Mẹ của Như Quỳnh: “Trước mắt tôi là một khoảng đêm đen rất là dài”

Cô Như Quỳnh trước tòa án cộng sản ngày thứ Năm, 29 thang 6, 2017.

NHA TRANG – Một ngày sau khi blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi, bị tòa án cộng sản kết án 10 năm tù, các tổ chức nhân quyền và chính phủ Hoa Kỳ đều đã lên án quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam. Trước sự việc con bị giam và không thể lên tiếng, mẹ của cô, bà Nguyễn Tuyết Lan, đã tiếp xúc với giới truyền thông để nói lên sự bất công do chế độ cộng sản gây ra mà con và gia đình bà đang phải gánh chịu.

Sau đây là những lời chia sẻ của bà Lan với đài BBC, “Quỳnh hồi nhỏ là một học sinh giỏi, vốn đã rất bản lĩnh rồi. Ban đầu nó có công ty du lịch riêng, xong rồi bị phá sản. Nó làm thuê cho công ty khác, rồi cũng bị đuổi. Nó còn bán nước mía, làm cá khô bán qua mạng. Đủ nghề hết!”


Bà Tuyết Lan cùng hai cháu ngoại Nấm và Gấu. Bà nói với Nấm rằng khi cháu vào đại học thì may ra mẹ của cháu mới được rời nhà tù.

Bà Lan kể lại một ngày trước khi phiên tòa diễn ra, công an Khánh Hòa nói bà có thể đến thăm con gái. Đầu giờ chiều, bà dắt cháu gái theo gặp mẹ.

Đó là cuộc gặp sau tám tháng trời không biết gì về tung tích của con, và cũng là cuộc gặp cuối cùng giữa Quỳnh và mẹ, theo lời bà kể với phóng viên BBC từ Bangkok qua mạng.

“Tôi vô tôi thấy con gái tôi rồi, nó trắng mà như bị sình lên. Tôi nói, ‘Giờ mẹ tin con còn sống rồi.Tôi dặn con phải giữ gìn sức khỏe. Không lo việc nhà. Các con của con, mẹ xin hứa sẽ nuôi nấng nên người.
“Quỳnh nói, ‘Mẹ ơi con xin lỗi mẹ. Nếu làm từ đầu con sẽ vẫn đi con đường này mẹ à. Con vẫn đi con đường để con đấu tranh cho tự do dân chủ.’

“Tôi mới nói, Mẹ chưa bao giờ oán trách con điều gì. Con không làm điều gì sai cả và mẹ luôn đồng hành với con đi hết cuộc đời này.”

Sau khi gặp con, bà Lan cho biết, bà đã gặp Trương Minh Quang, trưởng phòng an ninh điều tra.
“Ổng nói, ‘tôi nói luôn cho bà biết ngày mai bà không được dự phiên tòa’. Tôi nói, tôi cũng nói luôn cho ông biết ngày mai tôi vẫn cứ đi! Tôi nói tôi sẽ đi cho dù bị giết bị đánh đập. Khi tới cổng thì họ xô tôi ra, tôi hất tay tôi đi vô.

“Cuối giờ xử, tôi có nói hãy cho tôi ra gặp con tôi một chút, họ không cho. Họ đi hết, tôi là người ra sau cùng của cái phòng đó. Tôi về nhà, Nấm buồn lắm. [Nấm là con gái đầu lòng của Quỳnh, cháu ngoại bà Lan]. Nấm hỏi, ‘Bà ơi sao rồi bà’. Tôi mới nói, ‘Khi con học đại học, ra trường mẹ con với bà cháu mình mới sống với nhau.’ Nấm mới nói, thôi bây giờ con sẽ đi nhà thờ, cầu nguyện riêng cho mẹ, rồi Nấm đi.”

Còn về con trai của cô Quỳnh, bà Lan nói, “Gấu đang bị tổn thương quá nhiều. Đi học cứ tìm mẹ mà không thấy mẹ, nó rất hoảng sợ.”

Về cách giáo dục trong gia đình, là một người Bắc di cư vào Nam năm 1954, bà Lan cho biết, “Tôi lớn lên ở một xã hội khác, một nền giáo dục khác, nên những chuyện con tôi, tôi coi đó là cái chuyện bình thường. Khi xã hội không tốt ở mặt này mặt nọ, chúng ta phải lên tiếng để người lãnh đạo họ xem xét. Tôi nuôi dạy con tôi bằng điều đó. Nhưng con tôi làm điều bình thường ở cái xã hội bất bình thường nên phải trả giá bằng tù đày, bằng các đòn thù.”

Bà Lan cho biết gia đình sẽ tìm cách kháng án.
Về tương lai, bà Lan nói, “Trước mắt tôi một khoảng tối rất là mênh mông. Tôi cũng không biết làm sao. Trước mắt hiện nay nhiều người kêu gọi ủng hộ tôi. Nói thật trước mắt tôi cũng hoang mang chưa biết làm sao. Trước mắt tôi là một khoảng đêm đen rất dài.”

Thế giới lên tiếng cho Mẹ Nấm

Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù tại tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa ngày thứ Năm, 29 tháng 6, 2017. Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng ngày thứ Sáu, yêu cầu Hà Nội phải trả tự do cho cô Quỳnh. Vào ngày thứ Năm, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng cùng với các hội nhân quyền khác.

Tại buổi họp báo ở Hoa Thịnh Đốn chiều thứ Năm, phát ngôn viên Heather Nauert nói, “Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Mẹ Nấm và tất cả các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép tất cả mọi người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm tự do và ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt. Chúng tôi thấy có một số bước tích cực về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong vài năm qua. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng bắt bớ và kết án những người phản đối ôn hòa từ đầu năm 2016 là điều rất đáng lo ngại.”

Đại diện của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói thêm, “Tiến bộ về nhân quyền sẽ cho phép mối quan hệ đối tác Mỹ – Việt đạt được tiềm năng to lớn nhất.”

Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, và nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đồng loạt ra tuyên bố, đòi Việt Nam lập tức trả tự do cho bà.

Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, trong tuyên bố hôm thứ Sáu nói rằng luật hình sự Việt Nam (Điều 88) có thể biến bất cứ người nào trở thành kẻ tội phạm, mặc dù họ chỉ “thực thi các quyền tự do căn bản như bày tỏ quan điểm, thảo luận hoặc thắc mắc về chính quyền hay các chính sách.”

Ông Al Hussein nói sự giam cầm và cấm tiếp xúc với người thân trong một thời gian có thể bị xem là một hình thức tra tấn, vi phạm Công Ước chống Tra Tấn (CAT) mà Việt Nam đã ký kết vào tháng Hai 2015.

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein tuyên bố, “Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân quyền, hủy cáo trạng đối với bà Quỳnh và trả tự do cho bà ngay lập tức.”

[ME NAM 1]Bà Tuyết Lan cùng hai cháu ngoại Nấm và Gấu. Bà nói với Nấm rằng khi cháu vào đại học thì may ra mẹ của cháu mới được rời nhà tù.
[ME NAM 2]Cô Như Quỳnh trước tòa án cộng sản ngày thứ Năm, 29 thang 6, 2017.
Mẹ của Như Quỳnh: Trước mắt tôi là một khoảng đêm đen rất là dàiNHA TRANG – Một ngày sau khi blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi, bị tòa án cộng sản kết án 10 năm tù, các tổ chức nhân quyền và chính phủ Hoa Kỳ đều đã lên án quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam. Trước sự việc con bị giam và không thể lên tiếng, mẹ của cô, bà Nguyễn Tuyết Lan, đã tiếp xúc với giới truyền thông để nói lên sự bất công do chế độ cộng sản gây ra mà con và gia đình bà đang phải gánh chịu.Sau đây là những lời chia sẻ của bà Lan với đài BBC, “Quỳnh hồi nhỏ là một học sinh giỏi, vốn đã rất bản lĩnh rồi. Ban đầu nó có công ty du lịch riêng, xong rồi bị phá sản. Nó làm thuê cho công ty khác, rồi cũng bị đuổi. Nó còn bán nước mía, làm cá khô bán qua mạng. Đủ nghề hết!”Bà Lan kể lại một ngày trước khi phiên tòa diễn ra, công an Khánh Hòa nói bà có thể đến thăm con gái. Đầu giờ chiều, bà dắt cháu gái theo gặp mẹ.Đó là cuộc gặp sau tám tháng trời không biết gì về tung tích của con, và cũng là cuộc gặp cuối cùng giữa Quỳnh và mẹ, theo lời bà kể với phóng viên BBC từ Bangkok qua mạng.“Tôi vô tôi thấy con gái tôi rồi, nó trắng mà như bị sình lên. Tôi nói, ‘Giờ mẹ tin con còn sống rồi.Tôi dặn con phải giữ gìn sức khỏe. Không lo việc nhà. Các con của con, mẹ xin hứa sẽ nuôi nấng nên người.“Quỳnh nói, ‘Mẹ ơi con xin lỗi mẹ. Nếu làm từ đầu con sẽ vẫn đi con đường này mẹ à. Con vẫn đi con đường để con đấu tranh cho tự do dân chủ.’“Tôi mới nói, Mẹ chưa bao giờ oán trách con điều gì. Con không làm điều gì sai cả và mẹ luôn đồng hành với con đi hết cuộc đời này.”Sau khi gặp con, bà Lan cho biết, bà đã gặp Trương Minh Quang, trưởng phòng an ninh điều tra.“Ổng nói, ‘tôi nói luôn cho bà biết ngày mai bà không được dự phiên tòa’. Tôi nói, tôi cũng nói luôn cho ông biết ngày mai tôi vẫn cứ đi! Tôi nói tôi sẽ đi cho dù bị giết bị đánh đập. Khi tới cổng thì họ xô tôi ra, tôi hất tay tôi đi vô.“Cuối giờ xử, tôi có nói hãy cho tôi ra gặp con tôi một chút, họ không cho. Họ đi hết, tôi là người ra sau cùng của cái phòng đó. Tôi về nhà, Nấm buồn lắm. [Nấm là con gái đầu lòng của Quỳnh, cháu ngoại bà Lan]. Nấm hỏi, ‘Bà ơi sao rồi bà’. Tôi mới nói, ‘Khi con học đại học, ra trường mẹ con với bà cháu mình mới sống với nhau.’ Nấm mới nói, thôi bây giờ con sẽ đi nhà thờ, cầu nguyện riêng cho mẹ, rồi Nấm đi.”Còn về con trai của cô Quỳnh, bà Lan nói, “Gấu đang bị tổn thương quá nhiều. Đi học cứ tìm mẹ mà không thấy mẹ, nó rất hoảng sợ.”Về cách giáo dục trong gia đình, là một người Bắc di cư vào Nam năm 1954, bà Lan cho biết, “Tôi lớn lên ở một xã hội khác, một nền giáo dục khác, nên những chuyện con tôi, tôi coi đó là cái chuyện bình thường. Khi xã hội không tốt ở mặt này mặt nọ, chúng ta phải lên tiếng để người lãnh đạo họ xem xét. Tôi nuôi dạy con tôi bằng điều đó. Nhưng con tôi làm điều bình thường ở cái xã hội bất bình thường nên phải trả giá bằng tù đày, bằng các đòn thù.”Bà Lan cho biết gia đình sẽ tìm cách kháng án.Về tương lai, bà Lan nói, “Trước mắt tôi một khoảng tối rất là mênh mông. Tôi cũng không biết làm sao. Trước mắt hiện nay nhiều người kêu gọi ủng hộ tôi. Nói thật trước mắt tôi cũng hoang mang chưa biết làm sao. Trước mắt tôi là một khoảng đêm đen rất dài.”
Thế giới lên tiếng cho Mẹ Nấm
Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù tại tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa ngày thứ Năm, 29 tháng 6, 2017. Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng ngày thứ Sáu, yêu cầu Hà Nội phải trả tự do cho cô Quỳnh. Vào ngày thứ Năm, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng cùng với các hội nhân quyền khác.Tại buổi họp báo ở Hoa Thịnh Đốn chiều thứ Năm, phát ngôn viên Heather Nauert nói, “Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Mẹ Nấm và tất cả các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép tất cả mọi người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm tự do và ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt. Chúng tôi thấy có một số bước tích cực về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong vài năm qua. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng bắt bớ và kết án những người phản đối ôn hòa từ đầu năm 2016 là điều rất đáng lo ngại.”Đại diện của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói thêm, “Tiến bộ về nhân quyền sẽ cho phép mối quan hệ đối tác Mỹ – Việt đạt được tiềm năng to lớn nhất.”Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, và nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đồng loạt ra tuyên bố, đòi Việt Nam lập tức trả tự do cho bà.Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, trong tuyên bố hôm thứ Sáu nói rằng luật hình sự Việt Nam (Điều 88) có thể biến bất cứ người nào trở thành kẻ tội phạm, mặc dù họ chỉ “thực thi các quyền tự do căn bản như bày tỏ quan điểm, thảo luận hoặc thắc mắc về chính quyền hay các chính sách.”Ông Al Hussein nói sự giam cầm và cấm tiếp xúc với người thân trong một thời gian có thể bị xem là một hình thức tra tấn, vi phạm Công Ước chống Tra Tấn (CAT) mà Việt Nam đã ký kết vào tháng Hai 2015.Ông Zeid Ra’ad Al Hussein tuyên bố, “Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân quyền, hủy cáo trạng đối với bà Quỳnh và trả tự do cho bà ngay lập tức.”

Leave a Reply