Vừa qua, xã hội rúng động vì hàng loạt án giết người tàn bạo mà kết quả là kẻ gây án phải nhận bản án chung thân, tử hình. Không đáng sợ sao được khi ngoài cướp của giết người; hận thù về tình yêu nên kết liễu “một nửa” của mình; bế tắc vì bị đe dọa nợ nần…, thì hành vi giết người xảy ra có khi chỉ vì một cơn bực dọc, một cú va quẹt xe giao thông hay chỉ vì lý do ghen tuông khi có tin nhắn lạ,…[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”tâm linh” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” ] Tuy nhiên, có một sự thật hãi hùng mà ít người ngờ đến là, khi nạn nhân trút hơi thở cuối cùng thì mọi oan gia, nghiệp chướng lại bắt đầu diễn ra trong gia đình của những đương sự có liên quan. Và đôi khi, bản án nhận được do sự phán quyết của thế giới tâm linh mà hung thủ nhận được còn khủng khiếp hơn cả án tử khi bị tuyên trước vành móng ngựa.
![]() |
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh |
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh: Về mặt tâm lý, hung thủ sẽ bị dằn vặt, khiếp sợ do ám ảnh tội lỗi gây ra. Nhưng nặng nề hơn cả nếu tội giết người được soi dưới ánh sáng của tâm linh. Người bị bức hại, bị tước đi sinh mạng trong lúc họ còn ôm ấp biết bao hoài bão về sự nghiệp, biết bao tình cảm về tình gia đình, tình yêu.. sẽ tìm cách trả thù kẻ đã chấm dứt mọi tương lai, hạnh phúc của mình. Ở đây, không gì hợp lý hơn nếu viện dẫn luật nhân quả để lý giải.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
* TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên phạt Nguyễn Văn Sơn (23 tuổi) mức án tử hình về tội giết người chỉ vì lý do đơn giản là nạn nhân khi đến trước mặt bị cáo Sơn mà… “hai tay bỏ trong túi quần”. Theo ông, chỉ với hành động trên, tại sao có thể khiến con người ta phạm tội một cách dã man và nhanh chóng như thế? Là do tính hung ác sẵn có hay một điều gì đó bí ẩn đằng sau?
– Thứ hai, khi sử dụng chất kích thích, thuốc gây ảo giác, ma túy, thanh thiếu niên sẽ dám làm những hành động tàn khốc, giết người không chút thương tiếc, nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó: giết cả người thân để có tiền mua thuốc phiện, giết người để cướp tài sản, giết người do bị chạm nọc tự ái…
– Thứ ba, việc một số gia đình hành nghề giết mổ, sát sinh (một đời hay nhiều đời) cũng sẽ dễ dẫn đến tình huống khiến cho các thành viên trong gia đình ra tay sát hại lẫn nhau một cách dễ dàng bởi hàng ngày chứng kiến cảnh đâm chém máu me, coi cảm giác đau đớn tột độ của các con vật bị bức hại là bình thường, thậm chí nhìn riết thành quen, thành nghiện, không còn cảm xúc sợ sệt khi “ra tay hạ thủ” một ai đó.
– Thứ tư, sự ảnh hưởng của tà ma, tâm ma do nhân quả, nghiệp chướng từ quá khứ chiêu cảm thúc giục cũng sẽ dẫn đến hành động giết người.
Và còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hành vi tước đoạt mạng sống của con người, nhưng tóm lại, một khi thú tính nổi lên thì nhân tính không còn, khi ấy, dù đứng trước mặt mình là đồng loại, kể cả là người thân yêu của mình đi chăng nữa thì vẫn can tâm giết chết bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.
* Trong mấy năm trở lại đây, các vụ án giết người mà nạn nhân và hung thủ có mối quan hệ luyến ái đồng tính ngày càng gia tăng và có tính chất rất dã man. Ông lý giải về “hiện tượng” này như thế nào?
– Hiện chưa có thống kê cụ thể nào của cơ quan chức năng khẳng định rằng các vụ án giết người có liên quan đến tình yêu đồng tính tăng. Tuy nhiên, do báo chí trong thời gian qua liên tục đưa tin về những trường hợp như thế nên tạo ra một vấn nạn đáng lưu tâm. Tôi cho rằng xuất phát từ sự ghen tuông quá mức, dẫn đến thành điên loạn mà đỉnh điểm là hạ sát người tình đồng tính.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
* Theo ông, về tâm linh, nạn nhân khi bị giết thì không những đau đớn, hoảng loạn khi chết mà sau đó, ở một thế giới vô hình, họ có phải tiếp tục chịu đớn đau sau khi bị giết, bị phanh thây để phi tang?
Đối với tư tưởng nhà Phật, nếu như thần thức chú tâm đến một đối tượng thiện tính như Tam bảo, tự tạo cho mình niềm tin sâu sắc, hoặc khởi niệm từ, bi, hỉ, xả thì sẽ có sự tái sinh trong cảnh giới an lành. Nhưng ở trường hợp chúng ta đang đề cập là những nạn nhân bị bức hại, thì cảm giác đau đớn, hoảng loạn, căm phẫn trong giai đoạn cận tử nghiệp sẽ lưu lại và đeo bám dai dằng thần thức. Vậy thì do quá đau đớn, phẫn nộ mà thần thức sẽ khởi tâm sân hận, khiến những nghiệp, duyên bất thiện thôi thúc mạnh mẽ việc báo oán, báo thù không bao giờ dứt, và đạo Phật gọi là “oan oan tương báo”
* Trong quá trình công tác tại UIA, ông có ấn tượng gì về những trường hợp người chết tự tìm về để kể cho người thân của mình về cái chết oan ức và tố giác kẻ thủ phạm không? Nếu có, người chết quay trở về trong trạng thái như thế nào, khóc lóc hay oán hận?
Viện KSND Tối cao và Viện Khoa học Hình sự – Bộ Công an kết hợp với chương trình nghiên cứu về khoa học tâm linh đã nhiều lần tìm ra thủ phạm các vụ án hình sự giết người rất nhanh chóng với những bằng chứng, tang chứng rõ ràng. Trong quá trình sử dụng năng lực ngoại cảm để xác định tội phạm, nhiều nạn nhân tuy đã chết nhưng vẫn có thể diễn tả lại cảm giác đau đớn khi bị giết. Chúng tôi nhận thấy, đâ phần những nạn nhân ấy luôn về với cảm giác căm hận và khăng khăng ý định báo thù.
* Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm của Học viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1.2009 đến 9.2010 với trên 4,000 phạm nhân đang thụ án tại 4 trại giam thuộc Bộ Công an quản lý đã đưa ra một thực trạng làm rúng động xã hội: 14% đối tượng có độ tuổi từ 14 – dưới 18, chiếm gần 1/5 các độ tuổi còn lại… Xét ở góc độ tâm linh, ông nhận định như thế nào khi càng nhiều thanh niên phạm tội giết người?
– Lứa tuổi dưới 18 có thể nói là giai đoạn đang hình thành nhân cách nên trong bản thân, sẽ có những xáo trộn tâm lý, dễ bị kích động, có xu hướng học đòi theo bạn bè trong khi bản thân thì chưa được trang bị các kỹ năng sống như: giải quyết mâu thuẫn, quản lý cảm xúc chính mình…. Đồng thời, lứa tuổi này chưa có cơ hội tiếp cận để hiểu các quy chế, văn bản quy phạm pháp luật về tội giết người.
* Có nhiều người vì sân hận, căm tức mà dẫn đến hành động mất nhân tính. Vậy nên, lửa hận thù một khi đã khởi thì vô cùng nguy hiểm và là nguyên nhân chính cho hầu hết các vụ án giết người. Xin ông cho biết ý kiến của mình?
* Thám tử tâm linh được cho là những người tham gia phá án nhưng không hề sử dụng bất kì các phương tiện hỗ trợ nào ngoài khả năng ngoại cảm đặc biệt. Trong lịch sử nhân loại đã ghi nhận nhiều “thám tử tâm linh” tài giỏi như Gerard Croiset, Peter Hurkos hay Annette Martin. Theo ông, tại Việt Nam, có những “thám tử tâm linh” này chưa?
– Trong 20 năm qua, chương trình nghiên cứu về khả năng đặc biệt của UIA có hợp tác với các cơ quan chức năng trong các hoạt động tư pháp và điều tra hình sự. Nhưng vì lý do an ninh nên chúng tôi không công bố những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, để ghi nhận những đóng góp thầm lặng ấy, Cục điều tra Hình sự của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao và Viện Khoa học Hình sự – Bộ Công an đã tặng bằng khen và hiện vật để ghi nhận những đóng góp của các nhà ngoại cảm thực thụ và các cán bộ trong chương trình nghiên cứu về khả năng đặc biệt của UIA.
* Dù cho sở cảnh sát Hoa Kỳ tuyên bố họ không sử dụng tâm linh để truy tìm tội phạm, nhưng cũng không bác bỏ lý thuyết này. Một cuộc khảo sát năm 1993 tại sở cảnh sát trong 50 thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ tiết lộ rằng, 1/3 số cảnh sát đã chấp nhận tham khảo dự đoán của thám tử tâm linh. Ông nghĩ đã đến lúc đưa các nhà ngoại cảm Việt Nam cùng tham gia điều tra tội phạm được chưa?
– Chương trình nghiên cứu về khả năng đặc biệt của 3 cơ quan chưa hề nhận được văn bản yêu cầu tham gia của cơ quan chức năng điều tra hình sự, do vậy về lý thì không được phép tùy tiện tham gia.
– Không có đơn chính thức của gia đình nạn nhân xin cơ quan chúng tôi giúp đỡ, do vậy về tình thì cũng không thể tham gia .
Thông qua bài phỏng vấn này, một lần nữa đại diện UIA thay mặt 3 cơ quan cùng hợp tác nghiên cứu về khả năng đặc biệt, chúng tôi xin khẳng định năng lực đặc biệt của một số nhà ngoại cảm là có thật, đã được Chính phủ và Bộ Khoa học Công nghệ nghiệm thu và ghi nhận, nhưng không có nghĩa là họ có thể dự đoán, nhìn thấy, hoặc “phiên dịch” bất kỳ chuyện gì, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nằm ngoài quyền năng của họ, trong đạo Phật gọi là Tùy Duyên. Cá nhân nào tự xưng là nhà ngoại cảm mà chưa từng làm việc, chưa được tham gia các chương trình khảo nghiệm thì các hành vi của họ không được sự công nhận và bảo lãnh của 3 cơ quan ( UIA, Viện Hình sự – Bộ Công an, Trung tâm bảo trợ VHKTTT) .