Những scandal tình ái tai tiếng nhất trong lịch sử văn học thế giới

Những scandal này không ồn ào như ở giới nghệ thuật thứ 7 nhưng nó âm thầm, dữ dội, dai dẳng thậm chí là gây hận thù. Bê bối không chỉ ở những người khác giới mà ở cả người đồng giới.

[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Simone de Beauvoir and Nelson Algren + Oscar Wilde Lord Alfred Douglas” resultsPerPage=”2″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false”]

 

Simone de Beauvoir và Nelson Algren

 

Simone de Beauvoir (1908-1986) là nhà văn và là triết học người Pháp, bà được công chúng biết đến nhiều nhất bởi tác phẩm viết vào năm 1949 “Le Deuxième Sexe”, một tác phẩm phân tích về sự áp bức phụ nữ và đề tài bình đẳng giới. Bà được trao Giải Jerusalem năm 1975 và Giải Quốc gia Áo cho Văn học châu Âu năm 1978. Có thể nói sự việc tai tiếng nhất cuộc đời bà chính là mối tình với nhà văn Nelson Algren.

Họ gặp nhau trong một lần Beauvoir sang Mỹ theo lời mời của một số trường đại học vào năm 1947. Suốt 17 năm, ngoài những lần gặp gỡ hiếm hoi, mối tình xuyên Đại Tây Dương của họ chủ yếu được duy trì qua những lá thư hai người viết cho nhau. Tuy nhiên, cuộc tình này đã chấm dứt khi cuốn hồi ký “Sức mạnh đồ vật” của Simone de Beauvoir ra đời (1963).

Tác phẩm được bà viết cho người tình Algren nhưng phản ứng của nhà văn Mỹ thật bất ngờ và gay gắt. Ông đã xỉ vả thậm tệ cuốn sách trên báo chí và cho đến tận lúc chết cũng không có ý định nối lại mối quan hệ bị gián đoạn với nữ văn sĩ Pháp.

Sau khi Algren mất, Simone sửng sốt khi được biết rằng, mặc dù nguyền rủa bà công khai như vậy, nhưng ông vẫn cất giữ các bức thư của bà. Trong 17 năm, Simone de Beauvoir đã gửi cho Nelson Algren tất cả 304 bức thư với những lời tự sự bộc bạch rất riêng tư.

Sau này, những bức thư đã được đem đấu giá và thuộc về quyền sở hữu của Trường đại học Ohio. Chúng cũng được công khai và ra mắt trong cuốn sách “Lettres à Nelson Algren. Un amour transatlantique” (Thư gửi Nelson Algren. Mối tình xuyên Đại Tây Dương) tại Pháp năm 1997 do con gái Beauvoir hoàn thành từ công việc dang dở của bà.

 

Án tình đồng giới giữa Oscar Wilde và Lord Alfred Douglas

Oscar Wilde (1854-1900) là nhà văn nổi tiếng của Ailen. Ông tốt nghiệp Trường Trinity College tại Dublin với kết quả xuất sắc. Sau đó, ông tiếp tục học tại Trường Magdalen Oxford. Ở trường đại học ông là một học giả xuất sắc và là một nhà thơ đầy hứa hẹn.

Năm 1878, Oscar Wilde được trao giải Newdigate nhờ bài thơ ông làm về thành phố Ravenne (Italia). Năm 1891, Oscar Wilde gặp Alfared Douglas. Hai người yêu nhau đắm đuối và sống cuộc đời buông thả, không giấu giếm quan hệ đồng tính luyến ái của họ.

Cha của Alfared là John Sholto Douglas, Hầu tước Queensberry, không chấp nhận mối quan hệ này và nhiều lần gây sự với Oscar Wilde. Hầu tước Queensberry yêu cầu Oscar Wilde phải tránh xa con trai ông.

Đầu năm 1895, Hầu tước đã để trước cổng Câu lạc bộ Albermarle, một trong những câu lạc bộ của Oscar Wilde, tờ danh thiếp có đề: “Dành cho kẻ bệnh hoạn Oscar Wilde”.

Wilde quyết định đưa Hầu tước Queensberry ra tòa vì đã lăng mạ mình và thua kiện. Hầu tước Queensberry kiện ngược lại, theo Đạo luật Chống đồng tính luyến ái năm 1885, Oscar Wilde bị tuyên án 2 năm lao động khổ sai.

Trong suốt 2 năm lao động khổ sai ông đã viết một bức thư dài, đầy đau khổ cho Alfared. Nhưng Alfared đã không hề đến thăm ông dù chỉ một lần mà bỏ sang Pháp và Italia. Mãn hạn tù, cuộc đời Oscar Wilde bắt đầu xuống dốc. Ông sống những ngày tháng cuối đời trong cô độc và nghèo khổ.

Charles Dickens và Ellen “Nelly” Ternan

Charles John Huffam Dickens (1812-1870), bút danh “Boz”, là tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng nhất thời đại Nữ hoàng Victoria. Ông được xem là một trong những nhà văn hiện thực vĩ đại và được nhiều độc giả yêu mến trong suốt quãng đời của ông. Trong hầu hết các tác phẩm của mình, ông đều ca ngợi hạnh phúc và sự bình yên của gia đình, tuy nhiên đời sống tình cảm của ông lại gặp không ít sóng gió.

Mặc dù đã kết hôn vào năm 1836 với một người phụ nữ xinh đẹp tên là Catherine và đã có với nhau nhiều mặt con, nhưng cuộc hôn nhân của họ đã đổ vỡ khi vợ ông phát hiện ra gói quà dành cho người tình bí mật của Dickens. Người tình đó chính là Nelly Terman, một cô gái trẻ kém Dickens 27 tuổi. Ông đã thừa nhận mối tình vụng trộm của mình khi bị phát hiện và ly hôn với Catherine, một việc ít ai nghĩ tới, đặc biệt là đối với một người ở vị trí như Dickens bởi nó có thể kéo theo rất nhiều tai tiếng và rắc rối.

Bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu, ông vẫn chọn ở bên Nelly cho đến giây phút cuối cùng của đời mình vào năm 1870. Trong di chúc, Dickens để lại cho Nelly 1.000 bảng Anh và đó có lẽ là bằng chứng hợp pháp đầu tiên cho mối quan hệ giữa hai người.

 

Arthur Rimbaud và Paul Verlaine

Jean Nicolas Arthur Rimbaud (1854-1891) là nhà thơ người Pháp có ảnh hưởng lớn tới văn học và nghệ thuật hiện đại, ông còn là một trong những người sáng lập trường phái thơ tượng trưng. Từ nhỏ Rimbaud đã thể hiện rõ mình là một học sinh xuất sắc, năm 16 tuổi ông đã in những bài thơ đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó đi du lịch tới miền Bắc nước Pháp và Bỉ.

Ở Paris, Arthur Rimbaud làm quen và trở thành người yêu của Paul Verlaine, làm xôn xao dư luận Paris.

Verlaine lớn hơn Rimbaud 10 tuổi và cũng là một trong những nhà thơ lớn của nước Pháp. Năm 1872, Verlaine bỏ gia đình cùng Rimbaud đi sang London. Họ đã có những ngày tháng rất hạnh phúc và đó cũng là khoảng thời gian mà Verlaine cho ra đời những bài thơ hay nhất của mình.

Tuy nhiên, khi trở về Bỉ, hai người đã cãi nhau, Verlaine dùng súng lục bắn Rimbaud bị thương và phải vào tù 2 năm, còn Rimbaud trở về quê Charleville. Kể từ đây cuộc đời của Rimbaud sang một trang mới, ông bỏ làm thơ và đi chu du khắp thế giới.

 

Đến năm 1891, Rimbaud mắc bệnh và qua đời ở Pháp trong sự tiếc nuối của rất nhiều người yêu mến thơ ông.
(Theo ANTG)

Leave a Reply