Mỹ bước vào cuộc chiến trao đổi công hàm ở Biển Đông

Công thư của Mỹ có thể sẽ kéo theo phản ứng tương tự của các nước khác để bảo vệ quyền tự do biển cả của mình.

Mỹ chính thức tham gia vào cuộc chiến pháp lí công hàm 2.0 về mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông do Malaysia khởi xướng khi đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa phần phía Bắc lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) vào ngày 12/12/2019.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao chia sẻ góc nhìn về việc ngày 1/6 vừa qua, Trưởng Phái đoàn Mỹ tại LHQ – Đại sứ Kelly Craft đã gửi Công thư tới Tổng Thư ký LHQ để thể hiện lập trường của Mỹ đối với Công hàm của Trung Quốc ngày 12/12/2019 về việc Malaysia mở rộng thềm lục địa.

Công thư thể hiện lập trường rõ ràng

Mỹ là nước duy nhất, cho đến thời điểm hiện nay, là nước bên ngoài khu vực và không có tranh chấp đã tham gia vào cuộc chiến này.

Mỹ bước vào cuộc chiến trao đổi công hàm ở Biển Đông
Công thư của Phái đoàn thường trực Mỹ gửi Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc. Ảnh: USUN

Công thư của Mỹ không bình luận về công hàm 12/12/2019 của Malaysia có thể vì các lý do: 1) Mỹ không phải là thành viên của UNCLOS trong khi vấn đề xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa là một quy định điều ước quốc tế không phải tập quán quốc tế; 2) hành vi đệ trình thềm lục địa mở rộng của Malaysia cũng như hồ sơ chung ranh giới thềm lục địa Malaysia – Việt Nam năm 2009 là hành động tiến hành hợp pháp theo quy định của UNCLOS và Hội nghị thành viên Công ước luật biển. Nội dung yêu sách ranh giới thềm lục địa mở rộng đó có được chấp nhận hay không thuộc thẩm quyền khuyến cáo của CLCS chứ không thuộc quốc gia không có tranh chấp.

Lập trường của Mỹ về các yêu sách của Trung Quốc là nhất quán. Lập trường này được thể hiện rõ trong Công hàm của Mỹ ngày 28/12/2016 nhận xét về 3 văn kiện mà Trung Quốc công bố ngày 12-13/6/2016 để phản đối Phán quyết trọng tài Biển Đông.

Mỹ phản đối Trung Quốc về yêu sách quyền lịch sử. Mỹ cho rằng căn cứ vào các điều khoản của Công ước Luật biển, bao gồm các điều 5,7, 46 và 47 của UNCLOS Trung Quốc không thể vẽ đường cơ sở thẳng hay đường cơ sở quần đảo cho Đông Sa, Trung Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Hoàng Nham.

Tương tự, yêu sách của Trung Quốc về cái gọi là Nam hải chư đảo, và Đông Sa quần đảo, Trung Sa quần đảo, Tây Sa (Hoàng Sa) quần đảo, Nam Sa (Trường Sa) nhằm nhóm tất cả các đảo rải rác này thành một thực thể chung để thiết lập các vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là phi pháp. Mỹ cũng cho rằng các thực thể tại Biển Đông không phải là đảo theo nghĩa điều 121 (3) của UNCLOS và bãi ngầm Macclefield (Trung Sa) không phải là đối tượng của yêu sách chủ quyền.

Vì sao không phải là Công hàm?

Công thư ngày 1/6 của Trưởng Phái đoàn thường trực Mỹ tại LHQ, mặc dù đề cập tương tự như nội dung Công hàm ngày 28/12/2016 nhưng có một số điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, Công thư thể hiện rõ sự ủng hộ và khẳng định tầm quan trọng của Phán quyết trong khi Công hàm 2016 chủ yếu là về 3 văn kiện của Trung Quốc. Mỹ khẳng định các lập trường của mình hoàn toàn nhất quán với các quyết định của Tòa trọng tài và nhấn mạnh theo điều 296 của UNCLOS phán quyết là chung thẩm và bắt buộc với cả Philippines và Trung Quốc. Yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc là không phù hợp với Công ước vì đã vượt quá các ranh giới của các vùng biển Trung Quốc có thể có theo đúng quy định của Công ước.

Mỹ bước vào cuộc chiến trao đổi công hàm ở Biển Đông
Mỹ tăng cường các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông

Thứ hai, Mỹ yêu cầu mạnh mẽ Trung Quốc đưa ra các yêu sách biển phải phù hợp với luật quốc tế như đã được quy định trong UNCLOS, phải tuân thủ Phán quyết và chấm dứt các hành động khiêu khích ở Biển Đông.

Thứ ba, Mỹ nêu rõ các yêu sách của Trung Quốc can thiệp một cách bất hợp pháp các quyền tự do biển cả mà Mỹ và các nước khác được hưởng vì vậy Mỹ phải có trách nhiệm lên tiếng phản đối chính thức.

Thứ tư, Công thư nhấn mạnh chỉ điều 5 của UNCLOS mới được áp dụng cho các thực thể nổi ở Trường Sa tức chỉ đường cơ sở thông thường mới được áp dụng. Điều này có được là do kết luận của Phán quyết: các thực thể tại Trường Sa chỉ là đá và không phải là đảo. Đường cơ sở thẳng chỉ được áp dụng khi bờ biển đất liền (đảo) quanh co và khúc khủyu, hoặc khi có một chuỗi đảo chạy qua không cách xa bờ biển, hoặc khi có một đồng bằng châu thổ cực kỳ không ổn định. Cả ba trường hợp này đều không hiện diện đối với các đá của Trường Sa.

Thứ năm, ngoài Macclefield, (Trung Sa) Mỹ còn kể thêm James Shoal, Mischief Reef và Second Thomas Shoal như các thực thể chìm không nổi, không phải là đối tượng yêu sách chủ quyền và không thể tạo ra bất kỳ một vùng biển yêu sách nào. Đây đều là các bãi ngầm mà Trung Quốc đã và đang định thực hiện việc cải tạo đất, xây dựng các công trình quân sự kiên cố.

Thứ sáu, Mỹ đồng thời nhắc lại các công hàm của Philippines, Việt Nam và Indonesia trước đó đều thể hiện cùng một quan điểm đối với các yêu sách không phù hợp luật quốc tế của Trung Quốc.

Cuối cùng, Mỹ đã sử dụng hình thức công thư chứ không phải công hàm (note verbale) để yêu cầu Tổng thư ký LHQ lưu chuyển công thư này không chỉ tới các nước thành viên Đại Hội đồng mà cả tới Hội đồng Bảo an.

Bước đi này cho thấy Mỹ bắt đầu coi các yêu sách quá đáng, không phù hợp luật quốc tế, bao gồm UNCLOS có thể tạo ra các tình thế đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế và Mỹ với tư cách một thành viên thường trực của HĐBA có trách nhiệm đưa vấn đề vào chương trình nghị sử của HĐBA khi cần thiết.

Mỹ bước vào cuộc chiến trao đổi công hàm ở Biển Đông
Đại sứ Kelly Craft, Trưởng Phái đoàn Mỹ tại LHQ. Ảnh: NYT

Nhu cầu về một COC thực chất và hiệu quả

Công thư của Mỹ được đưa ra vào đúng thời điểm Trung Quốc có những bước đi quá khích làm nóng tình hình Biển Đông.

Đây là thời điểm khá nhạy cảm khi các nước đều đang dồn sức vào chống dịch Covid-19, Malaysia vừa thay đổi Thủ tướng và nội các. Việt Nam đang bận với trọng trách Chủ tịch ASEAN và chuẩn bị Đại hội Đảng. Philippines đang có các bất ổn trong nước. Các hoạt động đâm tàu cá, thiết lập hai khu hành chính mới, đặt tên 80 thực thể ngầm trên thềm lục địa Việt Nam, cản trở hoạt động tàu khảo sát địa chấn Malaysia, cấm đánh bắt cá hay Blue Sea Code cấm các hoạt động của các nước trong 8 lĩnh vực bao gồm cả thăm dò khai thác dầu khí, hay đe dọa sử dụng vũ lực và thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) đang làm các nước lo ngại và cần hợp tác để ngăn chặn những hành động thái quá vi phạm luật quốc tế.

Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP), Mỹ vừa đạt được thỏa thuận với Philippines về tạm dừng thi hành hết hiệu lực của Thỏa thuận song phương về quân đội Mỹ thăm trú tại Philippines.

Công thư của Mỹ có thể sẽ kéo theo phản ứng tương tự của các nước khác để bảo vệ quyền tự do biển cả của mình khi phán quyết cho thấy khả năng Biển Đông có biển cả và Vùng đáy biển di sản chung của loài người.

Căng thẳng ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và càng làm nổi bật nhu cầu cần có một COC thực chất và hiệu quả, có tính ràng buộc pháp lí. Đàm phán COC vì vậy khó có thể đúng hạn khi các yêu cầu cơ bản của các nước nhỏ không được bảo đảm. Tình hình Biển Đông chỉ có thể được kiểm soát khi các nước kiềm chế, hợp tác giải quyết các bất đồng trên cơ sở thiện chí, tuân thủ luật quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển 1982.

Nguyễn Hồng Thao




1/7/2025: Việt Nam thắng lớn thương lượng với TT Trump giảm thuế hàng xuất khẩu sang Mỹ từ 46% xuống còn 20%

03/07/2025

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Belarus, Lào , Campuchia tham dư Lễ Duyệt Binh ngày Quốc Khánh 2/9/2025 ?

02/07/2025

LadyBoy (Phần trên thành Gái, dưới vẫn là Trai) tâm sự nghề đi khách đàn ông có vợ trong khách sạn ở TPHCM

26/06/2025

Phỏng vấn phụ nữ ngoài 38 tuổi ở TPHCM 6/2025 có chồng 2 con tiết lộ gốc khuất trong nghề bán trứng và mang thai hộ (đẻ thuê)

26/06/2025

1/7/2025: Tin tặc Iran đe dọa TT Trump sẽ công bố hàng ngàn Emails của các phụ tá TT Trump

26/06/2025

1/7/2025: Dự luật To Đẹp của TT Trump đã thông qua ở Thượng Viện nhờ 1 lá phiếu cuả Phó TT Vance nâng tỉ số lên 51-50

26/06/2025

1/7/2025: TT Trump cảnh báo tỉ phú Elon Musk đánh phá dự luật To Đẹp cuả Trump thì Trump đánh cổ phiếu Tesla rớt

26/06/2025

30/6/2025: Tỉ phú Musk thề sẽ chi vài 100 triệu cho Dân Chủ tranh cử 2026 đánh bại những đảng viên Cộng Hoà bỏ phiếu ủng hộ Dự Luật To Đẹp cuả TT Trump

26/06/2025

29/6/2025: Thượng nghị sĩ Cộng Hoà tiểu bang CH North Carolina chống lại Dự luật Lớn Đẹp của T Trump và không sợ TT Trump “trả thù”

26/06/2025

30/6/2025: Iran tiết lộ trong tập 1 đã bắn vào Israel là những hoả tiển đời cũ nhất

26/06/2025

1/7/2025: Iran bỏ tù 2 năm người sử dụng internet vệ tinh Starlink của Mỹ

26/06/2025

30/6/2025: Iran cấm giám đốc Nguyên tử IAIA từ Mỹ tới kiểm tra các cơ sở hạt nhân TT Trump tuyên bố thành công bom phá huỷ hoàn toàn

26/06/2025

29/6/2025: Iran vô hiệu hóa GPS hệ thống định vị vệ tinh của Mỹ, chuyển sang Beidou của Trung Quốc

26/06/2025

28/6/2025: TT Trump dọa ném bom Iran lần 2. Mỹ khẩn cấp cảnh báo công dân rời Iran ngay lập tức

26/06/2025

28/6/2025: Israel chuẩn bị tấn công Iran Tập 2

26/06/2025

27/6/2025: TT Trump trả lời phóng viên về lá thư ông gởi cho lãnh đạo Bắc Hàn

26/06/2025

28/6/2025: Iran tiết lộ cho TT Trump cơ sở sản xuất bom hoả tiển ở nước ngoài

26/06/2025

28/6/2025: Iran âm mưu ám sát cựu trùm khủng bố al-Qaeda do TT Trump đưa lên làm tổng thống nước Syria 1/2025 và bỏ cấm vận 5/2025 ?

26/06/2025

28/6/2025: Israel tuyên bố sẽ ám sát Đại giáo chủ Iran, Khamenei

26/06/2025

Tại sao Israel đột nhiên muốn ám sát Tổng thống Trump ?

26/06/2025

Leave a Reply