Kết cục bi thảm của nhiều tù nhân ấu dâm ở Mỹ

Ấu dâm là một tội nghiêm trọng ở Mỹ. Những kẻ phạm tội này thường phải ngồi tù trong cảnh bị khinh miệt, thậm chí bị bạn tù giết chết.

Một trong những điển hình cho các kiểu hình phạt mà người phạm tội ấu dâm ở Mỹ phải lĩnh nhận đó là trường hợp Theodore Dyer.
Mỹ, tù nhân, phạm nhân, ấu dâm. Minh béo, danh hài, kết cục, bi thảm, kết cục bi thảm, nhà tù, quấy rối tình dục, tình dục, lạm dụng tình dục
Steven Sandison (trái) đã giết chết bạn tù Theodore Dyer vì căm phẫn. (Ảnh: mlive)

Hồi tháng 12/2013, Theodore Dyer, một cựu cảnh sát hạt Muskegon thuộc bang Michigan lĩnh án chung thân vì tội xâm phạm tình dục mức độ 1 nhằm vào một bé gái 9 tuổi. Nhưng chưa đầy một năm bóc lịch trong trại giam thì người đàn ông 66 tuổi này đã bị bạn tù tên là Steven Sandison , 51 tuổi, giết chết bằng cách dùng một sợi dây siết cổ.

Trước tòa, Sandison chỉ giải thích gọn lỏn về động cơ của mình: “Tôi giết chết hắn vì hắn là một kẻ ấu dâm”.

Trước đó vào tháng 4/2010, Alan Ager – một phạm nhân quấy rối tình dục trẻ em – cũng bị bạn tù căm ghét đến mức dùng vải quấn cổ để giết. Được cảnh sát phát hiện trong tình trạng hôn mê sâu, Ager chết 10 ngày sau đó.

Các vụ việc như của Dyer và Ager phản ánh một thực trạng khá phổ biến ở nhiều nhà tù Mỹ: Những kẻ phạm tội ấu dâm phải đối mặt với sự chửi rủa và căm ghét của bạn tù bởi họ bị coi là thành phần cặn bã nhất trong xã hội, phải bị nguyền rủa và trừ khử.

Không ít trường hợp bị nhục mạ ngày này qua tháng khác đến mức “thà chết còn hơn” đến mức bị trầm cảm và tự sát.

Những phạm nhân may mắn thoát được cảnh sống “địa ngục trần gian” trong tù thì khi trở lại với xã hội đời thường, đi đến đâu họ cũng đều bị để ý dè chừng, thậm chí bị cấm đến nơi công cộng. Một số trường hợp phạm tội nặng còn phải đăng ký vào danh sách bị theo dõi đến hết đời.

Về tiền bảo lãnh, cũng như người phạm các tội danh khác, người phạm tội ấu dâm được luật pháp Mỹ cho phép nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại trong thời gian chờ xét xử. Trong khi bị cảnh sát tạm giữ, họ bị lấy vân tay và chụp hình để lưu hồ sơ.

Tuy nhiên, thẩm phán địa phương sẽ quyết định bị cáo có thuộc diện được bảo lãnh hay không và nếu được thì số tiền phải đóng là bao nhiêu. Thẩm phán có quyền từ chối cho bảo lãnh đối với những người gây án nghiêm trọng hoặc tin rằng đối tượng sẽ chạy trốn.

Số tiền đóng bảo lãnh thì khác nhau theo quy định của mỗi bang nhưng tuân thủ các bước rất nghiêm ngặt, gắn với tất cả các tội danh được liệt kê. Nếu một đối tượng phạm nhiều tội danh thì số tiền phải nộp chiếu theo tội danh có mức bảo lãnh cao nhất. Riêng tội giết người đặc biệt nghiêm trọng không được cho phép bảo lãnh, còn các hình thức giết người khác yêu cầu số tiền bảo lãnh là một triệu đôla.

Thanh Hảo

Leave a Reply