Chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, bán đảo Thanh Đa, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè… hiện lên tuyệt đẹp dưới góc nhìn từ không trung của nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm chụp ảnh từ không trung, nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn (SN 1957) đang hoàn thành cuốn sách và chuẩn bị triển lãm bộ ảnh đặc biệt: “Khám phá Sài Gòn từ không trung”.
[youtube_wpress search=”1″] [tubepress mode=”tag” tagValue=”Sài Gòn” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false” theme=”phim”]
Một số dự án sách và triển lãm khác cũng được anh dự định triển lãm trong thời gian tới như: Đảo và bờ biển Việt Nam nhìn từ không trung, Vòng quanh thế giới, Môi trường thế giới nhìn từ không trung…
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn cho hay, mặc dù anh đã chụp hàng ngàn bức ảnh về nhiều vùng quê trải dài khắp đất nước, các đảo và bờ biển của Việt Nam… từ trên không trung nhưng chưa thực hiện được bộ ảnh nơi anh đang sinh sống.
Trăn trở đó được anh đeo bám từ nhiều năm liền. Mãi đến những ngày giữa tháng 8 vừa rồi anh mới hoàn thành tâm nguyện.
Để chụp được bộ ảnh này, nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn cho hay, anh được trợ giúp đặc biệt của Trung đoàn không quân trực thăng 917 (Sư đoàn không quân 370).
Anh Sơn thổ lộ: “Mục đích lớn nhất khi tôi thực hiện bộ ảnh khám phá Sài Gòn từ trên không là muốn người dân TP thấy được nơi mình đang sinh sống nhìn từ trên không trung với sự chuyển động , khác lạ…
Và quan trọng hơn, tôi muốn mọi người thấy được TP sau 300 năm đã đổi thay ra sao. Tôi nghĩ chắc ít có ai biết dinh Độc Lập, chợ Bến Thành, đại lộ Điện Biên Phủ hay ngã bảy Lý Thái Tổ… nhìn như thế nào từ không trung“, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn chia sẻ.
Được sự đồng ý của tác giả, VietNamNet trích giới thiệu với bạn đọc một số tác phẩm từ bộ ảnh “Khám phá Sài Gòn từ không trung” mà Giản Thanh Sơn dự định sẽ công bố sắp tới.
Vòng xoay Lý Thái Tổ. Vòng xoay này trực diện bởi đường Lý Thái Tổ – Lê Hồng Phong và Điện Biên Phủ. Ảnh: Giản Thanh Sơn. Khu du lịch Văn Thánh (quận Bình Thạnh), tiếp giáp bởi đường Điện Biên Phủ dẫn ra cầu Sài Gòn. Ảnh: Giản Thanh Sơn. Bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Ngày nay vùng đất quen thuộc này có bước phát triển vượt bậc trở thành một bán đảo sung túc, hấp dẫn. Cầu Thủ Thiêm bắc qua sông Sài Gòn, tiếp giáp bởi quận 1 và quận 2, TPHCM. Cảng container trung tâm Sài Gòn. Đây là một trong những cảng container trong thời mở cửa lớn nhất của TP.HCM. Đại lộ Điện Biên Phủ. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23/3/1846, là nơi bảo tồn động, thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên giới. Dinh Thống Nhất – nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị – ngoại giao và văn hóa nghệ thuật trong nước và quốc tế. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Tên gọi chính thức là Vương cung Thánh đường, được chính thức khánh thành vào ngày 11/4/1880 bởi đồ án của kiến trúc sư J. Bourad theo phong cách Roman. Chợ Bến Thành – Người Pháp cho xây dựng lại ngôi chợ này vào năm 1860. Ngày nay chợ Bến Thành đã được sửa chữa, nâng cấp lại phù hợp với công năng sử dụng, trở thành một trung tâm buôn bán văn minh của TP.HCM. Trụ sở UBND TP.HCM – Tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 – 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu cầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Trải qua bao biến cố của lịch sự, ngày nay tòa nhà trở thành trụ sở làm việc của UBND TP.HCM. Sân bay Tân Sơn Nhất. Khám Chí Hòa – Tọa lạc tại số 1 Hòa Hưng (quận 10, TP.HCM), đây là nhà tù được người Pháp xây dựng ngày 16/12/1949, từ thời thuộc địa ở khu vực này còn là ngoại ô Sài Gòn. Ngày nay nơi đây là trại tạm giam thuộc Công an TP.HCM. Đường hầm Sông Sài Gòn – Trong ảnh là mặt trên của đường hầm chui qua sông Sài Gòn từ hướng quận 2. |
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn tác nghiệp trên một chuyến bay khi vào không phận Sài Gòn. Ảnh: Xuân Cường (báo QĐND). |
Tá Lâm
Ảnh: Giản Thanh Sơn