16/03/2024

Gặp bà Việt Kiều Mỹ trong khách sạn ở Sài Gòn 2024 gọi Youtuber TPHCM đến giúp trả tiền phòng 4 ngày

16/03/2024

Leave a Reply