Những ý tưởng thiết kế công nghệ “cực đỉnh”

Mặc dù đang ở dạng ý tưởng (concept) thiết kế nhưng những sản phẩm dưới đây đều có tính ứng dụng rất cao và có thể sẽ xuất hiện trên thị trường trong thời gian tới.

Không gian sống của Sony

Ảnh minh họa

Trong bài phát biểu của mình, CEO Kaz Hirai của Sony đã tiết lộ về một concept mang tên Life Space UX (Không gian sống UX) nhằm “biến các không gian sống thành môi trường liên quan”. Về cơ bản, nó sẽ biến bất cứ bức tường nào trong căn hộ của bạn thành màn hình 4K. Bạn có thể phóng ảnh các tác phẩm nghệ thuật lên tường, hoặc tạo các cửa sổ ảo để hiển thị hình ảnh bên ngoài theo thời gian thực, hoặc có thể xem buổi hòa nhạc mà bạn không thể tham dự.

Một trong những cốt lõi của hệ thống thực tế này chính là máy chiếu siêu nét 4K Ultra Short Throw Projector vừa được Sony giới thiệu tại CES 2014.

Máy tính module của Christine

Razer luôn có thói quen giới thiệu những thiết kế phá cách và chuyển tải chúng thành các sản phẩm cao cấp, và Dự án Christine (Project Christine) chính là một trong số đó. Mục đích của Razer là cho phép người dùng có thể dựng và cá nhân hóa chiếc PC theo bất cứ cách nào dù cho có kiến thức về kỹ thuật hay không.

Mỗi thành phần của Project Christine là một phần tách biệt giống kiểu module kết nối với đơn vị chính là một bảng mạch thẳng và hệ thống làm mát bằng chất lỏng khép kín. Nói một cách dễ hiểu thì đây là dạng concept máy tính ghép từ nhiều khối. Người dùng có thể dễ dàng tùy chính, nâng cấp cấu hình và thay thế các bộ phận trên thiết bị mà không phải mua một chiếc máy tính mới.

Ảnh minh họa

Cách module của Project Christine là cách khe cắm và bên trong là CPU, GPU hoặc có thể là ổ cứng. Chỉ cần gắn các module nào vào hệ thống tổng thể, chúng sẽ tự động đồng bộ với hệ thống chính theo cơ chế “plug-and-play”. Project Christine sử dụng rất ít cáp kết nối. Đây là hệ thống khép kín, hoạt động tĩnh lặng và có màn hình cho phép người dùng theo dõi và kiểm soát trạng thái của toàn bộ hệ thống. Hiện chưa rõ thời điểm ra mắt cũng như giá bán của Project Christine.

Xe mặt trời của Ford

Ảnh minh họa

Mẫu thiết kế Ford C-MAX Solar Energi là dạng xe lai, vừa chạy bằng năng lượng mặt trời vừa bằng điện. Năng lượng được cấp qua các tấm mặt trời đặt trên nóc xe. Xe được trang bị một bộ tập trung (concentrator) đặc biệt có tác dụng như một tấm kính phóng đại để hướng các tia xạ mặt trời vào các tấm pin trên nóc xe. Nhờ vào nguồn cấp này mà xe có thể chạy song song hai nguồn năng lượng thay vì chỉ dựa vào nguồn điện của xe. Hiện tại, xe của Ford có thể chạy được khoảng 20 phút chỉ bằng nguồn năng lượng mặt trời. Đương nhiên, thời lượng này có thể chưa đủ nhưng nó là cả một tiến bộ công nghệ mà các nhà bảo vệ môi trường cực kỳ hoan nghênh.

Toyota FV2

Ảnh minh họa

Mẫu xe này được dùng để di chuyển trong khu đô thị đông người. Người dùng sẽ phải đứng trong suốt quá trình di chuyển và nghiêng trái/phải, tới/lùi để điều khiển xe bởi xe không có vô lăng. Chiếc xe này có 4 cửa nhưng chỉ có 3 bánh. Nó có thể tăng tốc từ 0 – 96km/h trong vòng 10 phút và di chuyển trong khoảng cách 500km. Đây là mẫu xe hơi hoàn toàn khác biệt và nó không giống với bất cứ thiết kế xe hơi hoặc xe máy nào ở thời điểm hiện tại. Về bề ngoài của xe cũng có thể thay đổi dễ dàng và các họa tiết trông giống với mẫu Fun Vii mà Toyota ra mắt cách đây ít lâu.

FV2 có thể sẽ được trang bị khả năng nhận dạng giọng nói và khuôn mặt để nắm bắt cảm xúc của lái trong quá trình di chuyển để từ đó có thể thay đổi màu sắc bên ngoài cho phù hợp. Xe cũng được gắn các cảm biến xung quanh để cho người lái biết tình hình giao thông quanh. Kính của FV2 có thể hiển thị thông tin thực tế ảo về các địa điểm trên lộ trình và đưa ra các gợi ý cho người lái.

Eco-Mobius

Ảnh minh họa

Eco-Mobius là đối thủ cạnh tranh với ý tưởng Project Ara/Phonebloks của Motorola. Theo Waiman Lam, giám đốc cao cấp tại Mỹ của ZTE thì Eco-Mobius xuất phát từ ý tưởng cho phép người dùng có thể tự mình thay thế các bộ phận trên điện thoại theo ý thích khi cần nâng cấp hoặc thay thế sản phẩm. Eco-Mobius được làm ở dạng module bao gồm 4 thành phần chính: màn hình, lõi chính, pin và bộ nhớ. Người dùng cũng có thể nâng cấp CPU bằng cách thay thế một module CPU khác vào. Ý tưởng này sẽ giúp bảo vệ rất tốt cho môi trường khi người dùng có thể tận dụng được cách thành phần của máy bằng cách dễ dàng thay thế chúng mà không cần thải đi toàn bộ thiết bị. Eco-Mobius hiện mới chỉ là dự án nghiên cứu và chưa rõ nó có được thương mại hóa hay không.

Laptop “5 trong 1” của Toshiba

Ảnh minh họa

Chiếc laptop này không chỉ có chức năng của một chiếc laptop và tablet thông thường mà nó còn có thêm 3 chức năng khác – tổng cộng là 5 chức năng riêng biệt. Ở chức năng laptop (Laptop Mode), máy sẽ là dạng thiết kế vỏ sò chuẩn. Trong khi đó, chức năng Canvas sẽ biến máy trở thành một màn hình chạm để người dùng dễ dàng vẽ vời trên đó. Còn Tablet Mode thì cho người dùng di động sử dụng. Các chắc năng còn lại là Presentation/TV Mode – xem nội dung media, và Desktop Mode – thêm bàn phím và dựng một nửa màn hình lên như một chiếc desktop thông thường với màn hình cảm ứng chạm.

 

 

Tuệ Minh

Leave a Reply