Tấn công Syria – với Mỹ, đó không phải là vấn đề vũ khí hay một cái cớ để biện hộ cho hành động của mình. Những thứ đó Mỹ có thừa.
Điều mà Washington đang tính toán lúc này là vấn đề họ được cái gì, mất cái gì khi khai hỏa vào đất Syria ngay khi mới chân ướt chân ráo thoát khỏi chiến trường Afghanistan và Iraq.
Một người đàn ông Syria bước qua khu vực bị tàn phá ở trung tâm Deir Ezzor, thành phố lớn nhất miền đông Syria hôm 6/9/2013. Ảnh: RT |
Khi tính đến phương án không kích Syria, dù chỉ là ở mức độ ‘giới hạn’ và mang tính răn đe là chính, nhiều người lập tức có hồi chuông cảnh tỉnh rằng: Dường như Mỹ đang ‘bổn cũ soạn lại’ với Damascus.
Và một sự thật nữa cũng như ở Afghanistan và Iraq, hay mới đây là Libya, mà Mỹ không thể bỏ qua nếu như tính đến việc đánh Syria: đó là lực lượng khủng bố.
Ở Syria lúc này có khoảng 1.200 nhóm nổi dậy chống chính phủ. Nhưng lực lượng này hoàn toàn bị áp đảo trước quân khủng bố và Hồi giáo cực đoan đông hơn, tinh nhuệ hơn. Chính Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) là David Shedd thừa nhận rằng: trong phe đối lập chống Assad thì các nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda (như Mặt trận al-Nursa) đã và đang phát triển nhanh, hiệu quả cả về quy mô, số lượng cũng như mức độ tàn nhẫn.
Không chỉ riêng những kẻ cực đoan mà nhiều bằng chứng cho thấy lực lượng nổi dậy cũng ra tay một cách tàn bạo với dân thường cũng như phe chính phủ)
Thế nhưng, các lực lượng cực đoan (như nhóm Hồi giáo ISIS và Mặt trận al-Nursa) lại nhận được các khoản viện trợ lớn từ đồng minh của Mỹ là Qatar. Chưa kể, các loại vũ khí mà quân nổi dậy được phương Tây và các quốc gia Ả Rập trang bị lại rơi vào tay các nhóm cực đoan.
Dù lực lượng này có chung mục tiêu với phe đối lập và cả Mỹ, phương Tây, đó là lật đổ chính quyền Tổng thống Assad, nhưng nếu họ giành phần thắng thì nước Mỹ sẽ phải đối mặt với mối đe dọa rõ ràng và trầm trọng hơn từ chủ nghĩa khủng bố.
Ngày 13/6/2013, Washington tuyên bố chính thức vũ trang cho lực lượng nổi dậy. Nhưng, để cho vũ khí của mình rơi vào tay những đối tượng như ISIS và Mặt trận al-Nursa, Washington sẽ đổ lỗi cho ai và phải cần tới bao nhiêu súng đạn, chiến dịch để chấm dứt cuộc chiến khủng bố?
Sự thật thứ tư cần được nhìn nhận trong ý đồ đánh Syria của Mỹ, đó là Mỹ chẳng có giải pháp nào về lâu dài để đảm bảo hòa bình cho quốc gia đang trên đà chìm sâu thêm vào bạo lực.
Cuộc nội chiến tại Syria đang và sẽ là cuộc chiến giằng co giữa hai phe đối lập: một bên là chính quyền Syria với sự hậu thuẫn của Nga, Iran, lực lượng Hezbollah (gần đây là Trung Quốc trong khía cạnh thông tin tình báo); bên còn lại là lực lượng nổi dậy với sự hỗ trợ của Mỹ, phương Tây và các đồng minh trong khu vực như Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel.
Các cường quốc như Nga, Mỹ đều tuyên bố có ‘lợi ích’ trong vấn đề Syria. Nhưng gạt bỏ vấn đề cao siêu như an ninh khu vực, tầm quan trọng ‘địa chiến lược’… sang một bên, thì một sự thật nhức nhối hiển nhiên ở Syria là: chỉ có những người dân vô tội tay trắng là khố khó khi phải đứng giữa hai làn đạn.
Khủng hoảng nhân đạo trầm trọng ở Syria là có thật. 100.000 người (thậm chí là hơn thế) thiệt mạng là có thật. Hàng triệu người dân tha hương là có thật. Và các ‘ông lớn’ nước ngoài đều nhân danh ‘nhân đạo’ và lợi ích riêng của họ để can thiệp vào chảo lửa này.
Nhưng các giải pháp của họ để giải cứu người dân khỏi chiến tranh thì chẳng có gì khác ngoài việc thêm thật nhiều súng, nhiều đạn, thúc đẩy giao tranh giữa các bên đối địch ở Syria. Những hoạt động cứu trợ khẩn thiết hơn thì lại hoàn toàn ‘chìm nghỉm’ so với những thứ ‘hào nhoáng’ như tên lửa Tomahawk, tàu khu trục hiện đại hay các đội chiến hạm tấn công ‘hầm hố’.
Bên cạnh việc không kích, Mỹ công khai nói rằng sẽ viện trợ và huấn luyện, đào tạo cho lực lượng nổi dậy. Việc cung ứng tiền bạc, vũ trang cho lực lượng đối lập sẽ là gì nếu như không phải để lật đổ chính quyền Tổng thống Assad – dù rằng Washington nói rằng ‘họ không có ý đó’.
Tất nhiên, sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powel giơ ra ống nghiệm chứa virus gây bệnh than và lấy đó làm cái cớ để đánh Iraq hồi năm 2003, thì ai cũng hiểu rằng Washington ‘nói vậy mà không phải vậy’.
Mỹ là tác giả đứng sau phong trào đối lập chống Assad với một liên minh gồm CIA, các thành viên của chế độ cũ và những người Hồi giáo sau này sẽ có nhiệm vụ thiết lập nên một chế độ ‘dân chủ’.
Giả sử như chính quyền Assad sụp đổ, kế hoạch này của Mỹ thành công như tại Iraq, Afghanistan, thì điều quan trọng nhất mà Mỹ cần ở chế độ này là một sự đảm bảo – sao cho dầu mỏ ở Trung Đông sẽ không ngừng đổ vào các ngân hàng đa quốc gia mà trụ sở đóng tại Mỹ.
Nếu viễn cảnh đó có thật, liệu Mỹ có còn sẵn lòng tuân theo ‘mệnh lệnh đạo đức’ để tiếp tục giải quyết một cuộc chiến tàn bạo được cho là sẽ bùng nổ dữ dội giữa các giáo phái, tôn giáo có khả năng tàn phá Trung Đông?
Lê Thu