Nhạc Baroque giúp phát triển trí thông minh

Tiến sĩ Georgi Lozanov, nhà tâm lý học nổi tiếng người Bulgaria, từng thực hiện một nghiên cứu trong đó ông cho những tình nguyện viên vừa học ngoại ngữ vừa nghe thể loại nhạc Baroque (nhạc Baroque là thể loại nhạc cổ điển thịnh hành vào thế kỷ 17-18 với các nhạc sĩ lỗi lạc như Bach, Vivaldi, …) với nhịp điệu 60 nhịp một phút. Sau một ngày học ngoại ngữ, những học sinh này sẽ trải qua một bài kiểm tra. Kết quả cho thấy cho thấy chỉ trong một ngày các đối tượng nghiên cứu có thể học số lượng từ đến 1000 từ mà bình thường phải mất một học kỳ mới học được.

[youtube_wpress search=”1″][youtube_wpress username=”wellnessrelax” nb_display=”3″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Baroque” resultsPerPage=”5″ autoplay=”true” orderBy=”relevance” theme=”phim”]

Hơn thế nữa, những học sinh trên có thể nhớ đến 92% những gì đã được học. Chỉ bằng việc lắng nghe nhạc Baroque khi đang học, thời lượng cần thiết để thông thạo một ngoại ngữ được giảm từ 2 năm xuống 30 ngày. Và những sinh viên tham gia nghiên cứu trên có khả năng nhớ những từ mình đã học thậm chí sau 4 năm mà không cần ôn tập.

Những tập đoàn khổng lồ như IBM và Shell, cùng với một loạt các trường trung học và đại học nổi tiếng, đã và đang sử dụng âm nhạc để giảm thời lượng học và tăng cường khả năng truy xuất thông tin. Việc nghe nhạc còn làm tăng khả năng và năng suất làm việc một cách đáng kể. Nghiên cứu cũng cho thấy nghe nhạc Mozart và những bản nhạc Baroque giúp sinh viên cảm thấy bình tĩnh, tập trung hơn, và tăng cường khả năng trí tuệ.

Nhạc Baroque có những tác dụng cụ thể nào về mặt sinh lý học? Khi chúng ta lắng nghe theo nhịp điệu đều đặn của thể loại nhạc này, 60 nhịp một phút, nhịp tim, huyết áp và sóng não đều thư giãn theo điệu nhạc. Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm đi, sóng não beta giảm 6% trong khi sóng não alpha (thích hợp cho học tập và trí nhớ) tăng 6%. Âm nhạc giúp bạn đi vào trạng thái thư giãn nhưng tỉnh táo (relaxed alertness) – trạng thái tối ưu cho học tập và làm việc.

Sau đây là những liệt kê những bản nhạc có tác dụng hỗ trợ, kích thích việc học tập, nghiên cứu và làm việc. Bạn hãy khởi đầu buổi học bằng việc (1) thư giãn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, (2) lắng nghe những bản nhạc này với âm lượng vừa phải, phù hợp với chính bạn.

Nghe những thể loại nhạc thích hợp sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích khác nhau. Sau đây là một số tác dụng tích cực mà âm nhạc đem đến và đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh:

 

– tăng trí nhớ
– tăng sự tập trung
– giúp bạn sáng tạo hơn
– giảm stress
– tăng chỉ số thông minh IQ
– giúp cơ thể mau hồi phục
– giúp học sinh giỏi ghi điểm cao hơn trong các kỳ thi
– kích thích cả hai bán cầu não (não trái và não phải) khi học tập

Giới Thiệu lịch sử về nhạc baroque:

Phần I: Baroque – thời kì hoàng kim của âm nhạc

Thời Baroque tiếp nối thời Phục hưng và được coi như thời đại hoàng kim của âm nhạc. Khởi đầu vào đầu thế kỷ thứ 17 và kết thúc vào năm 1759 với cái chết của G.F. Handel. Tuy vậy, một số nhà sử nhạc lại cho rằng thời Baroque kết thúc năm 1750 với cái chết của J.S. Bach.

Bach và Handel sanh cách nhau 1 tháng, tuy nhạc mỗi người mỗi vẻ nhưng dòng nhạc của họ điển hình đến độ nếu tách họ riêng ra thì dòng nhạc Baroque thời đó xem ra không còn là nó nữa. Đây là thời của những tác phẩm đồ sộ về phẩm lẫn lượng cho violin và ngay cả cho opera (arias). Các nhạc sĩ lớn trong thời kì này:

J.S. Bach (1685-1750)
J.S. Bach (1685-1750)
J.S. Bach (1685-1750) : người đức. Thuở nhỏ hát ca đoàn, học violin và viola với thân phụ. Mồ côi khi lên 10, về sống chung và học nhạc với chú ruột Johann Christoph. Người vợ đầu là một cô em họ. Vợ mất, kết hôn với Anna Magdalena, A.M là nguồn cảm hứng sáng tác của Bach. Ông có tổng cộng 20 người con, không một ai có khả năng nối nghiệp bố. Bach mù vào năm 1749, ông xui xẻo không mấy được biết tiếng, sống và chết đều im lìm, tài hoa bạc mệnh. Ác liệt là trong giờ phút sau cùng của cuộc đời lúc nằm chờ chết Bach đã vẫn còn đọc nhạc cho con rể ghi chép !
George Frideric Handel (1685-1759)
George Frideric Handel (1685-1759)

George Frideric Handel (1685-1759) : người anh gốc đức. Năm 12 tuổi khi còn ở Đức, đã được chọn chơi organ cho Vương cung thánh đường. Sau này học luật và sang Anh. Nhờ viết được 1 vở opera cho nữ hoàng Ann trong vỏn vẹn có 14 ngày, ông được nữ hoàng quí trọng và đặc cách phát lương trọn đời. Sau này còn được vua George I làm màn tăng lương. Trước tác của Handel rất đồ sộ : 46 vở operas, 32 oratorios và rất nhiều tác phẩm khác viết cho dàn nhạc . Sống độc thân, cuối đời ông cũng bị mù, chết và được đặc ân chôn trong Tu viện Wesminster (là nơi chỉ dành riêng cho hoàng gia Anh quốc)

Thời Baroque nhạc đã trở nên chuyên nghiệp hơn so với thời kì Phục Hưng trước đó . Các nhà soạn nhạc thời Baroque thừa hưởng di sản tài tử của các ‘nghệ nhân’ thời Renaissance, công nghiệp hóa âm nhạc một cách tinh xảo để nhạc biến thành nghệ thuật thứ thiệt và hàng đầu.

Barocco trong tiếng Portuguese là 1 viên ngọc trai đã được công phu mài dũa. Baroque tiếng pháp dùng để chỉ một kiểu kiến trúc và trang trí theo mode âu châu khi ấy, nhất là tại Ý vào đầu thế kỷ 18-19. Các nhà sử nhạc đã sử dụng chữ Baroque cho âm nhạc cùng thời.

Soạn nhạc gia thời Baroque rất đông. Cũng như Bach và Handel, họ phần lớn là người Đức. Tuy vậy có những tên tuỗi đáng kể của Ý :

Antonio Vivaldi (1675-1741)
Antonio Vivaldi (1675-1741)
Antonio Vivaldi (1675-1741) : với 4 bản concertos lẫy lừng the Four seasons và khoảng 500 tác phẩm tương đương cho đủ loại nhạc cụ như bassoon, picolo, trumpet, oboe, mandolin, violin …
Arcangeco Corelli (1653-1713)
Arcangeco Corelli (1653-1713)
Arcangeco Corelli (1653-1713) và học trò là Francesco Germiniani (1687-1762) nổi tiếng với các tác phẩm soạn cho vĩ cầm (cả hai đều là violonists)
Giuseppe Tartini (1692-1770)
Giuseppe Tartini (1692-1770)
Giuseppe Tartini (1692-1770) : là tay violonist nổi tiếng lẫy lừng thời ấy. Thoạt tiên ông đi tu, rồi xuất và theo học luật, sau đó thì gia nhập quân đội, ông học nhạc thời gian này rồi nghiêng hẳn về vĩ cầm và giảng dạy. Tuy bị Hồng y Cornaro phản đối, ông cứ ngon lành nhứt định lấy cháu gái của ngài Hồng y (cà chớn). Cornaro giận dữ ký trát tống giam ông, gia đình Tartini xấu hổ về việc này nên cúp trợ cấp tiền bạc. Bí quá Tartini buộc phải vào nương náu trong dòng tu khổ hạnh St François d’Assi. Tại tu viện này Tartini đã thiện nghệ và điêu luyện hoá tiếng đàn của mình – cái ‘bow’ của đàn violin cũng được ông hoàn chỉnh trong thời gian này. Năm 1715 lúc được Cornaro ân xá ra khỏi tu viện thì tên tuổi ông đã vô cùng lừng lẫy.

Thời gian này hai nhạc sĩ có sức sáng tác mạnh cho clavier (nhạc cụ tiền thân của piano) là François Couperin –Pháp (1668-1733) và Dominico Scarlatti – Ý (1685-1757). Dominico Scarlatti viết tổng cộng 150 oratorios, khoảng 600 cantatas, nhạc thính phòng (chamber music) vv …. Cha của Dominico là Alessandro Scarlatti (1660-1725) đã viết hơn một trăm tác phẩm cho opera là người đã có công rất lớn trong việc phát triển ngành nghệ thuật này.

Vài tên tuổi đáng nhớ khác : Francesco Durante, Baldassare Galuppi, Leonardo Leo và Giovanni Battista Pergolesi. Tất cả đều là người Ý. Một số nhạc của Pegolesi đã được Igor Stravinsky phóng tác và xử dụng sau này.

Jean Philippe Rameau (1683-1764)
Jean Philippe Rameau (1683-1764)
Jean Philippe Rameau (1683-1764) một nhà soạn nhạc nổi tiếng khác của thời Baroque, người Pháp. Nhạc ông viết rất sống động và phong phú. Cái đáng nói chính ông là người tiền phong trong việc đưa ảnh hưởng Baroque vào âm nhạc Pháp lúc bấy giờ. Thoạt tiên Rameau học nhạc với các nhạc sĩ Ý, nhưng rồi vì không thích nên ông trở lại Pháp dạy nhạc và chơi organ trong nhà thờ d’Avignon và bằng cách ấy sắc thái Baroque đã theo ông vào Pháp.

Cũng thế, ảnh hưởng Baroque đã theo Heinrich Schutz – Đức (1585-1672) và Dietrich Buxtehude – Thụy Điển (1637-1707) mà lan khắp Âu- châu. Handel năm 1706 lúc 21 tuổi đã qua Ý học nhạc trong 3 năm, nên rồi mặc dù nhạc Handel có phong thái riêng, nhưng mọi người không thể phủ nhận rằng trong nhạc Handel hơi hướm Ý ít nhiều có phảng phất.

Nhạc Baroque sống động và có pulse. Bây giờ ngườ ta chế ra nhịp và gọi nó là beat rồi cứ tưởng là đang sáng tạo, thực ra nó chính là pulse trước kia. Nhạc của J.S. Bach viết cũng đầy beat ra đó, bạn nghe thử khắc biết. Chính cái sáng tạo trong nhạc của Bach đã làm nhạc của ông trở thành bất tử. Lúc viết nhạc Bach chỉ viết cho những nhạc cụ thời ấy, nhưng sau này cho dù nó được trình diễn bằng bất cứ nhạc cụ nào piano, ghi-ta điện, hay ngay cả bằng các dụng cụ điện tử thì nó vẫn thích hợp như thường.
Phần II: Các hình thức âm nhạc thời Baroque.
Thời Baroque nhạc chẳng những phong phú về phẩm lượng mà còn mang tính đa dạng, viết cho nhiều bè và nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Một số sau này đã biến dạng, một số vẫn giữ y sắc thái ban đầu . Xin kể đại khái như sau:
Oratorio : Thánh nhạc viết cho solo, ca đoàn, dàn nhạc hay đôi khi cho organ. Khác với opera, oratorio không bao giờ đuợc trình diễn trên sân khấu kịch nghệ mà chỉ ở những buổi mục vụ hay hòa nhạc trang trọng trong giáo đường.

Những tác phẩm nổi tiếng tiêu biểu cho oratorio :

Haydn : The Creation, The Seasons .
Handel : Messiah
Mendelssohn : St Paul, Elijah
Berlioz : Enfance du Christ
César Frank : Béatitudes
Elgar : Dream of Gerontitus
Stravinsky : Oedipus Rex (opera-oratorio)
Aria : Aria trong tiếng Ý có nghĩa là air (tức melody) Aria so sánh như một bài diễn văn dài và quan trọng, được hát lên trong nhạc kịch opera hay được solo trong oratorio (nghĩa là trong giáo đường)

Recitative : Từ chữ recitare trong tiếng latin, có nghĩa là kể chuyện. Nó chính là bài hát mào đầu luôn luôn đi trước một Aria hay Opera hay Oratorio.

Concerto : Trong tiếng ý có nghĩa là concert. Concerto viết cho một nhạc cụ solo cùng dàn nhạc. Thoạt tiên lúc phát sanh vào thời Baroque nó có tên là Concerto Grosso (great concerto), khi ấy nó viết cho một nhóm nhạc sĩ chơi cùng một loại nhạc cụ với cả dàn nhạc hòa theo, sau này thì biến thể đi và chỉ còn một nhạc sĩ solo duy nhứt mà thôi . Violin Concerto của Beethoven (Beethoven chỉ viết một bản concerto duy nhứt cho vĩ cầm và là tác phẩm vĩ dại nhứt cho tới nay chưa ai có thể qua mặt được, theo ý riêng tui) The 1st Piano Concerto của Tchaikovsky. Mozart viết 27 bản Piano Concertos bản nào cũng xuất sắc (ông còn đặc biệt viết cả concertos cho piano chơi duo nữa)
Fugue : Thể loại nhạc này đã vẫn giữ nguyên hình thức mãi cho tới nay, nguyên ngữ latin là fuga nghĩa là bay bổng (flight – thiệt chính xác !) Nhạc trong Fugue đã được chắp cánh bay lên bằng nguyên tắc counterpoint (tui đã dịch counterpoint là chõi hay đối trong bài viết trước, nhưng xin thú thiệt là tui không bằng lòng lắm chữ này, ai có ý kiến chi không ?)

Nguyên tắc này là bài nhạc được chơi hay hát với hai hay nhiều giọng khác nhau để làm nổi bật âm điệu chính. Thể loại Fugue thiệr ra không giản dị, nó có thể có tới 5 bè riêng rẽ quyện với nhau mặc dù không nhứt thiết chúng phải bắt đầu và kết thúc cùng một lúc. Mỗi bè có âm điệu riêng và hát theo cách đối đáp. Thí dụ sau đây cho thấy cách thức chính xác của một fugue 4 bè :

Soprano : Giọng chính, hát phần nhạc căn bản, nhạc đề của bản nhạc.
Contralto : Giọng nhì, hát lại (hay hát trả lời) bè chính theo nhạc đề.
Tenor : Giọng ba vào nhạc và xướng lên lại nhạc đề
Bass : Giọng tư hát lại (hay hát trả lời) bè ba …

Thông thường thì Soprano và Contralto dành cho giọng nữ, còn Tenor và Bass dành cho nam. Cũng còn có những bè phụ khác như Alto (nữ) hay Baryton (nam) làm bài nhạc thêm sắc mầu (và lộn xộn khó nghe, than ôi phải thú thiệt như thế !). Thường khi các bé trai được huấn luyện để hát bè soprano và contralto trong trường hợp thiếu nhân sự (trong các ca đoàn đồng nam chẳng hạn)

Toccata : Tiếng ý toccare nghĩa là touched (tui xin tạm dịch là phê, là cảm). Toccata viết riêng cho một nhạc cụ , mục đích để nhạc sĩ trổ nghề ruột ra cho bàn dân thiên hạ trầm trồ (the skill). J.S Bach đã viết những toccatas tuyệt diệu cho organ và clavier. Gần đây đã có những tocatas viết cho các nhạc cụ khác, nhất là cho dương cầm.
Cuối thời Baroque, âm nhạc có một giai đoạn thay đổi ngắn ngủi và thời trang, gọi là Rococo. Rococo là chữ vay mượn từ ngành học lịch sử nghệ thuật, trong khoảng thời gian 1710-1775.
Lúc này khiếu thẩm mỹ đã thấy trong nghệ thuật trang trí, sang trọng và đài các hơn. Âm nhạc Baroque trước kia trang trọng đến độ nặng nề thì thời này thanh thoát buông thả hơn, người ta nói nó ga-lăng hết ý. Văn hoá phong tục lúc này là đi tìm niềm hạnh phúc hoan lạc cho đời sống, âm nhạc do đó được viết với mục đích để giải trí giới vương quyền và giới quí tộc. Thể loại Divertimento và Serenade chào đời và phát triển mạnh.
Divertimento trong tiếng ý (lại ý !) có nghĩa là giải trí là giờ ra chơi. Nói theo ngôn ngữ nhạc thì Divertimento là một tác phẩm nhẹ viết cho một nhóm nhạc cụ trình diễn với mục đích giúp vui. Divertimento tiêu biểu nhứt và nổi tiếng nhứt là bài Eine kleine Nachtmusik của W.A. Mozart (1756-1791) thường xuyên được trình tấu .

Serenade theo nghĩa thông thường ngày nay là bài nhạc được chàng hát tặng cho nàng (nghĩa là để cua đào), đúng nghĩa nguyên thủy Serenade là bài nhạc được viết cho nhạc cụ chơi chung chớ không phải để hát.

Vài tác giả tiêu biểu thời Rococo :

François Couperin (1668-1733)
François Couperin (1668-1733)

François Couperin (1668-1733) : người pháp, cả gia đình ông đều là nhạc sĩ chơi organ cha truyền con nối trong 200 năm tại giáo đường St Gervais. Do ảnh hưởng của Arcangeco Corelli (xin xem ở trên) và J.S.Bach , ông đã viết cả 1 quyển sách dạy chơi harpsichord (tiền thân của đàn harp) và hơn 200 tác phẩm cho nhạc cụ này.

Georg Philip Telemann (1681-1767)
Georg Philip Telemann (1681-1767)

Georg Philip Telemann (1681-1767) : người đức, tự học nhạc và chơi organ, có thời điều khiển dàn nhạc Vương cung thánh đường Hamburg . Trước tác rất đồ sộ, nhạc ông nhẹ nhàng và … hời hợt. Sau này thì một số tác phẩm được các nhà soạn nhạc viết lại cho flute rất thành công.

Carl Philipp Emanual Bach (1714-1788)
Carl Philipp Emanual Bach (1714-1788)

Carl Philipp Emanual Bach (1714-1788) : người đức, con của J.S Bach (con thứ hai của bà vợ cả) Học luật trước khi chuyển qua nhạc, chơi và dạy Harsicorp cho hoàng triều của Đại đế Frederick ở Berlin. Có dạo thay thế Telemann làm nhạc trưởng tại thánh dường Hamburg. Tạo ảnh hưởng sâu đậm trên Haydn sau này.

Phần III: Hiệu quả từ nhạc Baroque

Âm nhạc là yếu tố quan trọng đối với môi trường học tập giúp người học có khả năng học tập siêu tốc: nó phù hợp và tác động đến các động đến các điều kiện về sinh lý của con người. Trong suốt một ngày làm việc trí óc mệt mỏi, mạch và huyết áp của ta có chiều hướng tăng lên. Các sóng não sẽ tăng tốc độ, các cơ rã rời. Sau khi nghỉ ngơi thư giãn, mạch và huyết áp giảm xuống, các cơ linh họat hơn. Trong điều kiện bình thường, ta khó có thể tập trung khi đang ở tư thế hoàn toàn thư giãn, và cũng khó có thể thư giãn khi đang tập trung cao độ.

Tiến sĩ Georgi Lozanov, tác giả của những phương pháp học tập tăng cường được vận dụng của SuperCamp, đã tìm ra một cách thức gắn lao động trí óc tích cực với tâm sinh lý thoải mái để học tập đạt được hiệu quả cao hơn. Sau nhiều thử nghiệm với các học sinh, ông đã nhận thấy rằng âm nhạc là yếu tố quan trọng, “Thư giãn để nghe một bản nhạc giúp trí óc lanh lợi và khả năng tập trung cao”.
Loại nhạc mà Lozanov nhận thấy là có hiệu quả nhất là nhạc Baroque như nhạc của Bach, Handel, Pachelbel và Vivaldi. Các nhà soạn nhạc này đã sử dụng những nhịp điệu đặc biệt, trùng khớp nhịp họat động của bộ não. Nhạc Baroque có 60 nhịp/ phút, trùng với nhịp đập trung bình của tim chúng ta. Nhiều nhạc sĩ đương đại vô cùng ngạc nhiên không hiểu làm sao mà những nhạc sĩ của 300 năm về trước đã có khả năng soạn những bản nhạc với độ chính xác về toán học cao đến như vậy.
Có thể bạn cũng đã biết, ảnh hưởng của nhạc Baroque không chỉ dừng lại ở con người, mà thực nghiệm cho thấy, cây cối cũng có cành lá xum xuê, bộ rễ lan rộng khi nghe nhạc Baroque, thậm chí chúng còn nghiêng hẳn về phía nhạc như hướng về phía mặt trời để đón ánh nắng. Tương tự, khi đánh một bản nhạc rock chói tai, những cây này sẽ quắt lại và chết. Người ta cũng cho rằng, âm nhạc đánh thức được khả năng sáng tạo thuộc về trực giác của não trái. Do vậy, những dữ liệu được đưa vào bộ não hoà nhập vào cả quá trình. Não phải của bạn có xu hướng xao lãng trong suốt các cuộc họp, bài giảng, thường xuyên mơ tưởng và nhìn ra xa khi cần phải tập trung. Chơi nhạc là một phương pháp hiệu quả để chiếm lĩnh được não phải khi cần tập trung vào các họat động của não trái.
*Một số tác động của nhạc Mozart đối với con người
Tác động đến trí thông minh của con người: Nghiên cứu về tác động của nhạc Mozart đối với trí thông minh chính là nghiên cứu khoa học đầu tiên về tác dụng của nhạc Mozart đối với con người.

Sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đã cho biết: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sô nát K488 của Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 – 10 điểm.

Quét não bằng phương pháp cộng hưởng từ trường fMRI (functional magnetic resonance imaging) cho thấy: Tốc độ hoạt động tại nhiều khu vực trong não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc Mozart trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường.

Tăng cường chức năng thị giác: Đây là điều rất đáng ngạc nhiên, song quả thực là nhạc Mozart cũng góp phần cải thiện thị lực của con người.

Kết quả một cuộc thử nghiệm mới của các nhà khoa học về tác động của bản sô nát K448 đối với 60 bệnh nhân tại trường đại học y dược Sao Paolo đã hé mở những khả năng về việc vùng não kiểm soát chức năng thị giác của con người được tăng cường tốc độ phân tích, và xử lý hình ảnh với độ chính xác cao.

Những người tham gia cuộc thử nghiệm đã được “thưởng thức” những bản sô nát soạn cho 2 piano của Mozart trong một phòng kín trong vòng 10 phút. Sau đó, họ bắt đầu các cuộc kiểm tra kết quả sự phối hợp chức năng của thị lực và não bộ. Quá trình xử lý thông tin diễn ra rất nhanh và chính xác ở vùng não chức năng đã một lần nữa khẳng định tác dụng kỳ diệu của âm nhạc Mozart.

Giúp ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh: Nghe nhạc Mozart có thể khiến cho nhịp tim con người trở nên ổn định hơn.

Theo dõi khoảng 23 trường hợp thanh niên tình nguyện tham gia nghiên cứu, các bác sĩ thuộc bệnh viện Oberwalliser – Thuỵ Điển đã khẳng định: việc nghe nhạc rất ích lợi đối với bệnh tim.

Nó giúp cho bệnh nhân bị mắc bệnh tim giữ được trạng thái thư giãn, sảng khoái và giúp họ nhanh chóng hồi phục hơn bình thường. Trong nghiên cứu này, ngoài nhạc Mozart, các bác sĩ còn phát hiện thêm các bản nhạc của nhà soạn nhạc danh tiếng Bach cũng có những tác động ổn định nhịp tim tương tự.

Trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart cũng giúp trẻ giảm được đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh. Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị camera đặt trong phòng ngủ đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của những đứa trẻ sơ sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh thần của trẻ. Những đứa trẻ nghe nhạc Mozart dường như trở nên vui vẻ và hoạt bát hơn những trẻ em khác.

Phần IV: Một số bản nhạc Baroque tốt cho công việc học tập

Dưới đây là danh sách các bản nhạc Baroque mà bạn nên nghe tuỳ theo nhu cầu của mình:

Thư giãn
Handel : concerto for harp and lute larghetto, op. 4, no.5
Concerto for harp in F Major larghetto, op. 4, no. 5
Concerto gross in C major (” Alexander’s feast “)

Những bản nhạc hay:

J.S Bach suit 3 (“Air on a G string”)

Vivaldi ” four season” spring, largo
Albinoni Concerto for oboe in D minor, op.9
J.S Bach concerto in F Minor
Pachelbel Canon in D Major
Handel concerto for harp and lute in B-Flat Major
Viavaldi concerto in C major for piccolo
Những bản hoà nhạc nên nghe
Mozart converto no.21 in C Maork, K.467
Beethoven piano concerto no.5 in E-flat
Vivaldi Flute Concerto no.3 inD maor
Pachelbel ” canon” from canon and gigue
Beethoven Symphony no. 6
Grieg Peer Gynt Suite Prelude, Act 4, morning
Mahler Symphony no.5
Schubert Octet ub F major, D.803
Những bản nhạc tượng hình:

Beethoven Symphony no. 6

Grieg Peer Gynt Suite Prelude, Act 4, morning
Mahler Symphony no.5
Schubert Octet ub F major, D.803

Những bản nhạc mang tính kích hoạt trí não:

Betthoven : Concerto for violin and ochestra in D Major, op.61

Tchaikovsky : concerrto no.1 in B-Flat Minor for piano and Ochestra
Mozart : concerto for violin and ochestra ; Concerto no.7 in D Major
Haydn: Symphony no.67 in F Major ; Symphony no.69 in B major
Beethoven Concerto n.5 in E-flat Major for piano and ochestra, op.73 (“emperor”)
Beethoven Concerto for piano and ochestra no.5 in B-Flat Major
Haydn Symphony in C Major no. 121 (” L’ horloge”)
Mozart Concerto for violin and ochestra in A Major no.5; symphony in A Major no.29; symphony in G Minor no.40
Brahms Concerto for violin and ochestra in D Major, op.77

Những bản nhạc giúp ôn bài:

Corelli Grrosi, op.6, no.2,8,5,9
Handel ” Water music”
J.S Bach Fantasy in G Major, fantasy in C Major, and Trio in D Minor; Canoic Variations and Toccata
Corelli Corteo Grrosi, op.4, no.10,11,12
Vivaldi Five concertos for plute and chamber orchestra
Handel Concerto for organ and ochestra in B-Flat Major, op.7, no.6
J.S Bach Prelude in G’Major.

Source: tham khảo

Leave a Reply