Nổi danh từ vụ tổ chức đám cưới triệu đô cho con trai, nữ đại gia Hương Sơn (Hà Tĩnh) Nguyễn Thị Liễu đã lần đầu tiết lộ về nghiệp kinh doanh, cũng như sự cô đơn của người phụ nữ đã ly hôn.
Nhiều tiền vì kinh doanh xuất nhập khẩu
[youtube_wpress search=”1″] [tubepress mode=”tag” tagValue=”dam cuoi dai gia Hà Tĩnh” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false” theme=”phim”]Tổ chức đám cưới hơn 50 tỷ cho con trai, sở hữu căn biệt thự 130 tỷ ở Hà Nội, công ty liên doanh xuất nhập khẩu xuyên quốc gia, cùng khối tài sản khổng lồ, doanh nhân Nguyễn Thị Liễu đang gây xôn xao dư luận khi muốn bước chân vào showbiz.
Ngày 15/8, chia sẻ với báo chí, bà Liễu tiết lộ công việc đem lại cho mình sự giàu có là do bà làm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Bà cũng khẳng định: “Tôi chủ yếu sống ở nước ngoài. Khoảng 3 tháng về nước một lần”.
Theo lời bà kể thì ngày xưa gia đình bà nghèo lắm. Thấu hiểu cái nghèo từ bé, nên muốn vượt qua cái nghèo. Bố mẹ đều là Việt kiều, bố gốc Lào, còn mẹ gốc Thái. Từ nhỏ, bà đã đam mê kinh doanh và ước mơ giúp bố mẹ thoát khỏi cảnh nghèo.
Bà kể: “Tôi tự kiếm tiền từ năm 11 tuổi. Nửa buổi đi học, nửa buổi đi bán hàng, chắt chiu từng đồng gửi mẹ. Năm 16 tuổi tôi vào Sài Gòn học cắt may ở một xưởng may của chú. Chỉ nhìn chú cắt quần một lần là tôi làm theo được”.
Năm 17 tuổi, bà Liễu trở về quê, mở cửa hàng cắt may và dạy may. Nổi tiếng ở xóm nghèo từ đó, nhưng máu đi buôn lại trỗi dậy, 25 tuổi bà bắt đầu sang Lào mua hàng về bán.
Năm 1995, có chút vốn và có tiếng làm quen, bà sang Thái Lan cùng bạn bè kinh doanh bất động sản. “Chúng tôi xây nhà liền kề ở Thái Lan bán, có lời, chúng tôi mở rộng thị trường sang Malaysia, Singapore, đầu tư vào xây dựng công trình, khách sạn”.
Ở các nước Áo, Đức, Tiệp hồi đó nhận thấy kinh doanh quần áo Trung Quốc rất tốt nên bà quyết định nhập quần áo Trung Quốc bán vào thị trường này. Bà mua các đồ điện, máy móc đã qua sử dụng bán sang Thái Lan và xuất khẩu gạo từ Thái Lan sang Nigieria.
Bà tâm sự: “Thời gian tôi sống ở Thái Lan còn nhiều hơn ở Việt Nam. Đi lại nhiều giữa các nước, bị thay đổi đồng hồ sinh học nhiều, khiến giờ tôi bị chứng mất ngủ. Tôi cũng có kinh doanh ở Việt Nam nhưng không nhiều, chủ yếu ở bất động sản nhưng tôi đã bán hết và rút khỏi thị trường này trước khi nó xuống đáy”.
Nói về việc mọi người tò mò về khối tài sản của bà, bà Liễu chia sẻ: “Bản thân tôi không hề liên quan bất kỳ một cương vị nào trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước hoặc giữ bất kỳ một chức vụ nào, kể cả doanh nghệp, đến giám đốc tư nhân. Ngược lại tôi chỉ là một phụ nữ rất đỗi bình thường.
Chính vì vậy, nên theo bà, việc bà có tiền là do lao động bằng trí óc, bằng chất xám của mình mà có, chẳng hệ lụy gì đến ai và cũng chẳng phiền toái đến bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
Tôi là người yếu đuối trong tình cảm
Mặc dù là một nữ doanh nhân thành đạt, từng trải trên thương trường, nhưng do cuộc sống gia đình không được như ý muốn. Lấy chồng được một thời gian, hạnh phúc chưa kịp cảm nhận thì gia đình vỡ nợ, chồng sa vào nghiện ngập, khi không thể vực lại được, hai người buộc phải chia tay.
Bà Liễu ở vậy nuôi hai con, từ khi con còn nhỏ đến khi trưởng thành, nên rất muốn có một bờ vai dựa vào đúng nghĩa. Người chồng lập gia đình với người phụ nữ khác, nay sinh sống ở TP Vinh, Nghệ An.
Thời gian trôi qua, con cái đã lớn, cũng đi lập gia đình, sự cô đơn trong lòng, thôi thúc bà đi tìm một nửa riêng cho mình để dựa vào. Nhưng vì là người có tiền nên nhiều khi bà vẫn nghĩ họ đi bên mình chỉ vì muốn lợi dụng. Nhiều lúc bà cảm thấy buồn vì không lẽ mình giàu, mình nổi tiếng thì không được có bạn bình thường.
Bà chia sẻ: “Tại sao họ gần mình là một số người nghĩ là lợi dụng? Chủ yếu người ta đi bên mình bị mang tiếng lợi dụng. Cũng có nhiều người bảo, “người ta đến với chị vì tiền chứ không phải vì tình”. Không lẽ mình không có quyền của người phụ nữ”.
Bà cũng lần đầu tiết lộ mình cũng là một người muốn được yêu, được lãng mạn như bao người khác: “Tôi thích hoa hồng. Tôi sống khá lãng mạn. Cứ rỗi rãi là nghe nhạc. Trong kinh doanh thì cứng rắn, nhưng có thể yếu đuối trong tình cảm”.
(Theo DatViet)