Lịch sử éo le, ông Biden từng chủ trì tuyên bố ông Trump chiến thắng năm 2016

TTO – Trên lý thuyết, đây là cơ hội chính thức cuối cùng để ông Donald Trump và nhóm thân cận phản đối kết quả cuộc bầu cử mà họ cho là có gian lận, nhưng cơ hội thành công của họ gần như không có.

Cho đến giờ chót, cơ sở để ông Donald Trump đòi lật ngược chiến thắng của đối thủ Joe Biden là “gian lận bầu cử” ở một số bang chiến trường, nhưng cáo buộc này đã bị Bộ Tư pháp Mỹ và hàng loạt tòa án tiểu bang bác bỏ trong các vụ kiện riêng rẽ.

Tòa án tối cao liên bang, với 3 thành viên là thẩm phán do ông Trump đề cử, cũng đã từ chối thụ lý hai vụ kiện đòi hủy bỏ kết quả bỏ phiếu ở một số tiểu bang.

Sau tất cả, cuộc họp của Quốc hội Mỹ ngày 6-1 là bước cuối cùng công nhận chiến thắng của ông Joe Biden, sau khi cử tri đoàn hoàn thành bỏ phiếu hồi tháng 12-2020. Đây là sự kiện mang tính nghi thức được quy định trong Hiến pháp Mỹ.

Điều gì sẽ diễn ra?

Theo Hãng tin AP, hiến pháp quy định Quốc hội Mỹ phải họp ngày 6-1 để mở niêm phong chứng nhận kết quả bầu cử của từng tiểu bang.

Theo trình tự, bắt đầu từ 13h, chứng nhận bầu cử được mang vào phòng họp trong những chiếc hộp đặc biệt đóng bằng gỗ mahogany. Chúng sẽ được mở theo thứ tự chữ cái đầu của tên tiểu bang.

Tiếp theo, đại diện đảng Dân Chủ và Cộng hòa thuộc lưỡng viện sẽ đứng lên đọc to kết quả, ghi nhận chính thức số lượng lá phiếu đại cử tri dành cho mỗi ứng viên.

Cuối cùng, chủ tịch Thượng viện – Phó tổng thống Mike Pence và cũng là người chủ trì phiên họp, sẽ công bố ứng viên nào giành được đa số phiếu và chiến thắng.

Nếu ông Pence không thể làm nhiệm vụ, thượng nghị sĩ có thâm niên nhất thuộc đảng đa số sẽ chủ trì. Người đáp ứng tiêu chí hiện nay là thượng nghị sĩ Chuck Grassley của bang Iowa.

Nếu kết quả kiểm phiếu là hòa, Hạ viện sẽ bỏ phiếu chọn tổng thống, Thượng viện chọn phó tổng thống, nhưng điều này chưa từng xảy ra từ năm 1800, vả lại ông Biden thắng ông Trump với khoảng cách rất lớn (306 – 232).

Nếu có ý kiến phản đối thì sao?

Khi kết quả kiểm phiếu của từng bang được xướng lên, bất cứ nghị sĩ nào cũng có quyền đứng lên phản đối, nhưng người chủ trì cuộc họp sẽ bỏ qua trừ khi lời phản đối được viết thành văn bản và ký tên bởi ít nhất một thành viên thuộc mỗi viện.

Nếu yêu cầu được chấp nhận, phiên họp chung sẽ dừng lại, Thượng viện và Hạ viện sẽ họp riêng để cân nhắc ý kiến phản đối.

Để có hiệu lực, ý kiến phản đối cần phải được lưỡng viện thông qua với đa số phiếu. Nếu không ai đồng ý hoặc chỉ một viện đồng ý, kết quả bỏ phiếu vẫn được tính như ban đầu.

Lần cuối cùng yêu cầu phản đối được cân nhắc là năm 2005, khi nghị sĩ Stephanie Tubbs Jones và thượng nghị sĩ Barbara Boxer của Đảng Dân chủ phản đối kết quả bỏ phiếu bang Ohio. Cuối cùng cả hai viện đều bác bỏ.

Lần này có vài chục đảng viên Cộng hòa thuộc Hạ viện và một nhóm nhỏ ở Thượng viện đòi phản đối kết quả bỏ phiếu ở một số bang chiến trường, nhưng nỗ lực này được đánh giá là cũng khó thành công vì nội bộ Đảng Cộng hòa không thống nhất và Đảng Dân chủ đang nắm thế đa số ở Hạ viện.

Vai trò của ông Pence là gì?

Trong phiên họp ngày 6-1, vai trò của Phó tổng thống Pence chỉ mang tính nghi thức, ông không có quyền tác động đến kết quả kiểm phiếu dù ông Trump gây nhiều sức ép.

Ông Pence không phải phó tổng thống đầu tiên bị đặt vào tình huống tự công bố chiến thắng của đối thủ (và thất bại của mình).

Đầu năm 2001, Phó tổng thống Al Gore chủ trì công bố kết quả cuộc bầu cử năm 2000, trong đó ông thua sát nút ông George W. Bush. Ông đã phải gạt qua một số phản đối của đảng viên Dân chủ.

Đầu năm 2017, ông Biden chủ trì phiên họp tương tự và tuyên bố ông Trump là người chiến thắng (trước bà Hillary Clinton). Ông cũng đã phải gạt một số phản đối từ các chính khách Dân chủ thuộc Hạ viện do không được ai ủng hộ.




1/7/2025: Việt Nam thắng lớn thương lượng với TT Trump giảm thuế hàng xuất khẩu sang Mỹ từ 46% xuống còn 20%

03/07/2025

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Belarus, Lào , Campuchia tham dư Lễ Duyệt Binh ngày Quốc Khánh 2/9/2025 ?

02/07/2025

LadyBoy (Phần trên thành Gái, dưới vẫn là Trai) tâm sự nghề đi khách đàn ông có vợ trong khách sạn ở TPHCM

26/06/2025

Phỏng vấn phụ nữ ngoài 38 tuổi ở TPHCM 6/2025 có chồng 2 con tiết lộ gốc khuất trong nghề bán trứng và mang thai hộ (đẻ thuê)

26/06/2025

1/7/2025: Tin tặc Iran đe dọa TT Trump sẽ công bố hàng ngàn Emails của các phụ tá TT Trump

26/06/2025

1/7/2025: Dự luật To Đẹp của TT Trump đã thông qua ở Thượng Viện nhờ 1 lá phiếu cuả Phó TT Vance nâng tỉ số lên 51-50

26/06/2025

1/7/2025: TT Trump cảnh báo tỉ phú Elon Musk đánh phá dự luật To Đẹp cuả Trump thì Trump đánh cổ phiếu Tesla rớt

26/06/2025

30/6/2025: Tỉ phú Musk thề sẽ chi vài 100 triệu cho Dân Chủ tranh cử 2026 đánh bại những đảng viên Cộng Hoà bỏ phiếu ủng hộ Dự Luật To Đẹp cuả TT Trump

26/06/2025

29/6/2025: Thượng nghị sĩ Cộng Hoà tiểu bang CH North Carolina chống lại Dự luật Lớn Đẹp của T Trump và không sợ TT Trump “trả thù”

26/06/2025

30/6/2025: Iran tiết lộ trong tập 1 đã bắn vào Israel là những hoả tiển đời cũ nhất

26/06/2025

1/7/2025: Iran bỏ tù 2 năm người sử dụng internet vệ tinh Starlink của Mỹ

26/06/2025

30/6/2025: Iran cấm giám đốc Nguyên tử IAIA từ Mỹ tới kiểm tra các cơ sở hạt nhân TT Trump tuyên bố thành công bom phá huỷ hoàn toàn

26/06/2025

29/6/2025: Iran vô hiệu hóa GPS hệ thống định vị vệ tinh của Mỹ, chuyển sang Beidou của Trung Quốc

26/06/2025

28/6/2025: TT Trump dọa ném bom Iran lần 2. Mỹ khẩn cấp cảnh báo công dân rời Iran ngay lập tức

26/06/2025

28/6/2025: Israel chuẩn bị tấn công Iran Tập 2

26/06/2025

27/6/2025: TT Trump trả lời phóng viên về lá thư ông gởi cho lãnh đạo Bắc Hàn

26/06/2025

28/6/2025: Iran tiết lộ cho TT Trump cơ sở sản xuất bom hoả tiển ở nước ngoài

26/06/2025

28/6/2025: Iran âm mưu ám sát cựu trùm khủng bố al-Qaeda do TT Trump đưa lên làm tổng thống nước Syria 1/2025 và bỏ cấm vận 5/2025 ?

26/06/2025

28/6/2025: Israel tuyên bố sẽ ám sát Đại giáo chủ Iran, Khamenei

26/06/2025

Tại sao Israel đột nhiên muốn ám sát Tổng thống Trump ?

26/06/2025

Leave a Reply