Đi tìm giá trị thật của khăn lụa Trung Quốc gắn thương hiệu Khaisilk “Made in VietNam”
Theo một số lời tố cáo trên mạng xã hội, các mẫu khăn lụa Trung Quốc (kích thước 50 x 50 cm) có giá mua sỉ chỉ… 25.000 đồng/chiếc, trong khi đó, khăn lụa Trung Quốc gắn mắc Khaisilk có giá tới 644.000 đồng, tức là cao gấp 30 lần.
Mới đây, thương hiệu được coi là tiên phong cho nghề dệt lụa Việt Nam – Khaisilk – gây sốc khi khẳng định bán khăn lụa có xuất từ Trung Quốc. Đây không phải là lần đầu tiên thương hiệu Khaisilk vướng vải nghi vấn bán hàng Trung Quốc cho người tiêu dùng Việt Nam với giá đắt gấp vài chục, thậm chí vài trăm lần.
Siêu lợi nhuận từ việc “treo đầu dê, bán thịt chó” của Khaisilk
Trả lời báo chí, ông chủ thương hiệu Khaisilk – doanh nhân Hoàng Khải, đã nói lời xin lỗi khách sau những ngày lùm xùm bị khách hàng tố bán khăn Trung Quốc nhưng lại mang thương hiệu Khaisilk.
Vị doanh nhân này thừa nhận, hiện nay nguồn tơ lụa trong hệ thống của Khảisilk là nhập khẩu 50% từ Trung Quốc. 50% còn lại nhập từ các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam, chủ yếu là làng Nha Xá (Hà Nam).
Theo một số lời tố cáo trên mạng xã hội, các sản phẩm khăn lụa Trung Quốc (kích thước 50 x 50 cm) có giá mua sỉ chỉ… 25.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, khăn lụa Trung Quốc gắn mắc Khaisilk có giá tới 644.000 đồng, tức là cao gấp 30 lần.
Nói về chất lượng của những mẫu khăn lụa Trung Quốc, ông Khải khẳng định, lụa bán tại cửa hàng không phải là sản phẩm kém chất lượng. Bởi, từ trước đến nay, tất cả các hàng bán ở Khaisilk phải duyệt kỹ mẫu mã, chất lượng, đạt yêu cầu mới nhập.
Để tìm hiểu nguồn gốc các mẫu khăn lụa “rởm” được thương hiệu Khaisilk “treo đầu dê, bán thịt chó”, PV báo điện tử VTC News đã tới tuyến phố Đinh Liệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nổi tiếng lâu đời về kinh doanh các mặt hàng khăn, mũ, găng tay được làm từ len, lụa và các sản phẩm từ vải khác và chỉ cách cửa hàng Khaisilk địa chỉ 113 Hàng Gai chưa đầy một trăm mét.
Các chủ buôn tại đây khẳng định, các mẫu khăn lụa Trung Quốc của Khaisilk giống y hệt tại cửa hàng nhưng tại các cửa hàng này, giá chỉ 25.000 đồng/chiếc hoặc 80.000 đồng/chiếc (sản phẩm cao cấp hơn).
Một vị thừa nhận, những chiếc khăn lụa như thế này được chia làm nhiều loại, với giá vài chục nghìn cũng có và vài trăm nghìn cũng có. Song, giá 644.000 đồng/chiếc là quá đắt.
Bà N. một chủ quán cho biết: “Loại khăn vuông này là loại phổ biến và đa dạng nhất từ mẫu mã cho đến chất lượng. Khách hàng muốn mua loại nào cũng có từ rẻ cho đến đắt, mà loại đắt nhất ở đây cũng chỉ có giá 80.000 đồng đến 90.000 đồng/chiếc tuỳ từng cửa hàng thôi. Khăn vuông được chia làm 4, 5 loại giá 25.000 đồng, 40.000 đồng, 50.000 đồng và 80.000 đồng. Loại này dễ bán vì giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều lứa tuổi”.
Để phân biệt giữa hai loại khăn lụa giá rẻ và khăn lụa Trung Quốc “xịn”, một tiểu thương mách nước: “khăn đều được đính mác “Made in China” hoặc “Made in PRC” – (sản xuất ở Trung Quốc). Loại khăn có giá 25.000 đồng, cầm cảm giác nhão tay, sợi vải không chắc chắn. Còn loại lụa tốt nhất, khi sờ vào có cảm khác mượt, sợi đanh, chắc”.
Xúc phạm người tiêu dùng?
Việc thương hiệu Khaisilk trà trộn khăn lụa “Made in Việt Nam” xịn và “Made in China” theo tỉ lệ 50 – 50 đã diễn ra gần 30 năm. Bản thân ông Hoàng Khải cũng thừa nhận, xuất phát vào giữa những năm 1990, khi ngành sản xuất tơ lụa của Việt Nam suy thoái, doanh nghiệp không thể tìm đủ nguồn hàng phù hợp với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng ở các làng nghề trong nước.
Trong khi đó, nhu cầu thị hiếu của thị trường luôn luôn thay đổi và đòi hỏi cao hơn. Ông quyết định sang Trung Quốc tìm nguồn hàng nhập về. Khi đó, ông chỉ nghĩ đơn giản, các thương hiệu nổi tiếng đều nhập hàng từ Trung Quốc về phân phối ở các nước khác bằng tên của họ.
Mặc dù ông Khải đưa ra đề nghị sẽ thu hồi các sản phẩm đã bán ra thị trường có xuất xứ Trung Quốc nếu khách hàng có mong muốn đổi trả. Thương hiệu này sẽ bồi thường cho tất cả khách hàng một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, rất nhiều người tiêu dùng đặt ra câu hỏi “có phải ông Khải đang cố gắng lấp liếm đi sự kinh doanh gian lận của mình?”.
Một ý kiến trên mạng xã hội cho biết, hầu hết các mặt hàng khăn lụa của Khaisilk được dùng để đem biếu. Vậy, chẳng lẽ đòi lại sản phẩm đi biếu để đổi trả hàng cho ông Khải hay sao?.
Luồng ý kiến này cũng nhấn mạnh, khi tặng người khác một món quả “rởm”, chính bản thân họ cũng bị xúc phạm. Vậy, ai sẽ trả lại tự trọng cho khách, chắc chắn ông Hoàng Khải sẽ không làm được?
Những dự án bất động sản của đại gia Khải Silk
Đi lên từ thương hiệu lụa KhaiSilk, nhưng doanh nhân Hoàng Khải lại là một đại gia bất động sản với khối tài sản đáng nể.
Khi thành công trên thị trường tơ lụa, ông Khải đầu tư vào bất động sản và nhà hàng cao cấp tại TP.HCM, như Au Menoir de Khai, Ming Dynasty, Nam Phan chuyên ẩm thực Việt Nam; Cham Charm, Trois Pommes chuyên ẩm thực Pháp; Tao lI chuyên về hải sản; London Steak House, Khai’s Brothers và That’s Café.
Thừa nhận bán khăn lụa Trung Quốc: Khaisilk rồi sẽ ra sao?
Không chỉ đơn giản là cái cúi đầu xin lỗi, thương hiệu Khaisilk chắc chắn sẽ đối mặt với những vấn đề pháp lí và quan trọng hơn, là sự sống còn của công ty.
Vụ việc thương hiệu Khaisilk bán hàng trái với cam kết về nguồn gốc xuất xứ đang được các cơ quan chức năng quan tâm.
Mới đây, theo kết quả kiểm tra của Quản lý thị trường Hà Nội cho thấy việc cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai bán khăn lụa Trung Quốc gắn mác Made in Vietnam là do nhân viên tự nhập.
Thừa nhận bán vải Trung Quốc: Khaisilk rồi sẽ ra sao? Ảnh: pose.
Việc giả mạo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm sẽ khép Khaisilk đối mặt với truy tố Hình sự. Nghiêm trọng hơn là quá trình này đã diễn ra nhiều năm. Rồi đây, cơ quan chức năng sẽ phải vào cuộc làm rõ con đường đi của khăn lụa giả mạo từ Trung Quốc, qua hải quan, rồi về Việt Nam như thế nào.
Nhưng, giờ đây, có lẻ đối với Khaisilk, việc đối mặt với cơ quan chức năng không quan trọng bằng việc làm thế nào để sống qua cơn bão.
Một lời xin lỗi không thể cứu vãn được gì. Danh tiếng của thương hiệu lụa Khaisilk đã mất. Những tấm lụa qua kiểm tra chứng minh là hàng nội cũng không còn giá trị. Hình ảnh của Khaisilk bị hủy hoại hoàn toàn trên thị trường quốc tế và ở cả trong nước. Nguy cơ phá sản đã và đang hiện rõ ngay trước mắt.
Trong hành trình xây dựng thương hiệu, Khaislk đã từng làm được những điều không tưởng, bạn hàng quốc tế cho dù không biết thương hiệu lụa Việt, nhưng không mấy ai không biết đến Khaisilk. Giờ đây danh tiếng của Khải Silk không còn, kéo theo hàng loạt dự án resort, TTTM, khách sạn mang tên tập đoàn cũng điêu đứng trước làn sóng tẩy chay từ người dân Việt.
Thực tế, trên thế giới cũng có không ít những trường hợp, những thương hiệu bị hủy hoại khi đánh cắp niềm tin từ phía khách hàng.
Volkswagen, công ty xe hơi nổi tiếng của Đức đã bị phát hiện không trung thực trong các cuộc kiểm tra về mức độ gây ô nhiễm ở Mỹ. Sau phát hiện của các nhà khoa học, danh tiếng của hãng sản xuất ô tô này hoàn toàn bị làm hỏng.
Mới đây, bê bối của tập đoàn thép lớn thứ 3 Nhật Bản – Kobe Steel trong việc làm giả cũng khiến tập đoàn này hoàn toàn mất chỗ đứng trên thị đường quốc tế, đứng trước nguy cơ không cứu vãn nổi.
Khaisilk thì sao?
Có lẽ, rồi đây lụa Khaisilk cũng không còn giá trị nào sau sự việc này. Một khi niềm tin và tình yêu dành cho doanh nghiệp đã mất thì Khaisilk sẽ rất khó để trở lại và có chỗ đứng trên thị trường ngày càng khốc liệt. Chưa kể, với những vấn đề pháp lí liên đới, giờ đây ông chủ của Khaisilk sẽ không còn ở trong những căn resort tiền tỉ, mà rất có thể là căn phòng bằng đá?
Như một nhẽ đương nhiên, đây cũng là kết quả tất yếu cho việc làm ăn gian đối, làm giàu bằng sự lừa đảo. Vậy nên, cũng không có gì ngạc nhiên, khi mà rồi đây, Khaisilk sẽ nhanh chóng biến mất trên thị trường. Sự hồi phục, hay hồi sinh của thương hiệu này, là một con đường xa vời vợi, mà có khi đổi bằng 30 năm xây dựng thương hiệu, cũng khó mà thực hiện được.
Khaisilk sẽ là một nuối tiếc cũng là bài học, là lời cảnh tỉnh cho doanh nghiệp Việt.