Hơn 1,000 ca nhiễm trong 1 tháng, Singapore nguy cơ ‘vỡ trận’

Chính phủ Singapore mới đây đã quyết định ban hành các biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 sau khi số ca nhiễm của đảo quốc này chỉ sau một tháng, đã tăng vọt từ hơn 100 ca lên hơn 1.000 ca. Điều gì đã xảy ra?

All News TV


  Click 2 lần vào video để xem Full screen. Nhấn chổ 3 dấu ≡ để chọn video khác ↘





Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 3.4 thông báo nước này sẽ đóng cửa trường học từ ngày 8.4 và hầu hết nơi làm việc từ ngày 7.4 đến ngày 5.5. Đây là các biện pháp mạnh tay nhất từ chính phủ Singapore để chống lại đại dịch COVID-19.. Hiện ghi nhận 1.114 ca dương tính với coronavirus, trong đó có 6 người tử vong.

Trong khi đó, các dịch vụ thiết yếu như chợ, siêu thị, bệnh viện, các dịch vụ ngân hàng, vận tải… sẽ vẫn mở. Tất cả các công viên giải trí, bảo tàng và sòng bạc, cùng với các cơ sở thể thao như bể bơi công cộng, câu lạc bộ bóng đá, phòng tập gym sẽ bị đóng cửa.

Nhà lãnh đạo Singapore gọi các biện pháp mới này là một “cầu dao tổng”, nhằm ngăn chặn từ đầu trước khi dịch bệnh bùng phát ngoài tầm kiểm soát. Ông khuyên người dân nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt và tránh tiếp xúc với người khác bên ngoài, khẳng định đất nước có đủ nguồn cung thực phẩm để trải qua giai đoạn này và thậm chí lâu hơn.

Ngoài ra, Thủ tướng Lý Hiển Long còn kêu gọi người dân đeo khẩu trang, thay đổi so với lời khuyến nghị trước đây của nước này rằng người khỏe mạnh không cần đeo khẩu trang, mà chỉ người bệnh mới nên đeo. Sự thay đổi chính sách xuất phát từ bằng chứng cho thấy một số người nhiễm bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn truyền virus cho người khác.

Trước đó, Singapore từng là một trong những nước được xem là hình mẫu “đáng ngưỡng mộ” về cách chống COVID-19 với các biện pháp phòng chống đại dịch nghiêm ngặt, nhưng chỉ sau một tháng, quốc gia này đã tăng vọt từ hơn 100 ca lên hơn 1.000 ca.

Cụ thể, vào đầu tháng 3, Singapore ghi nhận hơn 100 ca nhiễm, đến đầu tháng 4, số ca nhiễm tại Singapore vượt mốc 1.000 khi chứng kiến số ca nhiễm tăng kỷ lục trong ngày 1.4 (74 ca) và 2.4 (tăng 49 ca). Vậy điều gì đã xảy ra?

Làn sóng lây nhiễm thứ hai

Làn sóng đầu tiên bắt đầu khi du khách từ Trung Quốc đại lục sang và lây cho người dân Singapore trong giai đoạn đầu của sự bùng phát toàn cầu. Singapore sau đó thực hiện một số biện pháp hạn chế đi lại để ngăn dịch.

Khi số ca nhiễm tăng lên, chính quyền Singapore đã ban hành các hạn chế du lịch nghiêm ngặt, đầu tiên nhắm vào các du khách nước ngoài đến từ Trung Quốc; sau đó là Hàn Quốc, Ý và Iran và cuối cùng là cấm tất cả du khách nước ngoài.

Tuy nhiên, đợt bùng phát thứ hai tại Singapore lại quan đến công dân nước này trở về từ Mỹ và Anh, những nơi đang có số trường hợp nhiễm COVID-19 mới tăng nhanh mỗi ngày. Đáng lo ngại hơn, giới chức Singapore lo ngại khi đợt bùng phát tiếp theo bao gồm các ca nhiễm nội địa và các ca không truy dấu được nguồn lây.

Giáo sư Jeremy Lim thuộc Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock nhận định: “Chắc chắn tất cả chúng ta nên lo lắng về đợt bùng phát thứ hai”.

Michael Osterholm, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (MỸ), nhận định rằng các cách tiếp cận của Singapore là “một trong những cách tốt nhất”, tuy nhiên những gì họ làm đã thể hiện một điều rằng COVID-19 khó bị đánh bại và kìm hãm”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thậm chí mô tả cách tiếp cận của Singapore là “khó bị lật đổ”, mà chưa cần dùng đến biện pháp phong tỏa đất nước, Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại về việc chiến lược ngăn chặn COVID-19 của Singapore sẽ không đạt được thành công hơn.

Người đứng đầu bộ phận Khoa học Sức khỏe và Đời sống chi nhánh châu Á – Thái Bình Dương của công ty Oliver Wyman, bà Kitty Lee đã mô tả thực tế này “tương đối đáng sợ”. Theo bà Lee, người dân Singapore đã chấp hành chưa hiệu quả yêu cầu cách ly xã hội, chẳng hạn như chỉ 40% lao động trong khu trung tâm tài chính của quốc đảo làm việc tại nhà.

Chính phủ Singapore sau đó buộc phải cảnh báo các nhà tuyển dụng rằng những người không làm việc tại nhà sẽ có khả năng phải đối mặt với việc bị truy tố.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam của Singapore cho rằng người dân nước này cần “tích cực hơn” khi thực hiện cách ly xã hội. “Những gì hiện tại chưa đủ để ngăn chặn đại dịch. Thay vào đó, dịch bệnh đang đánh gục chúng ta bởi sự thiếu ý chí của một bộ phận công dân”, ông Leong nói.

Trong khi đó, giáo sư Teo Yik Ying, trưởng khoa Sức khỏe Cộng đồng thuộc trường Đai học Y tế công cộng Saw Swee Hock – Đại học quốc gia Singapore, nhận định rằng nếu người dân Singapore từ chối “làm theo những chỉ dẫn đơn giản thì dù bất kể chính phủ có đưa ra biện pháp gì, chúng ta cũng sẽ thấy một đợt dịch bùng phát không thể kiểm soát”.

Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cách ly xã hội khi nhiều nghiên cứu mới chỉ ra rằng coronavirus có thể lây truyền trước khi bệnh nhân biểu hiện triệu chứng.

Đeo khẩu trang hay không?

Số ca nhiễm nội địa tăng tại Singapore cũng gây ra một cuộc tranh luận về giá trị của việc đeo khẩu trang. Trước đây, Chính phủ Singapore nói không cần phải đeo khẩu trang nếu không có bệnh và khẩu trang cần hơn cho các nhân viên y tế. Tuy nhiên, Mỹ đã khuyến cáo dân chúng đeo khẩu trang ở nơi công cộng trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét lại hướng dẫn trước đó.

Đáng chú ý, một số chuyên gia ở Hồng Kông và Nhật Bản cho rằng các nước “nền văn hóa” đeo khẩu trang nơi công cộng đã giúp giảm bớt số lượng ca lây nhiễm.

Giáo sư Jeremy Lim cho biết có câu hỏi rất nghiêm túc về đeo khẩu trang, đặc biệt ở những nơi có lưu lượng người tập trung cao như các chuyến tàu hỏa. Ông cũng cảnh báo việc đeo khẩu trang cũng có thể tạo cảm giác an toàn có thể khiến mọi người nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội.

Chuyên gia Leong Hoe Nam thì cho rằng Singapore hiện đang phải đối mặt với hai thách thức là không đủ khẩu trang cho toàn dân và cần thêm người các biện pháp cách ly xã hội. Ông Leong cảnh báo, nếu không có thêm hành động, hệ thống y tế của Singapore có thể bị áp đảo và choáng ngợp bởi sự “sự lây nhiễm tăng theo cấp số nhân”.

Hoàng Vũ (theo SCMP)




Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Youtuber Mỹ tới quê Quảng Nam 2024 ở chung nhà ông VN ngoài 80 tuổi nổi tiếng thế giới không đi ngủ từ năm 1962 xem thật hư ra sao

25/04/2024

Đà Nẳng 4/2024: xem bà mẹ trẻ tí hon 34 tuổi tật nguyền bị ung thư sắp chết tự chế lời nhạc và hát tặng khán giả & mạnh thường quân

25/04/2024

Tại sao Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam 2024 mua xác con ve sầu giá tới gần $100 USD/ 1 kg

25/04/2024

Youtuber trẻ ở quê Bắc Ninh khoe vưà biến xong chiếc xe Nhật Bản cũ mua $200 USD thành hình dạng xe thể thao Mỹ 2024

25/04/2024

Khám phá không gian sống thượng lưu trên hòn đảo Hoàng Gia ở Hải Phòng 4/2024 sẽ di chuyển bằng du thuyền & trực thăng ?

24/04/2024

Youtuber Mỹ gốc Việt thử nói tiếng Anh với các cô bán hàng trong chợ Bến Thành 4/2024

24/04/2024

Tham quan bên trong Nhà Hát Lớn TPHCM 4/2024

24/04/2024

Xưa rồi “độc lạ Bình Dương”, 2024 là thời Đồng Nai “smart”, Long An “số”

24/04/2024

Có gì mới lạ khi đến thăm Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột 2024, Tiếng Gọi Của Gió

24/04/2024

Music Video “Going Home” – Kenny G in Viet Nam 2024 – Nghệ sĩ Saxophone người Mỹ quảng bá du lịch Hà Nội 2024

23/04/2024

Youtuber TPHCM lên tỉnh Đắc Nông 4/2024 xem 1 phụ nữ biểu diễn đội đầu độc lạ

22/04/2024

Việt Nam chơi quá lớn chi 46 tỉ đô la Mỹ để mua vũ khí từ năm 2025

22/04/2024

Khám phá bên trong biệt thự vợ chồng Youtubers sinh năm 1994 ở TPHCM

20/04/2024

Ông chú 68 tuổi Sài Gòn khoe tự chế xong ngựa sắt chạy bằng xăng để rong chơi TPHCM 2024 và được nhiều người chú ý

19/04/2024

Youtuber từ Hà Nội du lịch Trung Quốc 4/2024 thăm bảo tàng người Chooang mới biết lịch sử viết Về Việt Nam

19/04/2024

Cùng ca sĩ Quang Vinh khám phá khu Resort có hình dạng “Chiếc Khuyên Tai” khổng lồ của người H’mông tại Sapa, Viet Nam 4/2024

19/04/2024

Youtuber Hải Phòng du lịch Đức 4/2024 tìm hiểu tình hình đời sống của người Việt

18/04/2024

Ông ngoại trẻ ở Nam Định 4/2024 khoe chế xong chiếc xe ngựa sắt độc lạ chở cháu ngoại dạo phố

18/04/2024

Leave a Reply