Người Việt tài năng ở World Bank

Tại Ngân hàng Thế giới (WBG – World Bank Group) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IMF – International Monetary Fund) dễ có đến cả trăm người Việt và gốc Việt làm việc, từ trợ lý đến cả hàng quản lý cao cấp. Thỉnh thoảng trên mạng riêng của WBG cứ thấy tên Nguyen, Van, Dinh .. là đoán họ từ Việt Nam.
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”vietnamese pride” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false”] Như một sự trùng lặp kỳ lạ, cuối tuần vừa rồi, bỗng thấy hai cái tên của người Việt xuất hiện cùng lúc trên trang nội bộ. Đó là chuyên gia kinh tế hàng đầu (lead economist) Đinh Trường Hinh và chuyên viên kinh tế cao cấp (senior economist) Nguyễn Vân Trang.

Một người ở lứa tuổi U50 và một ở U30 đều bàn về phát triển kinh tế thế giới bằng hai bài báo khác nhau.

tài năng, Việt kiều, WB, Đinh Trường Hinh, Nguyễn Vân Trang
Anh Đinh Trường Hinh. Ảnh: WB

Khi bàn về làm thế nào để các nước nghèo vượt lên, anh Hinh cho rằng, những quốc gia này phải bắt đầu bằng sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ (manufacturing).

“Lịch sử kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, ngoại trừ vài trường hợp cá biệt, các nước nghèo không thể tiến lên nếu không bắt đầu bằng những sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ. Đó là một sự bắt đầu bắt buộc” Anh Hinh nói trong một cuộc phỏng vấn nội bộ.

Những người lao động kỹ thuật thấp như bán hàng rong, làm trong nhà hàng, có đôi chút cơ hội, nhưng hiệu quả thấp, thu nhập qua ngày đoạn tháng. Công nhân mỏ cũng vậy vì khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng ít tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Làm công nhân trong các nhà máy lại khác. Nó tạo ra thu nhập ổn định và không bị ảnh hưởng của mùa vụ, tạo ra kỷ luật và đạo đức của người lao động, cũng như cơ hội học hỏi về tạo ra kinh doanh.

Tuy nhiên, sản xuất nhỏ hay công nghiệp nhẹ, theo anh Hinh, ngược lại với công nghiệp nặng, các quốc gia nghèo lại cần sản xuất ra những hàng hóa cần thiết hàng ngày cho gia đình, làng xóm và cộng đồng như thức ăn, đồ uống, thuộc da, đồ gỗ hay cao hơn là gia công sắt thép hay đồ gia dụng.

Kiểu sản xuất nhỏ đó lại cần lượng lớn số lao động kỹ thuật thấp (tính hàng triệu) mà các nước kém phát triển có dư thừa. Dòng vốn đầu tư không cần lớn, công nghệ đơn giản và có sẵn. Thật tiện cho nước nghèo.

Khi kinh tế phát triển, từ chỗ sản xuất nhỏ tiến lên trình độ cao hơn, sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao và có nhiều lọai mặt hàng hơn. Trong quá trình dần hoàn thiện đó, quốc gia dần được công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Đầu thế kỷ 20, Nhật Bản từng sản xuất vải vóc và may mặc, nhưng nay họ đang sở hữu những nhà máy công nghệ cao và hàng hóa chất lượng tinh xảo và hiện đại.

Anh Hinh kết luận, lịch sử đã chứng minh, cách làm bắt đầu từ sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ đã giúp các quốc gia cất cánh. Điều đó không có nghĩa rằng, các nước nghèo như ở Châu Phi, châu Á, sẽ phải bị giam trong cái bẫy sản xuất nhỏ suốt đời.

Hiện nay, xu hướng một quốc gia đi từ nước thu nhập thấp lên thu nhập cao mất ít thời gian hơn cách đây một thế kỷ. Châu Âu và Hoa Kỳ mất 100 năm mới qua được ngưỡng này. Nhật Bản mất 60 năm, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan mất 40 năm. Toàn cầu hóa và công nghệ phát triển như Internet, các nước nghèo ở châu Phi có thể chỉ mất 30 năm, anh Hinh dự đoán.

Chuyên gia hàng đầu về kinh tế vĩ mô Đinh Trường Hinh lấy ví dụ Việt Nam và Ethiopia. Năm 2009, Ethiopia có 8000 công nhân trong ngành sản xuất da, tạo được 8 triệu đô la xuất khẩu. Việt Nam có 600 ngàn công nhân, xuất khẩu 3,5 tỷ đô la và hiện đang lên tới 10 tỷ. Ethiopia nên bắt chước.

Đây là một thông điệp khá hay cho mục tiêu phát triển kinh tế nước nhà.

Cuốn sách “Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam” của anh Hinh đã được xuất bản tại bằng tiếng Việt cùng chủ đề và đã có một số các đề nghị để tăng trưởng kinh tế.

Theo cuốn sách, Việt Nam muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và tạo việc làm, phải chuyển đổi cơ cấu dần dần công nhân từ khu vực nông nghiệp với năng suất lao động thấp và khu vực chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp sản phẩm nhập khẩu đơn thuần, sang hoạt động sản xuất với năng suất cao hơn.

Việt Nam cần giải quyết những vấn đề cơ bản trong ngành công nghiệp nhẹ. Cho đến nay phần đóng góp của công nghiệp nhẹ bị các số lượng tăng trưởng kinh tế che lấp nên các nhà làm chính sách chưa nhìn ra tầm quan trọng của ngành này.

Ngoài ra, cuốn sách cho thấy có sự phân cực giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Thông điệp khá rõ, muốn tiến thẳng lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải dồn trọng tâm vào cải cách giáo dục, đào tạo nghề, xét lại chiến lược phát triển công ty quốc doanh một cách nghiêm túc, và giúp đỡ các công nghiệp tư nhân nhỏ trở thành lớn theo hội nhập quốc tế để tăng năng suất.

Chị Nguyễn Vân Trang: Kinh nghiệm giảm đói nghèo ở châu Á.

Trong bài viết ngắn, chị Trang đã phân tích khá hay về kinh nghiệm giảm đói nghèo ở Châu Á, trong đó có Việt Nam.

tài năng, Việt kiều, WB, Đinh Trường Hinh, Nguyễn Vân Trang
Ảnh: WB

Trong khoảng 10 năm qua, nhiều quốc gia khu vực năng động này, không chỉ Trung Quốc, đã thành công trong giảm nghèo, vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009. Năm 2005, vùng này có 17,1% dân số thu nhập 1,25$/ngày (nghèo) thì năm 2010 đã giảm xuống 12,5%, trong điều kiện các khuôn khổ chính sách xã hội không lớn như Nam Mỹ La tin và Đông Âu.

Có ba nguyên nhân chính:

(1) Labor Income. Thu nhập từ lao động do công ăn việc làm mang lại đã đóng góp 40% cho giảm nghèo. Việt Nam và Campuchia thì tỷ lệ này có tới 70%, trong khi tại Timor Leste do chiến tranh (2001-2007) và xung đột làm cho việc làm bị mất, chương trình thoát nghèo bị chậm lại,

(2) Non-labor income – Thu nhập ngoài lương. Bao gồm tài sản, đầu tư riêng của gia đính, trợ giúp xã hội, bảo hiểm… là những yếu tố quan trọng trong một số quốc gia.

(3) Demographic change. Thay đổi về dân số, nhất là tỷ lệ sinh giảm và người lớn có điều kiện đi làm, thu nhập cao hơn trên từng đầu người trong gia đình. Đó cũng là yếu tố quan trọng giảm nghèo nếu có chương trình kế hoạch hóa gia đình tốt.

……

Xin giới thiệu đôi dòng về hai con người “tài năng” này.

Anh Đinh Trường Hinh là người gốc Huế, thông thạo cả ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt, có bằng tiến sỹ kinh tế năm 1978 tại đại học Pittsburg (Mỹ). Anh Hinh có rất nhiều công trình và sách xuất bản về kinh tế thế giới, chiến lược chống đói nghèo tại khu vực châu Á và châu Phi, trong đó có cuốn sách mới xuất bản bằng tiếng Việt “Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam” do WB ấn hành.

Năm 1978, anh Hinh được nhận vào như một tài năng trẻ (Young Professional) vào WBG qua những vòng tuyển chọn rất khó. Anh đã qua nhiều công tác nghiên cứu kinh tế vĩ mô, quản lý, là tác giả của nhiều đầu sách và các bài báo.

Thuộc thế hệ U30, ra đi từ miền Bắc hơn chục năm trước, chị Vân Trang du học tại Mỹ. Dù trên 30 tuổi chút, chị đã là chuyên viên kinh tế cao cấp (senior economist) tại WBG, chứng tỏ một tài năng, được đánh giá cao tại tổ chức quốc tế uy tín này.

Chị Vân Trang, học phổ thông ở Hà Nội – Amsterdam, du học bên Mỹ năm 1998, có bằng tiến sỹ kinh tế MIT (Massachusetts Institute of Technology) năm 2008, thuộc hàng tài năng trẻ của WBG, giống như anh Hinh được nhận cách đó 3 thập kỷ. Chị Trang có nhiều công trình về kinh tế vi mô, có kinh nghiệm nghiên cứu tại khu vực châu Á, Phi và Đông Âu..

Những người được vào WB thuộc lớp Young Professional thường sau này trở thành nhà quản lý, kinh tế gia, hay chuyên viên hàng đầu của WBG.

Cuối tuần tự nhiên thấy vui vì người Việt ở World Bank. Chất xám của nước mình có ở khắp nơi, làm thế nào sử dụng nhân tài là một câu chuyện dài và đòi hỏi tầm nhìn xa và khéo léo của những nhà quản lý biết sử dụng người.

  • Hiệu Minh. Washington DC 2/4/2014.

Leave a Reply