Khi nào nên mua và khi nào nên bán một stock?

Đây là câu hỏi mà mình nghĩ là tất cả mọi người đều muốn biết. Nếu bạn là một người thích mua bán trong ngày (day trader), hay thích “lướt sóng” (swing or trend trader), đây là câu hỏi khó, rất khó. Bạn phải thật giỏi trong phân tích technical (chart patterns, indicators, etc…) để có thể mua vào và bán ra tại những thời điểm mà bạn có lời. Nhưng để luôn luôn thắng trong tất cả các lần mua bán ngắn hạn là không thể; bởi vì nếu có một công thức như vậy, tất cả mọi người đều đã giàu to hết rồi! Một vài short-term traders có thể thắng nhiều lần, nhưng chỉ một lần thua, nó có thể xoá sạch những gì họ đã thắng trước đó, rất nhanh.

Nói như thế không phải là mình chê những người múa bán ngắn hạn; ngược lại là mình rất nể họ, những người mua bán ngắn hạn mà thành công. Trong tất cả mọi lĩnh vực đều có những chuyên gia; trong mua bán stocks cũng vậy. Những short-term traders phải rất giỏi trong phân tích technical (technical analysis), rất tuân thủ những chiến thuật (trading strategy), và đặc biệt là vô cùng kỷ luật (discipline). Để có được những điều này, họ đã phải trãi qua rất nhiều những bài học thực tế, có khi phải trả giá rất đắc, bầm dập, cho những sai lầm trong quá khứ để có cho riêng mình những kinh nghiệm chinh chiến bây giờ. Đó là điều không dễ và mình không khuyến khích những người mới bước chân vào trị trường chứng khoán chơi ngắn hạn. Thực tế là có nhiều người mới vào thị trường, đã nhiệt tình quá mức, ngày đêm dán mắt vào màn hình máy tính để mua bán short term. Sau một thời gian thua lỗ nhiều quá thì sinh ra thất vọng, mất phương hướng, sợ hãi và đóng trading account luôn. Thật đáng tiếc!

Trở lại với câu hỏi ở đầu bài, nếu bạn là một người đầu tư dài hạn, thì nó không còn là quá khó nữa. Mình xin chia sẻ kinh nghiệm của bản thân ở đây và hy vọng nó ‘makes sense’ đối với bạn.

1) Khi nào nên mua một stock?

Mình chỉ nên mua một stock khi mình biết về sản phẩm (hay dịch vụ) mà công ty đó đang bán. Sản phẩm đó mình đã từng dùng qua, hoặc bạn bè người thân của mình đã và đang sử dụng. Mình có thể thích nó hay không thích nó nhưng mình biết có rất nhiều người đang sử dụng nó. Và đặc biệt là công ty đó mình tin là nó sẽ hoạt động tốt trong một thời gian rất dài nữa.

Anh Phương đã từng chia sẽ điều này và mình thấy rất hay và mình đang áp dụng nó. Trước khi mua một stock, bạn thử nhắm mắt lại, ngồi im lặng và tưởng tượng trong đầu xem là trong vòng 10-20 nữa công ty đó có còn hoạt động tốt không? Nếu câu trả lời là có thì bạn nên xem xét mua. Và nếu công ty này đang trả dividend, đặc biệt là dividend được tăng đều đặn hàng năm trong nhiều năm qua thì câu trả lời là Phải Mua (Strong Buy).

Sẽ có vài người hỏi là: nhưng hiện tại giá stock công ty mà mình thích đó cao quá, có nên mua không? Câu trả lời của mình là MUA; it doesn’t matter for a long-term investment. Thực tế là không ai có thể biết chắc 100% là giá của một stock sẽ còn lên nữa hay sẽ xuống lại. Warrent Buffett từng nói “don’t time the market”, bởi vì bạn không thể biết khi nào là đúng nhất. Nếu bạn thấy một công ty có một tương lai ổn định lâu dài, trả dividend và dividend growth thì mua, mua càng sớm càng tốt. Khi công ty trả dividend, nếu bạn còn trẻ, chưa cần sử dụng tiền đó ngay thì mua thêm shares vào (dividend reinvesting). Nếu bạn có thể tiết kiệm, mỗi tháng đều đặn bỏ tiền vô mua thêm shares; giá lên cao thì mua ít shares, giá xuống thấp thì mua nhiều shares hơn. Rất đơn giản và không phải thức khuya dạy sớm suy nghĩ nhiều. Sau một thời gian dài (said 20 năm), mình tin tài khoản của bạn sẽ rất rủng rỉnh.

Cuối bài viết này, mình sẽ list những stocks mà mình đã mua theo cách này. Danh sách đó chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tự nghiên cứu thêm trước khi mua.

2) Khi nào nên bán một stock?

Hầu hết những long-term stocks mình đã mua, mình không nghĩ mình sẽ bán trong một tương lai gần. Nhưng nếu những trường hợp sau đây xảy ra, mình sẽ xem xét bán:

Nếu công ty đang trả dividend mà giảm dividend hoặc loại bỏ dividend. Thường điều này xảy ra khi earnings của công ty giảm và công ty không đủ khả năng để trả dividend như thông thường. This is very bad news! Một công ty với sản phẩm tốt và mình nghĩ là ổn định trong lâu dài mà bất chợt vì một lý do nào đó bị giảm doanh thu, hay chi phí vận hành bỗng trở nên cao quá, hoặc whatever reasons. Who cares! Bán, bán ngay, và tìm công ty khác thay thế, thế thôi. In this case, sell first and ask questions later!
Nếu công ty chưa trả dividend (growing company) mà stock giảm, let’s say giảm 30% thì sao, nên giữ hay nên bán? Đây là kinh nghiệm của mình, mình sẽ nhắm mắt lại và đặt một câu hỏi mới là: giả sử tại giá đã giảm này, nếu mình chưa từng mua nó thì mình có mua bây giờ không? Nếu câu trả lời là có thì giữ hoặc thậm chí mua thêm. Ngược lại, nếu câu trả lời là không thì bán, bán ngay lập tức, cắt lỗ và move on. Nếu bạn đã nghiên cứu công ty này rồi, đã mua nó dựa trên fundamentals, nhưng bây giờ bạn không muốn mua nó ở giá 30% discount thì bán đi chứ giữ làm gì nữa.
Nếu công ty đang trả dividend, dividend đang grow đều đặn mà stock lại lên, ví dụ 100% thì sao? Dễ ợt, kệ nó đi, dẫn vợ con đi chơi, vui vẻ, khoẻ re :-).
Nếu công ty chưa trả dividend mà stock đang lên, ví dụ 100% thì sao? À, chúc mừng, chúc mừng. Cái này sẽ tuỳ theo người; còn kinh nghiệm bản thân mình là thế này: mình bán 50%, nghĩa là lấy lại vốn; phần còn lại let it rise for free. Nếu nó lên nữa và hits your price target (price target là tuỳ theo mỗi người, không ai giống ai được) thì bán. Nếu nó xuống lại và fundamentals vẫn không có thay đổi xấu đi thì mua lại. Nếu fundamentals went bad thì bán hết luôn. Nên nhớ đây là profit của bạn, bạn không lỗ đồng nào hết sau khi đã lấy vốn ra từ trước đó rồi.
Đó là những kinh nghiệm mình đã dùng để đầu tư đường dài vào stocks. Mình đang nắm giữ stocks của một vài công ty sau đây:

dividend growth: KO, PEP, WMT, T, VZ, MCD, YUM, MO, INTC, MSFT, QCOM, ABBV, GILD, OHI
growing: BRK.B, FB, NVDA, CAVM, ANET

Trần Anh Andrew
Trần Anh Andrew bắt đầu cộng tác viết bài trên blog Rủng Rỉnh với anh Phương từ năm 2017. Ngoài việc chuyên môn là một chuyên gia thiết kế vi mạch, sở thích của Anh là đọc sách, phân tích và đầu tư stocks; đặc biệt là từ những công ty công nghệ. Anh tin là nếu sống và làm việc ở Silicon Valley mà không đầu tư vào stocks là bỏ qua một cơ hội tuyệt vời để kiếm thêm tiền, thậm chí làm giàu; tất nhiên phải đầu tư đúng cách. Anh đã lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành ngành điện tử (Electrical Engineering) từ trường Đại Học California ở Davis (UC Davis) vào năm 2012.

Leave a Reply