Những quan hệ giúp doanh nhân thành công

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ mắc sai lầm khi nghĩ rằng họ có thể tự lực làm mọi thứ. Trên thực tế, việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ là điều hết sức quan trọng đối với việc kinh doanh, kể cả với doanh nghiệp nhỏ hay lớn.

Cách bạn tiếp xúc và liên hệ với người khác là điều quan trọng để xây dựng lòng tin, nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp của bạn.

Theo chuyên gia Alan S. Berson, tác giả cuốn sách Giao tiếp cho doanh nhân, các chủ doanh nghiệp thường nói: “Tôi không có thời gian để xây dựng quan hệ. Tôi cần phải ra quyết định nhanh và đưa mọi hoạt động vào khuôn khổ”. Nhưng đây chính là sai lầm lớn nhất mà họ mắc phải. Các mối quan hệ là nền tảng cho mọi thứ mà bạn đang muốn đạt được”.

Khi việc kinh doanh của bạn phát triển và trách nhiệm tăng lên, quan hệ của bạn với khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, cơ quan quản lý ngành, ngân hàng và các chuyên gia tư vấn cũng tăng theo. Các tác giả trong cuốn sách đã chỉ ra 4 loại quan hệ tiêu biểu là mấu chốt cho việc thành công trong kinh doanh là : Mục tiêu, Thăm dò, Tương hỗ và Tin cậy.

Bạn cần phải duy trì và xây dựng các mối quan hệ song hành với việc kinh doanh. Nếu đợi đến khi cần mới xây dựng quan hệ thì thường đã quá muộn.

Dưới đây là 4 loại quan hệ mà một chủ doanh nghiệp cần có:

1. Quan hệ mục tiêu

Đó là những người bạn không biết nhưng họ làm cùng ngành nghề với bạn, đó có thể là bạn đồng hành hoặc các đối thủ. Việc tìm kiếm và kết nối quan hệ với họ là rất hữu ích, bởi bạn sẽ chỉ có lợi khi biết họ là ai, họ làm gì và họ cũng có lợi nếu biết bạn. Có thể bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ họ khi cần thiết.

Những mối quan hệ mục tiêu không nhất thiết phải là quan hệ thực sự trong cuộc sống. Bạn có thể kết nối, quen biết trên mạng hoặc trao đổi danh thiếp trong một sự kiện. Bạn không thể trông cậy vào tất cả những mối quen biết này, nhưng nếu bạn duy trì quan hệ, sẽ có những người rất quan trọng cho bạn trong tương lại.

Nếu biết nhằm đúng người, bạn có thể biết được ai là người đi đầu trong lĩnh vực của bạn hay ai sẽ dẫn dắt thị trường như thế nào.

2. Quan hệ thăm dò

Trước khi đề nghị ai đó giúp đỡ mình, bạn phải xây dựng quan hệ với anh ta hay cô ta. Nếu bạn bắt đầu trò chuyện với ai đó tại một cuộc hội thảo hay sự kiện giao lưu, thì đó là mối quan hệ thăm dò. Bạn chưa thể tin cậy gì vào những người này, nhưng bạn biết họ đủ để gửi một email, trao đổi sự quan tâm hay mời tham gia một dự án mới.

Những mối quan hệ thăm dò khác với quan hệ mục tiêu, vì bạn thực sự có nói chuyện hay gặp gỡ họ ít nhất một vài lần, để uống cà phê hay ăn trưa. Bạn phải bỏ công sức để xây dựng cho mối quan hệ ngày càng phát triển. Đây là những người rất có ích cho công việc của bạn.

Chẳng hạn, nếu bạn cần biết nhà cung cấp nào tốt nhất, họ sẽ kết nối cho bạn đúng người. Nếu họ là những chuyên gia trong ngành, họ có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Ảnh minh họa

3. Quan hệ tương hỗ

Loại quan hệ này ít có tính cá nhân và thường là quan hệ giữa những người quản lý để cùng đạt được những mục tiêu kinh doanh. Chẳng hạn, quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp hay nhà cung cấp thường là những mối quan hệ tương hỗ. Mỗi bên có thể đem lại lợi ích cho nhau trong những mục tiêu ngắn hạn, hiếm khi mối quan hệ này kéo dài trong cả sự nghiệp hay cuộc sống cá nhân.

Các bên trong mối quan hệ tương hỗ tin cậy và tôn trọng nhau vì họ thường xuyên làm việc cùng nhau, đối xử với nhau theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

4. Quan hệ tin cậy

Đây là loại quan hệ mang tính cá nhân nhất, giá trị nhất và thường “kéo dài lâu nhất” so với những loại quan hệ khác. Những mối quan hệ tin cậy có liên quan chặt chẽ đến kế hoạch dài hạn.

Đó là những người cố vấn thông thái, những người bạn cùng nghề thân thiết. Loại quan hệ này cũng có giữa những nhà quản lý cấp cao và các đối tác ở tổ chức khác. Các giao dịch kinh doanh cần được hình thành từ những mối quan hệ tin cậy. Để tạo dựng được mối quan hệ tin cậy, bạn cần thường xuyên tạo sự liên hệ, tiếp xúc với đối tác.

Trong giai đoạn đầu, bạn nên tự nguyện giúp đỡ họ bằng công việc, sự tư vấn, hay cả tài chính nếu có thể…. mà không chờ đợi sự trả ơn. Khi đã hiểu nhau, sự tin cậy sẽ hình thành giữa hai bên. Nếu bạn định kinh doanh cùng với ai đó, cũng nên xây dựng mối quan hệ tin cậy bằng cách đối xử tốt và công bằng với họ, và nhớ đừng lạm dụng mối quan hệ đó cho những lợi ích một chiều.

Quan hệ tin cậy đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức nhất để xây dựng, nhưng điều đó rất đáng giá bởi vì chúng sẽ “thường xuyên đem lại những cơ hội lớn và tác động dài hạn” đến công việc của bạn.

Bạn không cần phải có quan hệ sâu sắc với mọi người mà bạn gặp. Tốt nhất là chọn một vài người để xây dựng quan hệ tin cậy thực sự và xây dựng những nhóm lớn hơn cho lần lượt từng loại quan hệ mục tiêu, thăm dò và tương hỗ.

Dương An – (

Leave a Reply