Các văn bản mới do WikiLeaks đưa lên mạng cho thấy nội bộ của bà Hillary Clinton và cảm giác thật sự của họ.
Họ tỏ ra tàn nhẫn và coi thường nhau.
Email từ tài khoản của John Podesta, chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton, tiết lộ không khí làm việc cho bà.
Ông này nói người Nga đã tấn công email của ông, và rất giận dữ.
Những nhà chỉ trích thì hoan nghênh việc tiết lộ, nói rằng người ta đang không đủ quan tâm vấn đề này.
Donald Trump viết trên Twitter: “Truyền thông gian dối tường thuật rất ít thông tin của WikiLeaks.”
Không có bằng chứng gì ghê gớm, nhưng các cuộc trao đổi đã bật mí cuộc sống bí mật của các trợ tá và cố vấn, cho thấy chiến dịch thực ra thế nào.
Chiến dịch và nhân viên của bà Clinton có tiếng là bí mật.
Họ chỉ cho phép một nhóm nhỏ được tiếp cận, canh giữ cẩn thận để chống việc lộ tin.
Vì thế rất ít người biết cơ chế làm việc bên trong của họ – các quyết định làm ra thế nào, và bà Clinton là người quản lý thế nào.
Tiết lộ trong email được thu thập phi pháp, nhưng chúng cung cấp cho ta cái nhìn vào phương pháp của chiến dịch tranh cử – và nhân viên có thể được quản lý thế nào nếu bà chiến thắng bầu cử tháng sau.
Các email cho thấy các chiến dịch thật tàn nhẫn.
Trong một ví dụ về chính trị văn phòng, một cố vấn, Cheryl Mills, đùa với Jake Sullivan về một cựu đồng nghiệp, Anne-Marie Slaughter, người đã viết nhiều email.
Cả bà Mills và ông Sullivan không thích thú các ghi chép của bà Slaughter, hay cách bà khen ngợi bà Clinton.
Tháng Năm 2015, bà Slaughter mô tả công việc ngoại giao của bà Clinton.
“Bà đã thay đổi hệ thống,” bà Slaughter viết, và cc cho cả bà Mills, ông Sullivan và các trợ tá khác.
Bà Mills, đã làm việc với bà Clinton nhiều năm, nhắc ông Sullivan trong một email khác rằng bà liên tục nhận được các thư kiểu này.
Ông Sullivan nhấn mạnh với bà Mills rằng ông đã không mời bà Slaughter dự lễ cưới của ông.
Đến tháng Năm 2015, ông Podesta lại bàn tán về một bạn cũ của bà Clinton, Sidney Blumenthal.
Ông Podesta nói Blumenthal không “biết mình, cũng không tự trọng”.
Trong một trao đổi khác từ tháng 11 năm 2014, Philippe Reines, cố vấn kỳ cựu của bà Clinton, viết về một vấn đề quen thuộc cho bất kỳ ai làm việc văn phòng: tiêu đề email không phản ánh đúng nội dung.
“Tôi không sống thế này được trong hai năm nữa,” ông viết.
Nhưng các email cũng cho biết các thành viên nội bộ của bà Clinton giải quyết mâu thuẫn ra sao.
Tháng 4/2015, các trợ tá của bà bàn bạc về một cụm từ bà sẽ dùng trong diễn văn ở một cửa hàng tại New Hampshire.
Ông Podesta cho rằng bà nên nói “người Mỹ bình dân”. Nhưng ông thừa nhận bà không thích.
Ông và một người khác cuối cùng quyết định cụm từ này vẫn nên dùng, mặc dù sếp của họ ngần ngừ.
Ông và các trợ tá cũng rất quan tâm cách người khác nghĩ gì về họ và cố gắng loại trừ tường thuật tiêu cực của truyền thông.
Trong một email tháng Giêng 2009, họ thảo luận về một người có vẻ từng làm cho chiến dịch của bà Clinton và bị bắt vì “quản lý đường dây mại dâm”.
Các email cho thấy tầm mức các trợ tá phải cố gắng để duy trì cân bằng quyền lực mong manh trong nội bộ của bà Clinton, và cố gắng xây dựng quan hệ với người ngoài.
Trong một email, ông Podesta định dự một buổi ăn tối riêng với David Miliband, cựu ngoại trưởng Anh từng gặp bà Clinton nhiều năm trước.
Trong một email khác, Claudio Bisogniero, đại sứ Italy tại Mỹ, thúc ông Podesta gặp một viên chức Italy tại Nhà Trắng.
Theo các email, quan hệ của ông Miliband và Bisogniero, cùng nhiều quan chức nước ngoài khác, với các cố vấn của Clinton là rất sâu sắc.
Những mối quan hệ này có thể càng sâu hơn nếu bà thành tổng thống.
Việc tiết lộ email không thuận lợi cho ông Podesta và các nhân viên chiến dịch.
Chúng được thu thập nhờ việc đột nhập tài khoản của ông.
Đó là tội phạm.
Nhưng các email chiếu sáng nhiều vấn đề quan trọng.
Chúng là cánh cửa đi vào một thế giới bí mật.
Chúng cho thấy cách quan hệ của các trợ tá và cố vấn cho bà Clinton – ai quan trọng và không quan trọng với họ.
Các mối quan hệ này có thể giúp định hình chính quyền sắp tới – và hướng dẫn chính sách của nó trong tương lai.