Cựu chủ tịch hãng xe Nissan trốn thoát được khỏi nhà tù khét tiếng Tokyo, Nhật bằng cách nào ?

Nhà tù “ác mộng” ở Tokyo – vốn gây nhiều chú ý gần đây sau khi là nơi tạm giam cựu chủ tịch Nissan Carlos Ghosn, vừa mở cửa cho phóng viên tham quan.

Rất dễ để nhìn thấy cơ sở tạm giam các nghi phạm được gọi là Trung tâm Giam giữ Tokyo, dù là trong một buổi chiều mưa ẩm ướt đầu tháng sáu. Tòa nhà hình chữ X hoàn toàn nổi bật với những công trình kiến trúc cũ kỹ xung quanh ở khu Kosuge, phía đông bắc thủ đô Nhật Bản.

Ngoại trừ những lần hiếm hoi khi các phóng viên xuất hiện để đưa tin về một tên giết người khét tiếng bị đưa vào đây, hầu hết thời gian công chúng đều ít chú ý đến tòa nhà này, nơi giam giữ 1.600 phạm nhân dưới sự quản lý của 800 nhân viên.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Trung tâm Giam giữ Tokyo đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới vì một nhân vật đình đám: Carlos Ghosn.

Ben trong nha tu khet tieng Tokyo, noi giam giu cuu chu tich Nissan hinh anh 1
Cựu chủ tịch Nissan, Carlos Ghosn sau khi được tại ngoại vào hồi tháng 3. Ảnh: Reuters.

Có tội cho đến khi được chứng minh vô tội

Cựu chủ tịch Nissan bị tạm giam ở đây trong vòng 108 ngày và bị thẩm vấn về các cáo buộc sai phạm tài chính và vi phạm tín nhiệm nghiêm trọng. Ông Ghosn được tại ngoại hồi tháng 3 nhưng chưa đầy một tháng sau đã bị bắt trở lại và tiếp tục bị giam giữ trong 21 ngày nữa ở nhà tù này. Đến cuối tháng 4, ông Ghosn được tại ngoại một lần và sẽ phải chuẩn bị đối mặt với các phiên tòa sắp diễn ra.

Việc cựu chủ tịch Nissan bị tạm giam trong thời gian dài khiến cho nhiều nước phương Tây lên tiếng chỉ trích bộ máy tư pháp của Nhật Bản, trong đó cho phép các công tố viên tạm giam nghi phạm tối đa 23 ngày cho mỗi cáo buộc và thẩm vấn họ mà không có sự xuất hiện của luật sư.

Cũng có những chỉ trích khác về điều kiện giam giữ đối với những người như ông Ghosn, khi mặc dù chưa bị kết tội nhưng các nghi phạm phải sống như những tù nhân trong khi chờ đợi công lý.

Sau khi phải nhận những ý kiến tiêu cực, Trung tâm Giam giữ Tokyo quyết định mở cửa cho các phóng viên nước ngoài để làm rõ những chỉ trích cho rằng nó là một phần trong một hệ thống coi nghi phạm là người có tội cho đến khi được chứng minh vô tội.

Đầu tiên là căn phòng nơi cựu chủ tịch Nissan bị giam giữ, với diện tích 7,5 mét vuông, phòng giam này chỉ có những vật dụng cơ bản như giường gấp, giá sách, bàn làm việc mini cùng bồn cầu đối diện bồn rửa mặt. Theo truyền thông, ông Ghosn được chuyển tới một căn phòng rộng hơn sau đó.

Các phạm nhân được phép vận động tại sân nhà tù 30 phút mỗi ngày, và được ngủ thêm 2 tiếng sau bữa trưa.

Tuy nhiên, trong thời gian còn lại ở phòng giam, phạm nhân bị buộc phải ngồi. Luật lệ này được áp dụng để tránh gây nhầm lẫn cho lính gác, vì họ sẽ phải kiểm tra xem phạm nhân có còn sống hoặc có vấn đề sức khỏe không nếu người này nằm trên sàn.

Ben trong nha tu khet tieng Tokyo, noi giam giu cuu chu tich Nissan hinh anh 2
Một căn phòng biệt giam của Trung tâm Giam giữ Tokyo, nơi cựu chủ tịch Nissan từng bị giam giữ. Ảnh: AP.

“Ba nguy cơ lớn nhất trong các nhà tù Nhật Bản là cháy, chạy trốn và tự tử”, ông Shigeru Takenaka, người đứng đầu bộ phận quản giáo nhà tù, cho biết. Để ngăn cản các phạm nhân tự gây tổn thương, các vật dụng trong phòng giam đều có góc được bo tròn, bồn cầu và bồn rửa mặt được điều khiển bằng các nút bấm.

“Tất cả mọi thứ đều được thiết kế để tránh những nỗ lực tự tử”, ông Takenaka nói.

Thẩm vấn 14 tiếng mỗi ngày

Hiện tại, 1.216 trong tổng số 1.758 phạm nhân ở trại vẫn đang chờ đợi đến phiên tòa xét xử, với những tội danh từ trộm cắp, lừa đảo, tàng trữ ma túy đến giết người. Trong tổng số 239 phạm nhân người nước ngoài đến từ 38 quốc gia, gần một phần ba là người Trung Quốc.

Một số phòng giam có thể chứa tối đa 6 phạm nhân nhưng không được trang bị tivi. Các phạm nhân được phép nghe radio vào buổi sáng, tắm 3 lần một tuần trong mùa hè và 2 lần một tuần vào mùa đông. Mỗi ngày của họ bắt đầu lúc 7h và kết thúc khi ánh đèn trong phòng giam giảm xuống chứ không tắt hẳn vào lúc 21h.

Phạm nhân ăn ba bữa hàng ngày với thực đơn gồm gạo, súp và một phần nhỏ thịt hoặc cá do chuyên gia dinh dưỡng quyết định. Ông Ghosn được cho là hết sức chật vật với khẩu phần này. Mặc dù vậy những người bị giam giữ được phép viết một lá thư mỗi ngày và không bị hạn chế số lần bạn bè hoặc gia đình đến thăm.

Trong lần mở cửa này, Trung tâm Giam giữ Tokyo không cho các nhà báo tham quan phòng thi hành án, nơi các tử tù bị treo cổ sau một buổi gặp ngắn với một nhà sư.

Năm ngoái, một trong những phạm nhân nổi tiếng nhất của nhà tù, Shoko Asahara, lãnh đạo giáo phái Aum Shinrikyo thực hiện vụ tấn công khí độc sarin vào hệ thống tàu điện ngầm Tokyo năm 1995 khiến 13 người thiệt mạng, đã bị treo cổ trong căn phòng này.

Nhật Bản cũng bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì cách thi hành án tử hình đặc biệt của quốc gia này. Tử tù ở Nhật Bản không biết bao giờ mình bị thi hành án trong phiên tòa, họ thường bị giam giữ biệt lập trong hàng năm trời và chỉ biết trước thời điểm thi hành án khoảng vài tiếng đồng hồ. Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi cách này là “tàn bạo, vô nhân đạo và hèn hạ”.

Ông Takenaka từ chối bình luận về án tử hình và phủ nhận các chỉ trích cho rằng nghi phạm bị giam giữ trong điều kiện giống như các phạm nhân bị kết án.

“Về mặt điều kiện sống, tôi nghĩ chúng tôi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn thích hợp – về dinh dưỡng, hoạt động thể chất và chăm sóc y tế”, ông Takenaka cho biết. Trưởng bộ phận quản giáo cũng từ chối bình luận về khiếu nại từ luật sư của Carlos Ghosn, cho rằng điều kiện giam giữ của nhà tù được thiết kế để khiến nghi phạm suy sụp về tinh thần, giúp các công tố viên khai thác những lời thú tội.

Ben trong nha tu khet tieng Tokyo, noi giam giu cuu chu tich Nissan hinh anh 3
Một bữa ăn tại Trung tâm Giam giữ Tokyo, cựu chủ tịch Nissan được cho là đã hết sức chật vật với khẩu phần này. Ảnh: AP.

Hồi tháng 4, đội luật sư của cựu chủ tịch Nissan cho biết lần giam giữ thứ 2 đã khiến gián đoạn việc điều trị bệnh thận mãn tính của ông Ghosn, và các công tố viên đã cố gắng ép buộc Ghosn thú tội bằng cách thẩm vấn kéo dài tới 14 tiếng mỗi ngày, đôi khi vào giữa đêm.

Nói về những ô cửa sổ chống đạn, các thiết bị y tế bao gồm máy chụp cắt lớp CT và các bác sĩ túc trực, ông Takenaka khẳng định mục đích của trung tâm là để chuẩn bị cho các phạm nhân được xét xử trong sự an toàn.

Bạo lực giữa các phạm nhân là điều gần như không xảy ra, ông Takenaka cho biết. “Họ không phải bảo vệ bản thân như ở phương Tây. Họ được bảo vệ ở đây. Cuối cùng thì họ sẽ trở lại xã hội, vì vậy chúng tôi phải tìm cách cân bằng. Điều kiện sống ở đây cần phải ổn, nhưng không quá tốt đến mức tốt hơn những người sống bên ngoài”, ông Takenaka nói.

Căn nhà ‘giữa trăm mắt nhìn’ cựu chủ tịch Nissan ở trước khi trốn

Ngôi nhà nơi cựu chủ tịch Nissan sống ở Tokyo trong thời gian tại ngoại nằm tại một khu vực sang trọng ở thủ đô Nhật Bản, với sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát.

Theo Reuters, những hàng xóm của Carlos Ghosn thừa nhận không khó để thấy người đàn ông nổi tiếng này đi dạo cùng các con gái của mình trong thời gian tại ngoại, và cũng không khó để nhận ra một chiếc xe màu đen hiện diện ở khu vực 24/24 – lời nhắc nhở nghiêm túc về sự giám sát đối với cựu chủ tịch Nissan.

Ghosn hôm 31/12 cho biết ông đã trốn thoát tới Lebanon để thoát khỏi hệ thống tư pháp “định kiến” ở Nhật Bản. Tiết lộ đáng kinh ngạc này đã đặt ra câu hỏi về cách làm sao mà một người được chú ý như cựu chủ tịch Nissan lại có thể vượt qua sự giám sát của các cơ quan chức năng, đặc biệt là sau khi ông nộp hết các hộ chiếu của mình theo điều khoản tại ngoại.

Hana Takeda, người sống trong căn hộ gần nhà của Carlos Ghosn từ tháng 5, cho biết đôi khi cô vẫn thấy cựu chủ tịch Nissan ra ngoài đi dạo với một trong 3 cô con gái của mình.

Can nha 'giua tram mat nhin' cuu chu tich Nissan o truoc khi tron hinh anh 1 download.jpeg
Căn nhà tại quận Roppongi thượng lưu ở Tokyo, nơi cựu chủ tịch Nissan Carlos Ghosn sinh sống trong thời gian tại ngoại. Ảnh: Reuters.

“Ông ấy không hề bí mật. Tôi vẫn thường thấy ông ấy đi dạo cùng con gái mình”, Takeda chia sẻ.

Căn nhà to lớn nhiều tầng nằm không xa khu trung tâm quận Roppongi, nơi nhiều nhà ngoại giao và người ngoại quốc sinh sống.

Cảnh sát hiện diện tại đây mọi lúc vì có ít nhất một đại sứ quán và dinh thự của các nhân viên ngoại giao. Nhiều ngôi nhà có các dòng xe sang phương tây như BMW, Land Rovers, và Bentley đậu ngoài cửa, điều hiếm thấy ở một đất nước chuộng hàng nội địa như Nhật Bản.

Có 3 chiếc camera không dây được lắp trên ban công ngôi nhà. Theo điều kiện tại ngoại, cửa ngôi nhà phải được đặt camera theo dõi 24/24.

Không có ai mở cửa khi phóng viên của Reuters bấm chuông. Gara đôi đóng cửa và các cửa sổ cũng đều được kéo rèm che kín. Một cảnh sát đạp xe tuần tra liên tục trong khu dân cư.

Một hàng xóm khác, ông Whitney Rich người Mỹ, nói rằng đôi khi ông thấy một chiếc xe màu đen đỗ cạnh ngôi nhà.

Carlos Ghosn bị bắt ở Tokyo vào tháng 11/2018 và phải đối mặt với 4 cáo buộc, tất cả đều bị ông phủ nhận. Trong số này có cả cáo buộc rằng ông đã che giấu thu nhập của mình và làm giàu cho bản thân bằng các khoản tiền chi trả cho những đại lý của hãng ở khu vực Trung Đông.

Nhiều khả năng là vụ xét xử sẽ không diễn ra vì Nhật Bản không có hiệp định dẫn độ với Lebanon.

Vẫn chưa rõ làm cách nào để Carlos Ghosn, người có cả hộ chiếu Pháp, Brazil và Lebanon, lên kế hoạch đào thoát khỏi Nhật Bản. Một nguồn tin nói với Reuters rằng cựu chủ tịch Nissan nhập cảnh vào Lebanon hợp pháp với một cuốn hộ chiếu Pháp.

Kênh tin tức MTV của Lebanon cho biết một nhóm các nhạc công đã tới nhà Carlos Ghosn để biểu diễn, sau đó thu dọn đồ và đưa cựu chủ tịch Nissan vào một thùng nhạc cụ. Ghosn sau đó được đưa tới sân bay và ra khỏi đất nước với sự giúp đỡ của một công ty an ninh tư nhân.

Điều rõ ràng là cựu chủ tịch Nissan vẫn bị theo dõi chặt chẽ khi vụ đào tẩu diễn ra, và sự thật này khiến cho vụ việc có thêm màu sắc phi thường. Cơ quan chức năng Nhật Bản đã theo dõi và hạn chế sự di chuyển cũng như liên lạc của Carlos Ghosn nhằm ngăn chặn người đàn ông bỏ trốn hoặc giả mạo bằng chứng hay can thiệp vào các thiết bị theo dõi.

Dường như luôn có một chiếc ôtô đỗ ở cuối con đường gần nhà Ghosn, một người nước ngoài sống tại đây cho biết.

“Ông ta bị giám sát liên tục”, người đàn ông chia sẻ.

Cựu chủ tịch Nissan rời nhà cũng khó nhưng đào tẩu được khỏi Nhật Bản

Nếu Carlos Ghosn không thể rời khỏi căn hộ ở Tokyo để mua một hộp sữa mà không ai hay biết, làm thế nào ông có thể trốn khỏi Nhật Bản trong “cuộc đào tẩu của thập kỷ”?

Theo CNN, Carlos Ghosn từng được ca ngợi tại Nhật Bản như là gã khổng lồ của ngành công nghiệp ôtô, ông chủ đầy sức lôi cuốn của các nhà sản xuất ôtô danh tiếng Nissan và Mitsubishi Motors.

Nếu ông không phải là một trong những gương mặt được biết đến nhiều nhất của Nhật khi đó, ông chắc chắn đã trở thành một người như vậy khi bị bắt vào tháng 11/2018 vì nghi ngờ có hành vi sai trái về tài chính, rồi bị sa thải sau đó.

Các điều khoản của trong thỏa thuận bảo lãnh tại ngoại trị giá 1,5 tỷ yen (13,8 triệu USD) yêu cầu ông phải ở lại Nhật Bản trước phiên tòa dự kiến diễn ra vào năm 2020. Cũng theo điều kiện bảo lãnh, cả ba hộ chiếu của ông Ghosn đều bị tịch thu, giao cho đội ngũ luật sư biện hộ giữa, để ông không thể rời khỏi đất nước. Thậm chí sau đó, ông phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt cũng như bị hạn chế sử dụng điện thoại và máy tính.

Nếu ông không thể rời khỏi căn hộ ở Tokyo để mua một hộp sữa mà không ai hay biết, làm thế nào ông có thể trốn khỏi đất nước?

Bỏ trốn bằng cách nào?

Có rất nhiều suy đoán được đưa ra. Trong số những giả thiết kỳ quặc mà truyền thông Lebanon đưa ra là suy đoán rằng ông đã bị đưa vào một chiếc thùng được thiết kế để chứa nhạc cụ, sau buổi biểu diễn riêng của một đoàn nhạc Gregorian tại nhà của ông.

Hay, như nhiều cuộc đào tẩu thông thường khác, ông đã qua mặt hải quan Nhật Bản với hộ chiếu giả, như báo Les Echos của Pháp đưa tin? (Một trong ba hộ chiếu mà ông Ghosn sở hữu là được Pháp cấp).

Dù sự thật là gì, một vụ bỏ trốn như vậy sẽ đòi hỏi phải lên kế hoạch phức tạp, không phải là chuyện vặt vãnh. Junichiro Hironaka, luật sư đại diện cho ông Ghosn, nói rằng ông phải có sự giúp đỡ của một “tổ chức lớn” để có thể bỏ trốn.

Điều có vẻ chắc chắn là, bằng cách này hay cách khác, ông đã tránh được sự giám sát ở Tokyo. Ông Ghosn chắc chắn đã phải ngụy trang: Sau khi được tại ngoại, ông rời tòa án với trang phục của một nhân viên bảo trì, rõ ràng là nỗ lực để tránh ống kính truyền thông (dù bất thành).

Cuu chu tich Nissan roi nha cung kho nhung dao tau duoc khoi Nhat Ban hinh anh 2 ghosn_3_.jpg
Ông Carlos Ghosn, đội mũ lưỡi trai màu xanh và đeo mặt nạ, khi ông được tại ngoại. Ảnh: AFP/Getty.

Rồi đến câu hỏi làm thế nào ông có thể rời khỏi Nhật Bản. Wall Street Journal nói ông Ghosn đã đến Lebanon thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, thời câu chuyện trên báo Pháp Les Echos và nhiều tờ khác. Điều này được củng cố bởi dữ liệu từ trang theo dõi chuyến bay Flightradar24, cho thấy một máy bay riêng bay từ Osaka, Nhật Bản, đã bay tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, và sau đó một chiếc khác tiếp tục bay đến Lebanon vào thời điểm ông Ghosn được cho là đã đến nước này.

Dù rời khỏi Nhật Bản như thế nào, việc ông đến Lebanon – nơi ông lớn lên sau khi gia đình chuyển từ Brazil – dường như là chuyện rất bình thường.

Ông Ghosn đến Beirut, thủ đô Lebanon, vào sáng sớm ngày 30/12 hoàn toàn suôn sẻ. “Carlos Ghosn đã vào Lebanon vào rạng sáng hôm qua một cách hợp pháp”, Bộ Ngoại giao Lebanon cho biết trong một tuyên bố được hãng thông tấn quốc gia của nước này đăng tải.

“Các chi tiết xung quanh việc ông ấy rời Nhật Bản và nhập cảnh Beirut vẫn chưa được làm rõ và mọi sự thảo luận về điều này là vấn đề riêng tư (liên quan đến ông Ghosn)”, tuyên bố nêu.

Bất ngờ và giận dữ ở Nhật Bản

Trong khi đó, giới chức và công chúng Nhật Bản tỏ ra phẫn nộ. Japan Today gọi sự bỏ trốn này là một “sai sót an ninh đáng xấu hổ”, khiến công chúng Nhật Bản “mất mặt”.

Luật sư Hironaka nói với các phóng viên hôm 31/12 rằng chuyến bay rời Nhật Bản của thân chủ ông “hoàn toàn là chuyện bất ngờ”.

“Chúng tôi rất bối rối và bị sốc”, ông nói, giải thích rằng ông Ghosn không có hộ chiếu của mình và “không thể sử dụng chúng.

Masahisa Sato, nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, cho rằng ông Ghosn rõ ràng đã lợi dụng việc tại ngoại để bỏ trốn. “Nếu điều này là sự thật, thì đó không phải là ‘rời khỏi đất nước’, đó là bỏ đi bất hợp pháp, là đào tẩu, và đây là hành vi phạm tội”, ông nói với AFP.

Ông Sato, cựu quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao, đặt vấn đề: “Có nước nào khác trợ giúp hay không? Việc hệ thống của Nhật Bản để ai đó rời đi phi pháp quá dễ dàng cũng là một vấn đề nghiêm trọng”.

Cũng có sự giận dữ ở Pháp, nơi ông Ghosn đã xây dựng một liên minh phức tạp và đôi khi không thoải mái giữa Nissan, Mitsubishi và nhà sản xuất ôtô Renault của Pháp. Chính phủ Pháp “rất ngạc nhiên” rằng ông Ghosn đã rời Nhật Bản, Quốc vụ khanh Bộ trưởng Kinh tế – Tài chính Agnès Pannier-Runacher nói với đài phát thanh France Inter.

Ông Ghosn “không đứng trên luật pháp”, bà nói và cho biết thêm rằng “nếu một công dân nước ngoài chạy trốn khỏi công lý ở Pháp, chúng tôi sẽ thực sự tức giận”.

Cuu chu tich Nissan roi nha cung kho nhung dao tau duoc khoi Nhat Ban hinh anh 3 ghosn_1_.jpg
Phóng viên đứng ngoài nơi ông Ghosn sống ở Beirut, Lebanon. Ảnh: Getty.

An toàn ở Beirut, ông Ghosn đưa ra tuyên bố nói rằng ông “đã không chạy trốn công lý – tôi đã thoát khỏi sự bất công và đàn áp chính trị”. Ông khó có thể bị buộc phải quay lại: Lebanon không có hiệp ước dẫn độ với Nhật Bản.

Trong mọi trường hợp, Lebanon có rất nhiều vấn đề của riêng mình – đất nước đang trong giai đoạn khủng hoảng chính trị và kinh tế, và việc bước vào một quá trình dẫn độ phức tạp có thể sẽ nằm dưới cùng trong danh sách ưu tiên của họ.

Trong tuyên bố của mình, ông Ghosn cho biết ông mong muốn được giao tiếp “tự do” với các nhà báo bắt đầu vào tuần tới. Có thể ông sẽ kể tường tận về cuộc đào tẩu thập kỷ này.

Cuộc trốn chạy ly kỳ của cựu sếp Nissan sau nhiều tháng chuẩn bị

Đằng sau hậu trường, các cố vấn của ông Ghosn đã nghiên cứu một số kịch bản để giúp ông tránh được phiên tòa tại Nhật, nơi hơn 99% bị cáo bị kết án là có tội.

Carlos Ghosn đã trốn từ Nhật Bản sang Lebanon sau nhiều tháng các cộng sự của ông lên kế hoạch nhằm đưa cựu lãnh đạo liên doanh Renault-Nissan đến một quốc gia có môi trường pháp lý thân thiện hơn đối với các cáo buộc chống lại ông, theo những người biết về chuyện này.

Chính phủ Lebanon đã nhiều tháng yêu cầu Tokyo đưa ông Ghosn, một công dân Lebanon, đến Beirut, nơi họ đề nghị ông sẽ hầu tòa về các cáo buộc tham nhũng, theo một quan chức cấp cao của Lebanon.

Lực lượng chức năng Nhật Bản đã bắt giữ ông Ghosn vào cuối năm 2018, truy tố cựu lãnh đạo của các hãng sản xuất ôtô Renault, Nissan Motor và Mitsubishi Motors về một loạt tội tài chính. Ông Ghosn bác bỏ mọi cáo buộc này.

Ông Ghosn đã được đưa từ nơi cư trú bị tòa án giám sát ở Tokyo lên một chiếc máy bay riêng vào cuối tuần trước, bay đến Thổ Nhĩ Kỳ, và sau đó tiếp tục bay tới Lebanon, hạ cánh vào sáng sớm 30/12.

Kênh MTV của Lebanon nói ông Ghosn đã rời khỏi ngôi nhà bị giám sát ở Tokyo bằng cách trốn trong thùng đựng nhạc cụ. Theo đó, một ban nhạc đã đến biểu diễn tại ngôi nhà trong bữa tối và khi rời đi, họ đưa ông Ghosn đi theo.

Tòa án Tokyo nói với truyền thông Nhật hôm 1/1 rằng họ đã chính thức hủy bỏ bảo lãnh tại ngoại đối với ông Ghosn và chính phủ sẽ tịch thu 1,5 tỷ yen (13,8 triệu USD) tiền bảo lãnh mà ông đã trả.

Lebanon “không hay biết gì”

Ông Ghosn lớn lên ở Lebanon và được biết đến như là một doanh nhân thành công trên toàn cầu. Đại sứ Lebanon tại Nhật Bản thường xuyên đến thăm ông trong thời gian ông bị tạm giam. Các quan chức Lebanon cho biết ông vào nước này một cách hợp pháp và không phải chịu bất kỳ sự hạn chế nào.

Khi trở về Lebanon, ông Ghosn đã gặp vợ mình, Carole Ghosn, người tham gia giúp chồng đào tẩu. Trong tin nhắn gửi tới Wall Street Journal, bà Ghosn mô tả việc được đoàn tụ với chồng là “món quà tuyệt vời nhất cuộc đời tôi”.

Cuoc tron chay ly ky cua cuu sep Nissan sau nhieu thang chuan bi hinh anh 1 im_140610.jpeg
Ông Carlos Ghosn bỏ trốn từ Nhật Bản đến Lebanon. Ảnh: Zuma Press.

Chính phủ Lebanon không biết trước về kế hoạch chạy trốn của ông Ghosn, theo ông Salim Jreissati, quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề liên quan đến tổng thống. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói chính phủ đã không có bất kỳ liên hệ nào với các quan chức Nhật Bản và đang chờ thêm thông tin chi tiết từ ông Ghosn, người dự kiến ​​gặp gỡ truyền thông vào tuần tới.

“Chính phủ Lebanon không liên quan gì đến việc bỏ trốn của ông ấy”, ông Jreissati nói. “Chúng tôi hoàn toàn không biết ​​gì về những câu chuyện xung quanh việc ra đi của ông ấy”.

Tuy nhiên, trước khi ông Ghosn bỏ trốn, ông Jreissati cho biết Lebanon đã liên tục yêu cầu Nhật Bản giao ông cho Lebanon và xét xử ông theo Công ước Liên Hợp Quốc về Chống Tham nhũng mà Lebanon là thành viên. Nhật Bản đã không hồi đáp, ông Jreissati nói.

Quốc vụ khanh Lebanon cũng nhắc lại lập trường đó với Quốc vụ khanh Ngoại giao Nhật Bản Keisuke Suzuki khi ông này tới thăm Beirut tháng trước. Ông Suzuki không lập tức hồi đáp một email được gửi đến văn phòng của ông.

Luật pháp Lebanon chấp nhận để các công dân, như ông Ghosn, bị truy tố về các tội phạm phải ở nước ngoài, miễn hành vi đó cũng là tội ở Lebanon. Ông Jreissati cho biết chính phủ Lebanon sẽ không khởi tố ông Ghosn cho đến khi nhận được bằng chứng từ Nhật Bản.

Cuoc tron chay ly ky cua cuu sep Nissan sau nhieu thang chuan bi hinh anh 2 im_140409.jpeg
Lực lượng an ninh canh gác bên cạnh lối vào nơi đỗ xe của tòa nhà thuộc sở hữu của ông Ghosn tại Beirut, Lebanon. Ảnh: Bloomberg.

“Tổ chức lớn” nào?

Sự thay đổi quốc tế về khu vực tài phán trong vụ án hình sự liên quan đến nhân vật nổi tiếng như vậy sẽ là chuyện rất bất thường. Các công tố viên Nhật Bản phải đối mặt với nhiều tháng bị quốc tế giám sát vì hệ thống tư pháp mà ông Ghosn nói là không công bằng.

Song chính phủ rất bè phái và không ổn định của Lebanon, nơi có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng, cũng sẽ khiến toàn cầu theo dõi sát sao khả năng tiến hành bất cứ phiên tòa nào một cách công bằng. Ông Jreissati đã không trả lời câu hỏi về sự công bằng của phiên tòa tương lai ở Lebanon.

Kế hoạch của ông Ghosn là làm sạch tên mình bằng một phiên tòa ở Lebanon. Những người ủng hộ ông tin rằng theo luật pháp Lebanon, các công tố viên có thể làm việc với các đồng nghiệp Nhật Bản để đưa vụ việc ra tòa, dù trong điều kiện ông Ghosn coi là thuận lợi hơn so với ở Nhật Bản.

Các công tố viên Nhật Bản chưa bình luận về động thái này, nhưng trước đó đã bảo vệ hệ thống tư pháp của họ và cho biết ông Ghosn sẽ được xét xử công bằng.

Ông Ghosn bị truy tố các tội về tài chính, bao gồm cáo buộc khiến Nissan không báo cáo hơn 80 triệu USD doanh thu tương lai theo kế hoạch trên báo cáo tài chính của công ty và dùng tiền của Nissan phục vụ lợi ích cá nhân của ông.

Cuộc đào tẩu của ông Ghosn gây bất ngờ cho chính luật sư của ông tại Nhật Bản. Luật sư Junichiro Hironaka cho biết lần cuối ông gặp ông Ghosn là vào ngày 25/12 và dự định gặp lại ông vào tháng 1.

Ông nói chuyến bay của ông Ghosn có thể đã được một “tổ chức lớn” sắp xếp, nhưng không nói rõ hơn. Ông cho biết đội ngũ pháp lý vẫn đang giữ 3 hộ chiếu của ông Ghosn, bao gồm Pháp, Lebanon và Brazil.

Cuoc tron chay ly ky cua cuu sep Nissan sau nhieu thang chuan bi hinh anh 3 im_140411_1.jpeg
Luật sư Junichiro Hironaka trả lời báo chí hôm 31/12 tại Tokyo. Ảnh: Kyodo/Reuters.

Quyết định lên máy bay bỏ trốn của ông Ghosn xuất phát từ những gì ông cho là ông bị ngược đãi bởi hệ thống tư pháp mà ông tin rằng bất công với các bị cáo.

“Tôi không chạy trốn công lý, tôi chạy trốn sự bất công và đàn áp chính trị”, ông nói trong tuyên bố gửi qua email cho các phóng viên sáng 31/12. Ông phàn nàn về “hệ thống tư pháp gian trá của Nhật Bản, nơi mặc định người ta có tội”.

Bí ẩn tấm hộ chiếu Pháp

Ông Ghosn, người tuyên bố ông là nạn nhân trong cuộc chiến Nissan-Renault, đã bị giam giữ bốn tháng, trong hai đợt, trước khi tòa án cho ông được tại ngoại vào cuối tháng 4. Ông đặc biệt tức giận với những hạn chế mà tòa án đưa ra về việc liên lạc với vợ ông.

Sau đó, tòa án đã cho ông Ghosn những gì ông coi là sự xúc phạm gấp đôi trong dịp Giáng sinh. Đầu tiên, tòa án từ chối yêu cầu của ông về việc liên lạc với vợ trong kỳ nghỉ. Và tại phiên tòa vào ngày Giáng sinh, ông tin rằng tòa đã trì hoãn việc ấn định thời gian xét xử, khiến ông sợ quá trình pháp lý có thể kéo dài nhiều năm.

Đằng sau hậu trường, các cố vấn của ông Ghosn đã nghiên cứu một số kịch bản để giúp ông tránh được phiên tòa tại Nhật Bản, nơi hơn 99% bị cáo bị kết luận có tội, theo các thống kê chính thức. Chẳng hạn, luật sư và các thành viên gia đình đã kêu gọi giới lãnh đạo Pháp can thiệp. Họ cũng tính toán những gì sẽ xảy ra nếu ông Ghosn đến Pháp, Brazil hoặc Mỹ.

Vẫn chưa biết chính xác làm thế nào ông Ghosn có thể qua mặt lực lượng chức năng Nhật Bản để lên được máy bay riêng đưa ông rời khỏi đất nước. Ông Ghosn trước đó sống trong một ngôi nhà ở Tokyo. Dù được phép rời khỏi nhà, ông được yêu cầu ở lại trong nước chờ xét xử.

Cuoc tron chay ly ky cua cuu sep Nissan sau nhieu thang chuan bi hinh anh 4 im_42808.jpeg
Ông Ghosn trên một máy bay của Nissan năm 2006. Ảnh: Zuma Press.

Dữ liệu theo dõi chuyến bay cho thấy duy nhất một hành trình phù hợp với sự di chuyển của ông Ghosn, giữa Nhật Bản và Lebanon. Một máy bay tư nhân tầm xa Bombardier rời sân bay quốc tế Kansai gần Osaka, cách Tokyo 6 giờ lái xe về phía tây, lúc 23h10 hôm 29/12.

Đi qua không phận Nga, máy bay đã đến sân bay Ataturk ở Istanbul vào sáng 30/12, theo dữ liệu theo dõi chuyến bay. Một máy bay nhỏ hơn được vận hành bởi cùng công ty, MNG Jet Havacilik AS có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ, đã rời sân bay Ataturk tới Beirut chỉ hơn nửa giờ sau đó.

Một người trả lời điện thoại tại MNG Jet từ chối bình luận.

Hôm 1/1, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu được nhật báo Hurriyet dẫn lời nói ông không tìm thấy dấu vết nào trong hồ sơ chính thức về việc ông Ghosn gần đây dừng chân ở nước này.

Theo một người biết về chuyện này, ông Ghosn đã nhập cảnh Lebanon bằng hộ chiếu Pháp và thẻ căn cước Lebanon, trong khi luật sư người Nhật của ông nói rằng họ giữ ít nhất một hộ chiếu Pháp của thân chủ.

Ông Ghosn đang ở Lebanon với vợ trong một ngôi nhà của gia đình có lắp hệ thống giám sát. Ông lo sợ bị bắt và đưa trở lại Nhật Bản.




TPHCM lần đầu cho chạy thử tự động tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dịp nghĩ lễ 30/4/2024

01/05/2024

Nhân dịp 30/4/2024, Việt Nam khai trương tàu xe lửa hạng sang chạy từ TPHCM – Đà Nẵng

01/05/2024

Youtubers đua tàu Cano để đến resort Đầu Rồng đẹp nhất trên đảo Cái Chiên, Quảng Ninh 5/2024

01/05/2024

Thanh niên sinh ra ở Canada dọn đến Việt Nam sinh sống 2024 khoe căn hộ ở TPHCM

01/05/2024

So sánh giọng nói tiếng Anh của 1 học sinh ở Việt Nam 2024 với người Việt ở Mỹ

30/04/2024

Trai đẹp sinh năm 2001 ngồi bán 1 thúng 6 loại xôi từ 5 giờ sáng ở ngoài đường Hà Nội có gì đặc biệt, đông khách xếp hàng

30/04/2024

Gặp ông ở Ninh Bình 2024 nổi tiếng mạng xã hội Việt Nam làm nghề nhảy muá vẩy tay gọi mời xe khách

30/04/2024

Việt Nam 2024 rộn ràng không khí 5 ngày nghỉ lễ 30/4 trên cả nước

29/04/2024

Khám phá ngôi làng ở Bình Định 4/2024 trồng giàn bí đao khổng lồ gần 60 kí phải nằm võng

29/04/2024

Đến quán ăn lội nước, chèo ghe ở TPHCM ngày 30/4/2024 có gì độc lạ

29/04/2024

Tham quan vườn bằng lăng khổng lồ trăm tỷ, đẹp mê hồn của cặp vợ chồng ở Gia Lai 2024

28/04/2024

Gặp ông chồng ở Nam Định 4/2024 khoe bộ móng tay dài 1 mét, không cắt từ năm 1984

28/04/2024

Xem 15 người đổ chiếc bánh xèo khổng lồ 3 mét, cho 1 ngàn người ăn ở Cần Thơ 4/2024

26/04/2024

Đảo Phú Quốc VN 2024 được tỉ phú Ấn Độ chọn tổ chức đám cưới 4 ngày 350 khách đại gia

26/04/2024

Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Youtuber Mỹ tới quê Quảng Nam 2024 ở chung nhà ông VN ngoài 80 tuổi nổi tiếng thế giới không đi ngủ từ năm 1962 xem thật hư ra sao

25/04/2024

Đà Nẳng 4/2024: xem bà mẹ trẻ tí hon 34 tuổi tật nguyền bị ung thư sắp chết tự chế lời nhạc và hát tặng khán giả & mạnh thường quân

25/04/2024

Tại sao Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam 2024 mua xác con ve sầu giá tới gần $100 USD/ 1 kg

25/04/2024

Youtuber trẻ ở quê Bắc Ninh khoe vưà biến xong chiếc xe Nhật Bản cũ mua $200 USD thành hình dạng xe thể thao Mỹ 2024

25/04/2024

Leave a Reply