Người Việt bị tuyên án vì tội gian lận điện thoại T-Mobile ở mấy tiểu bang


BOSTON – Một ông ở Boston và một ông ở Waltham, và hai đều là người Việt Nam, đã bị tuyên án tại tòa án liên bang ở tiểu bang Massachusetts, liên quan đến một kế hoạch gian lận nhằm lấy và bán lại những chiếc máy điện thoại di động mới với tổng số tiền trị giá hơn $330,000 Mỹ kim

Đối Jimmy Phan, 30 tuổi, ở Boston, thẩm phán địa hạt liên bang Mark L. Wolf đã tuyên án 18 tháng tù giam, 3 năm được phóng thích dưới sự giám sát, và ra lệnh phải trả tiền bồi hoàn khoảng $275,000.

Thẩm phán Wolf cũng tuyên án Lee Trần, 30 tuổi, ở Waltham, một năm tù treo có điều kiện, và ra lệnh cho anh này phải trả tiền bồi hoàn khoảng $3,200.

Jimmy Phan và Lee Trần đều đã đều nhận tội âm mưu gian lận bằng phương tiện viễn thông, trong tháng Hai năm 2016.

Theo Văn Phòng Biện Lý Liên Bang cho biết, Phan và Trần nằm trong một nhóm gồm sáu người ở các tiểu bang đã âm mưu lường gạt T-Mobile. Đồng bị can Kevin Johnson đã bị tuyên án 70 tháng tù trong tháng Tư năm 2017.

Trong tháng Năm 2016, hai kẻ đồng lõa khác bị tuyên án, David Hul lãnh 21 tháng tù và Curtis Peebles 18 tháng tù. Trong khi đó Đoàn Khoa, nghi can thứ sáu, được thẩm phán bãi bỏ cáo buộc về âm mưu gian lận viễn thông, vì Khoa đã bị giam vì một tội liên quan khác.

Phan, Hul, Peebles, Johnson, và các đồng lõa đã xem được hồ sơ của các khách hàng của T-Mobile, bao gồm danh tánh, số điện thoại của khách hàng, và thông tin liên quan đến tình trạng hội đủ điều kiện của những khách hàng ấy để được nâng cấp điện thoại miễn phí.

Từ ít nhất là tháng Giêng 2014 cho tới tháng Mười 2014, Phan, Hul, Johnson, Peebles, và những kẻ đồng âm mưu khác, gọi điện thoại tới các trung tâm dịch vụ khách hàng của T-Mobile, và mạo nhận là các nhân viên của T-Mobile. Họ dùng những mã số đại lý cho phép họ đưa thêm bất kỳ danh tánh nào vào danh sách những người sử dụng được cho phép, trên các trương mục T-Mobile.

Sau đó, họ tuyển mộ “những người chạy việc,” trong số đó có anh Lee Trần, đi vào trong các cửa tiệm T-Mobile và giả mạo làm khách hàng.

Phan, Hul, Peebles và Johnson đôi khi chỉ dẫn cho những người chạy việc ấy dùng những tên giả gần khớp với tên thật của họ, để làm giảm khả năng T-Mobile khám phá ra sự gian lận.

Sau đó những kẻ chạy việc đến các cửa hàng T-Mobile ở Massachusetts, Nevada, New Hampshire, New York, Pennsylvania, Rhode Island, New Jersey, Florida, và những nơi khác. Họ xuất trình căn cước ID mang tên thật hoặc tên giả, và đã mua một hoặc nhiều chiếc máy điện thoại di động mới, trên những trương mục hội đủ điều kiện để hưởng những khoản nâng cấp.

Sau đó những người chạy việc trả lại những chiếc máy điện thoại mới cho Phan, Hul, Peebles, và những người khác. Những người này trao cho họ một phần tiền dựa trên giá trị của mỗi máy điện thoại.

T-Mobile thường xuyên báo động cho các khách hàng về những khoản thay đổi nơi trương mục của họ. Tuy vậy những khách hàng bị ảnh hưởng thường không biết kịp thời về những khoản sửa đổi gian lận, để ngăn ngừa việc phân phối máy điện thoại.

Phan, Hul và những người khác bán lại các máy điện thoại di động cho những kẻ đồng âm mưu khác, để phân phối tại Hoa Kỳ và ở ngoại quốc. Tính tổng cộng, kế hoạch này đã thu được ít nhất những chiếc máy điện thoại di động mới, trị giá $330,000.

Leave a Reply