Trong mấy ngày gần đây, nhiều nghệ sĩ và người “chơi” Facebook hào hứng tham gia một hoạt động tích cực: Đưa các tác phẩm nghệ thuật, với mục đích là Facebook sẽ tràn ngập các tác phẩm nghệ thuật, thoát khỏi những trào lưu tiêu cực gần đây.
Theo “cách chơi” này, bất kỳ ai thích những chia sẻ của người viết Facebook (like status) sẽ chọn 1 nghệ sĩ mình thích (trong nước và nước ngoài) và đăng 1 tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ đó trên tường nhà của mình để tạo xu hướng.
Facebooker Trương Anh Ngọc, nhà báo bình luận thể thao quen thuộc trên các kênh truyền hình, nhìn nhận: ‘Mình nghĩ đây là một xu hướng hay, cần ủng hộ, nhưng theo một hướng cao hơn nữa, là hướng chúng ta đến việc cảm nhận cái đẹp. Đấy chính là một lỗ hổng lớn trong giáo dục hiện nay. Cảm nhận cái đẹp có ích trong việc phát triển tâm lí của trẻ và giúp chúng hướng thiện. Sự trống rỗng trong tâm hồn người trong thời buổi vật chất ngự trị đang dẫn đến sự thoái hóa đạo đức như chúng ta đang thấy”.
Anh Ngọc chia sẻ bức tranh “Thượng đế tạo ra Adam”. Đây là một phần của bức tranh trần trứ danh mà Michelangelo đã dành ra bốn năm của đời mình (1508-1512) để hoàn thiện.
Bức tranh “Sự dai dẳng của ký ức” của danh họa Salvador Daili – một trong những họa sỹ hàng đầu thế giới về trường phái siêu thực – được nhiều người chia sẻ. |
Anh Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ Thi đua – Tuyên truyền (Bộ Y tế), chọn một tác phẩm của họa sĩ người Nga – đất nước nơi anh đã từng du học. Denis Chernov (Денис Чернов), sinh năm 1978, người Ukraina. Anh tốt nghiệp Trường trung cấp nghệ thuật Kharkov năm 1998, sau đó theo học tại Học viện quốc gia về thiết kế và nghệ thuật Kharkov. Hiện đang sống và làm việc tại thành phố này.
Денис thường sáng tác bằng bút chì với các thể loại rất đa dạng. Anh đã tham gia hơn 60 triển lãm ở Ukraina và nước ngoài.
Diễn viên Chiều Xuân thì giới thiệu bức tranh của Levitan, hoạ sỹ nổi tiếng người Nga. Bức tranh này đã gắn bó với chị cả tuổi thơ. Bố chị là đạo diễn Đức Đọc, ông đi dựng kịch ở đoàn kịch nào đó và có chú hoạ sỹ chép lại bức tranh ” Mùa Thu Vàng ” và tặng. Từ bé, Chiều Xuân đã thấy bức tranh này trên tường nhà.
“Thiếu nữ đọc sách”, một tác phẩm của cố họa sĩ Trần Văn Cẩn |
Với lý do “thực sự muốn nhìn thấy Tình Yêu nhiều hơn trên trang Facebook mỗi khi mở ra”, Facebooker Hoàng Anh Tú chọn The Kiss (tên gốc tiếng Đức Der Kuss) của danh hoạ Gustav Klimt vẽ năm 1907.
Vĩnh Khang, một nhà báo trẻ thì giới thiệu bức tranh mình thích nhất và chụp lại trong chuyến thăm bảo tàng nghệ thuật Whitney Museum of American Arts ở thành phố New York (Mỹ).
Anh Nguyễn Quang Thạch – người được giải thưởng UNESCO năm 2016 với sản phẩm “Sách hóa nông thôn” – thì chọn một số bức tranh của họa sĩ Trịnh Lữ để chia sẻ với mọi người.
Dưới đây là một số tác phẩm được chia sẻ:
Bức tranh của danh họa Levitan do nghệ sĩ Chiều Xuân giới thiệu |
Một bức tranh của họa sĩ Trịnh Lữ do anh Nguyễn Quang Thạch giới thiệu |
Bức tranh “Em Thúy” của họa sĩ Trần Văn Cẩn |
Nhà báo Thu Uyên giới thiệu bức tranh “Ghế” của Lê Minh Quốc |
Một tác phẩm của Denis Chernov (Денис Чернов), sinh năm 1978, người Ukraina. |
The Kiss (tên gốc tiếng Đức Der Kuss) của danh hoạ Gustav Klimt vẽ năm 1907 |
Song Nguyên