Chuyện của một ‘di dân lậu’ gốc Hispanic sống nhờ cộng đồng Việt ở Bolsa, Nam Cali

WESTMINSTER, California (NV) – “Giấc mơ Mỹ” là niềm khao khát của hàng triệu di dân, với ước mong một cuộc sống tự do, dân chủ, và đủ đầy vật chất. Còn những người di dân bất hợp pháp (di dân lậu), ước mơ của họ lại nhỏ nhoi hơn, đó là có giấy tờ hợp pháp để ở lại Mỹ.

Jacob Martìnez sống bằng nghề chơi đàn dạo quanh các khu thương xá ở Little Saigon. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Nhưng với một người vô gia cư không giấy tờ, sống bằng nghề chơi đàn, dạo quanh các khu thương xá ở Little Saigon, khi được hỏi “ước mơ gì trong ngày Quốc Khánh Mỹ” lại rất bất ngờ: “Tôi ước mơ cho tất cả mọi người trên đất nước tự do này, được sống với đam mê của mình.”

Người di dân lậu này là Jacob Martìnez (tên đã được thay đổi), nhiều năm qua sống nương tựa vào cộng đồng người Việt ở phố Bolsa, mà theo lời ông “đón nhận tôi như là một người Việt vậy.”

Jacob Martìnez, gốc Hispanic, 53 tuổi, nói thêm bằng giọng tiếng Anh lơ lớ: “Tôi nghiệm từ cuộc đời mình rằng, khi sống thuận theo đam mê, mọi thứ trong tôi, từ năng lượng, lý trí, tài năng đến cảm xúc đều cùng xuôi theo một hướng. Điều đó khiến cuộc sống trở nên dễ dàng và thi vị. Mọi trở ngại khác chỉ là chuyện nhỏ. Nếu cố làm những thứ đi ngược với đam mê của mình, đó là cuộc đấu tranh để tồn tại. Sống như thế tôi thấy rất mệt mỏi và chán nản.”

Vượt biên giới vào Mỹ

Đợi cho những khách hàng cuối cùng rời khỏi khu chợ đêm ở Little Saigon, người “nghệ sĩ” vô gia cư mới buông cây đàn xuống. Vừa cho cây đàn guitar vào bao, Jacob Martìnez vừa nói: “Cây đàn này, tôi mua ở Goodwill, giá chỉ có $20.”

Phải mất khá lâu ngồi nghe nhạc và làm quen, phóng viên Người Việt mới được người đàn ông vô gia cư này bộc bạch về cuộc đời mình, cuộc đời của một di dân “lậu.”

“Tôi không sống được ở Mexico, vì gần 20 năm về trước, quê tôi đầy băng đảng, bạo lực và nghèo đói. Khoảng năm 2001, tôi vượt biên sang Mỹ bằng cách nằm gọn trong cốp xe của anh trai tôi khi đi qua cửa khẩu San Ysidro, biên giới phía Nam giữa San Diego và Tijuana. Hồi đó luật lệ ở Mỹ còn dễ, tôi được quyền ra DMV xin được cấp thẻ ID. Đó là thứ giấy tờ duy nhất tôi có tới giờ này, mặc dù nó đã hết hạn lâu rồi.”

Jacob Martìnez kể tiếp: “Sau khi vượt biên sang Mỹ, Tôi ở cùng gia đình người anh trai ở Fountain Valley. Anh ấy giúp tôi tập lái xe, xin việc làm, và đi học ESL ở trường Santa Ana College. Từ nhỏ tôi mơ ước được chơi đàn guitar và violin mà chưa một lần có dịp. Vậy nên khi đi ngang qua lớp học nhạc, tôi đứng lặng hàng giờ ngoài cửa để nhìn vào. Khi biết điều đó, một thầy giáo đã mời tôi vào lớp và cho tôi học miễn phí từ năm 2002-2005.”

Vốn có năng khiếu và đam mê âm nhạc, Jacob Martìnez được thầy giáo khen ngợi. Nhiều lần ông được thầy ghi danh vào ban nhạc giao hưởng trong các buổi trình diễn ngoại khóa của sinh viên tại trường.

“Đó là thời điểm hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi,” Jacob tâm sự.

Vừa kể, ông vừa lấy ra từ trong ba lô một loạt những “kỷ vật” để làm bằng chứng. Đó là tấm vé vào nhà hát ở Santa Ana College từ năm 2003, những cuốn sổ màu vàng ghi rõ tên ông trong buổi trình diễn của trường từ 2002. Tất cả kỷ vật này được giữ gìn cẩn thận, không ai nghĩ nó đã được giữ trong 17 năm.

Hơn chục năm nương tựa ở Little Saigon, Jacob Martìnez có thể chơi được cả đàn guitar và violin bài “Lòng Mẹ” của nhạc Việt Nam. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Chọn cuộc đời homeless để ‘thỏa sức chơi đàn’

“Nhưng cho tới một hôm, thầy giáo nói ‘Martìnez, ông đã học đủ ở đây rồi, nếu ông muốn học sâu hơn về âm nhạc, thì ông phải tìm những thày dạy riêng.’ Tôi biết rằng đã tới lúc tôi phải rời khỏi trường học miễn phí. Ở đó không còn chỗ cho tôi, vì tôi đã học ba năm rồi.” Jacob Martìnez kể về những tháng ngày đầu tiên của một người homeless.

“Rồi cũng tới một ngày, chị dâu (vợ anh trai tôi) nói với tôi rằng, họ không muốn tôi ở nhà họ. Vậy là tới lúc tôi phải ra ngoài tự lo cho mình”

Ông kể tiếp: “Tôi đành dọn ra ở riêng. Thật không dễ dàng tìm được một chỗ ở vì tôi không có giấy tờ. Tôi xin đi làm nghề quét dọn, lau chùi ở nhà hàng, suốt 8-10 tiếng mỗi ngày với số tiền mặt chỉ $2-$3/giờ. Sau đó tôi đi phụ đủ thứ việc như bốc vác, rửa xe. Số tiền người ta trả cho tôi, rốt cuộc chỉ đủ trả tiền thuê một căn phòng tồi tàn, để đêm tôi về ngủ.”

“Tôi tự hỏi rằng, mình làm 8-10 tiếng như vậy, chỉ để lo một chỗ ngủ thôi sao? Trong khi đó tôi không còn thời gian để tập luyện đàn. Ngón tay tôi trở nên cứng nhắc, những kiến thức về âm nhạc của tôi rơi rụng dần. Tôi quyết định nghỉ việc để dành thời gian cho đam mê chơi nhạc của mình. Tôi chấp nhận trở thành kẻ vô gia cư.”

Kể xong rồi, ông đứng dậy thu dọn nốt vài thứ đồ đạc vào ba lô.

Đã 11 giờ khuya, ông vội vàng vác cây đàn và chiếc ba lô ra lan can bãi đậu xe, nơi có chiếc xe đạp được khóa chằng chịt từ đầu tới cổ. Ông nói với giọng hài hước: “Đây là chiếc ‘xe hơi’ của tôi. Hồi trước có lần tôi khóa ghi đông và bánh xe rồi, ấy thế mà vẫn bị mất cái yên xe. Thế nên tôi phải khóa tất cả.”

Móc trong túi ra chiếc đồng hồ không có dây đeo để coi giờ, Jacob vội vã nói: “Bây giờ tôi phải đạp xe ra góc đường Magnolia và Westminster để đón xe bus cho kịp chuyến lúc 11 giờ 48 đêm. Một tiếng mới có một chuyến thôi, nên tôi phải đi ngay bây giờ cho kịp.”

“Không lẽ câu chuyện chỉ dừng ở đây thôi sao?” Bằng sự cảm thông xen lẫn tò mò, chúng tôi quyết định xin Jacob “cho đi theo” để xem nơi ăn chốn ở của một người vô gia cư như thế nào.

Không một chút do dự, Jacob vui vẻ đồng ý ngay. Ông đưa ra tấm bản đồ xe bus, hẹn gặp tôi ở bến cuối cùng ở thành phố Brea, cách Bolsa chừng 16 dặm về phía Bắc.

“Nhà” của người vô gia cư

Mất hơn hai tiếng đi theo Jacob, cuối cùng, chúng tôi cũng đến được nơi ông gọi là “nhà.”

Cuộc “bám đuôi” bắt đầu từ khi ông đi xe đạp tới bến xe bus ở góc đường Magnolia và Westminster rồi chờ đợi xe bus tới lúc 11 giờ 48 phút đi về phía Santa Ana, rồi lại nối một chuyến bus khác ở góc đường Bristol và đường 17th đi về hướng thành phố Brea.

“Cái gọi là nhà” của Jacob chính xác là cái hành lang có mái che (mái hiên) của một nhà hàng Buffet theo kiểu Nhật, chỉ cách bến xe bus ở Brea Mall vài chục bước chân.

Nhà hàng này thuộc hệ thống khá nổi tiếng ở Orange County. Trông bên ngoài, nhà hàng khá cũ kỹ, có lẽ xây dựng từ thập niên 50-60 của thế kỷ trước nên có mái hiên rộng hơn so với kiểu xây dựng hiện nay thường tiết kiệm diện tích, giảm chi phí xây dựng.

Đã hai giờ khuya, đường phố không còn một bóng người. Chỉ còn ánh đèn vàng leo lét thắp trên những con đường quanh khu thương xá rộng lớn Brea Mall. Người đàn ông cao gầy, dắt xe đạp từ bến xe bus, băng qua con đường lớn, lầm lũi đi về phía nhà hàng Buffet ở phía bên kia.

Jacob dắt chiếc xe đạp vào mái hiên, khóa chắc chắn vào lan can, rồi ông để cây đàn xuống gầm dãy ghế nệm bọc da cũ kỹ kê dọc nhà hàng. Những chiếc ghế này, vốn ban ngày nhà hàng dùng để cho khách ngồi chờ bên ngoài trước khi được xếp bàn.

Ông tỏ vẻ đắc ý với nơi này: “Tôi lang thang đã hơn chục năm, ngủ ở đâu cũng chỉ được vài hôm rồi bị đuổi hoặc người homeless khác làm phiền. Cuối cùng tôi tìm ra nơi này thật tuyệt. Tôi đã ở đây gần ba năm rồi. Không có nơi đâu tốt hơn.”

“Tôi thường đến đây lúc nửa đêm, khi mọi nhân viên đã về hết. Tôi đặt đồng hồ báo thức để rời đi lúc 6 giờ sáng, khi nhân viên của nhà hàng còn chưa tới làm việc. Tôi cố gắng giữ cho mọi thứ ở nơi đây sạch sẽ, dù một cái rác nhỏ tôi cũng không bao giờ vứt xuống.” Jacob tâm sự.

Nơi gọi là “nhà” của người “nghệ sĩ”chấp nhận sống vô gia cư để thỏa sức đam mê chơi đàn. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Sống với đời homeless

Chỉ tay về phía góc đường nơi có bến xe bus trước mặt nhà hàng, ông nói: “Bây giờ, tôi phải ra bến xe bus kia, nơi có thùng rác công cộng, để… đánh răng.”

“Tôi phải giữ cho nơi này sạch sẽ, để không làm phiền ai, thì người ta mới cho tôi ngủ lâu dài.”

Ông lấy trong ba lô ra một chai nước lọc loại nhỏ, chỉ 200ml, một bàn chải và kem đánh răng.

“Năm ngoái, tôi đã mất $400 để chữa cái răng sâu, nếu không thì nó nhức không chịu nổi. Nha sĩ dặn tôi phải đánh răng cẩn thận nếu không muốn mất tiền oan nữa. Số tiền này tôi dành dụm mấy năm mới có được.”

Trong ba lô của ông, có một chai cà phê pha sẵn và một túi bột yến mạch (oatmeal) loại ăn liền. Một tấm mền cũ kỹ, một cái mũ len trùm đầu cho ấm cổ họng và một ít tiền lẻ. Ngoài ra không có gì khác.

“Đây là bữa sáng ngày mai của tôi, chai coffee pha sẵn này tôi mua $1.5 ở Walmart, còn gói yến mạch kia là xin ở Food Bank của Orange County. Tôi cố gắng ăn uống healthy, để giữ sức khỏe vì nếu bệnh là tôi không có tiền để chạy chữa.” Ông giải thích.

“Buổi tối ông không ăn gì sao?”

“Tôi không dám ăn gì sau sáu giờ tối, đó là nguyên tắc, vì tôi không có nơi nào để đi vệ sinh (restroom) trong đêm khuya. Ban ngày, tôi thường vào Walmart để mua vài thứ lặt vặt và tiện thể đi vệ sinh ở đó.”

“Ngày nào đi chơi đàn dạo, tôi kiếm được chừng vài ba chục đồng. Còn ngày mưa gió không kiếm được là bao. Mỗi tháng tôi lo nhất là hai khoản tiền: $140 thuê kho chứa đồ (storage) và gần $69 vé xe bus. Còn lại tiền ăn thì không đáng kể vì tôi có thể xin miễn phí ở OC Food Bank. Được chơi nhạc là tôi hạnh phúc lắm rồi!”

“Có bao giờ ông bị ai bắt bớ xua đuổi hay gặp cảnh sát không?”

Jacob trầm ngâm giây lát, rồi nói: “Tôi chưa bao giờ gặp cảnh sát di trú, còn cảnh sát thành phố thì khi tôi chơi nhạc dạo tại các khu vực như Target, Walmart, họ tiến đến nói tôi không có giấy phép để trình diễn ở khu vực này, họ nói tôi phải rời đi. Họ không bắt bớ.”

“Ông có bao giờ bị cướp không?”

Luis trả lời ngay: “Có. Chính vì thế mà tôi phải thuê ‘locker storage’ để đồ cho an toàn.”

Ngồi trong mái hiên nhà hàng nhìn ra khoảng không trước mặt, chúng tôi thầm nghĩ ông Luis thật may mắn khi tìm ra nơi này.

Thành phố Brea vốn ít tội phạm và người vô gia cư nên khá bình yên vào ban đêm. Mái hiên trông giống như một căn phòng ấm cúng, có ba mặt là tường bao, mặt trước có lan can gỗ và mái che chắc chắn. Lại có một hàng ghế dài, có nệm bọc da, thật tiện cho ông làm chỗ ngả lưng.

“Ông chủ nhà hàng này có biết ông tá túc ở đây không?”

Như chợt nhớ ra điều gì, ông kể: “Cách đây vài tháng, đột nhiên vào khoảng 3 giờ sáng, khi tôi đang ngủ say, thì bị dựng dậy bởi hai viên cảnh sát. Tôi vô cùng hoảng sợ, không hiểu chuyện gì.”

“Viên cảnh sát hỏi tôi: Ông cho tôi xem giấy tờ? Tôi vội móc cái ID đã hết hạn ra trình cho họ. Cảnh sát rọi đèn pin xem rất kỹ ID, tôi rất hồi hộp. Viên cảnh sát không nói gì, rồi ông ta hỏi tiếp: ‘Tối qua, có ai đó đập cửa kính của nhà hàng này, ông có biết ai không?’”

Những “kỷ vật” một thời của Jacob Martìnez khi học nhạc tại Santa Ana College, từ 17 năm trước. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Tôi nói tôi không hề hay biết gì. Tôi ở đây đã gần ba năm rồi, tôi không bao giờ làm điều gì phá hại nhà hàng này cả, tôi chỉ ngủ và sáng sớm tôi rời khỏi đây.

Ông cảnh sát nhìn tôi từ đầu tới chân, họ thấy một vali màu đen to và dài ở dưới gầm ghế, liền hỏi: ‘Ông có cái gì đây?’

Tôi vội mở chiếc vali ra và nói: ‘Đây là cây đàn guitar của tôi thưa ông. Tôi chơi đàn để kiếm sống.’

Viên cảnh sát nhắc tôi rằng nếu thấy kẻ nào tình nghi thì báo cho họ biết, rồi đưa danh thiếp, cho tôi mấy đồng. Họ còn dặn tôi không nên dùng tiền này để uống rượu hay hút chích. Tôi nói với họ rằng tôi chỉ đam mê chơi đàn, còn lại tôi không nghiện ngập gì.

Họ vui mừng rời đi. Từ đó tôi không bao giờ thấy cảnh sát tới nữa.

Sau lần đó, ông chủ nhà hàng có lẽ cũng biết tôi có tá túc ở đây nhưng tôi cũng không thấy họ xua đuổi gì tôi.”

Sau câu chuyện đó, Jacob kết luận: “Tôi nghĩ mình hãy sống lành mạnh, không làm phiền tới ai, thì người ta cũng sẽ đối đãi tốt với mình thôi.”

Nương tựa vào cộng đồng Việt Nam

Jacob kể rằng, ông đã khắp mọi thành phố trong vùng Little Saigon để chơi đàn dạo, từ Anaheim, Fullerton tới Fountain Valley, Huntington Beach. Nhưng nơi đâu ông cũng bị xua đuổi vì cảnh sát nói ông không có “permit” (giấy phép) chơi đàn ở đó.

Duy nhất chỉ có phố Bolsa của cộng đồng người Việt là có chỗ cho ông được nương tựa.

“Tôi không ngờ, khi đánh liều tới xin ban quản lý khu thương xá này cho tôi chơi đàn, họ lại vui vẻ cấp cho tôi giấy phép.”

Ông tâm sự, “Người Việt các bạn rất tốt. Họ thông cảm cho hoàn cảnh của tôi, họ không phán xét, họ không khinh bỉ hay coi thường tôi, họ rất thân thiện và đón nhận tôi như là một người Việt vậy,” Jacob cảm động nói.

Gần chục năm sống trong cộng đồng Việt, ông khoe: “Ở trong cộng đồng Việt lâu, tôi đã học được bài “Lòng Mẹ” và chơi được bài này bằng đàn violin và cả đàn guitar. Tôi mong sao sau này có ai đó cho tôi được chơi đàn trở lại trong ban nhạc của họ, dù là không có thù lao, tôi cũng vui vẻ cam lòng.”

Tạm biệt Jacob và trở về nhà vào lúc ba giờ sáng, thật lạ lùng, lái xe trên đoạn đường suốt 45 phút tôi không hề cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ, mà trong đầu cứ vang lên hoài câu nói của Jacob “sống cần phải có đam mê!” (Tâm An)




Các đại gia trẻ VN tụ tập ở trung tâm TPHCM để khoe người đẹp chân dài và siêu xe khoảng 3 ngàn tỉ VND ngày 14/9/2024

14/09/2024

Bà mẹ Mỹ đứng sạt điện xe Tesla ở Nam Cali thì xe bị khoá nên đập phá cửa kiếng Tesla cưú con 11/9/2024

14/09/2024

Vì sao ông Trump từ chối tranh luận lần 2 với bà Harris ?

14/09/2024

Thiếu tướng Lê V. Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công An VN nói gì về buổi tranh luận đêm 10/9/2024 giữa Harris & Trump

14/09/2024

Phản ứng người đi đường về ca sĩ tỉ phú Taylor Swift nổi tiếng nhất thế giới ủng hộ bầu Harris Nữ Tổng Thống Mỹ 2024

14/09/2024

Tỉ phú Mỹ Bill Gates lên tivi ở Pháp ngụ ý muốn nói sẽ bầu bà Kamala Harris ???

14/09/2024

4 chiếc xe điện Telsa bị cháy rụi tại Tesla Service Center, San Diego, Nam Cali ngày 13/9/2024

13/09/2024

Luật sư đảng Cộng Hoà gốc Viêt Texas đang sống ở TPHCM nói gì về cuộc tranh luận Trump & Harris đêm 10/9/2024

13/09/2024

Máy bay vận tải quân sự khổng lồ C-17 từ Úc chở hàng cứu trợ bão Yagi ở Bắc Việt Nam

12/09/2024

Động đất 4.7 ở Malibu rung lắc khu vực Little Saigon, Nam Cali 7:30 a.m sáng ngày 12/9/2024

12/09/2024

Tiến sĩ Tâm Lý Mỹ Trắng phân tích nét mặt, lông mày, đôi mắt, miệng, ngôn ngữ cơ thể của Trump & Harris buổi tranh luận 10/9/2024

12/09/2024

Youtuber Mỹ đến Springfield, bang Ohio nơi ở dân lậu từ Haiti hỏi có ăn thịt Mèo như Trump nói trong đêm tranh luận Sept 10, 2024. Hàng xóm nói dân lậu được nhiều Cash, Phiếu Thực Phẩm …chôm chó, mèo để ăn

12/09/2024

Đến TPHCM 9/2024 gặp hoạ sĩ trẻ gốc Đak Lak vẽ bức tranh 3D Rồng độc lạ 2024 khổng lồ 14 mét cho ông chủ nhà hàng ở Mỹ

11/09/2024

Nhờ đâu Thầy Tu Pháp Hoà ở Canada ngày càng giàu & sung sướng nhất ở Hải Ngoại ?

11/09/2024

Bà Phật Tử ở Bolsa, Nam Cali tiết lộ thêm nhiều điều về Thầy Tu gôc Việt ở Canada cho Fans cuồng suy nghĩ

10/09/2024

Youtuber ở Nam Cali 9/2024 nói gì về Thầy Tu gốc Việt ở Canada, có 2 kênh Youtube kiếm tiền, lớp dạy tu, 0 thích ai nổi tiếng hơn, đi “show” khắp nơi gặp gặp đại gia, Phật Tử

09/09/2024

Lái xe đến Cần Thơ 9/2024, thăm ông thầy giáo, họa sĩ, võ sĩ, nhạc sĩ sinh năm 1937 vưà đậu thạc sĩ 87 tuổi, nói thông thạo 12 ngoại ngữ

08/09/2024

Youtuber từ Việt Nam lần đầu du lịch đến Ai Cập 9/2024 thăm nhà cuả người khổng lồ cao nhất thế giới

08/09/2024

Youtuber gốc Hà Nội lái xe đến 10 khách sạn 5 Sao ở TPHCM để mua & review Bánh Trung Thu 2024

08/09/2024

Doanh nhân gốc Việt ở Bolsa tiết lộ đang có vụ thưa kiện giưã vợ cũ là Hoa Hậu với Hoa Hậu Bích Liên, nay là Sư Cô ở Nam Cali

07/09/2024

Leave a Reply