“Phải chăng nước MỸ đang sụp đổ như Đế quốc La Mã?”

Tham luận của Barry Strauss, professor of history at Cornell, is the author of “The Death of Julius Caesar: The Story of History’s Most Famous Assassination” (Simon & Schuster, March 2015). Follow him on Twitter @barrystrauss. Published October 18, 2016


Từ ROME -Bất cứ người nào đang trải qua mùa bầu cử Tổng Thống này tại Thỏ Đô Vĩnh Hằng (Eternal City), giống như tôi, không sớm thì muộn, đều chắc chắn sẽ nghĩ về Đại Hí Trường The Colosseum.

Đại Hí Trường Colosseum này là một hí trường lớn nhất trong thế giới La mã ngày xưa. Bên trong Colosseum có hơn 50,000 chỗ ngổi cho khán giả, được sắp xếp theo giai cấp xã hội, nhưng liền sát kề nhau. Cái Hí trường khổng lồ bằng đá này đã được lệnh xây dựng khoảng năm 70-72 A.D bởi Hoàng đế Vespasian của triều đại Flavian như là một món quà tặng cho nhân dân La Mã. Năm 80 A.D. hoàng tử Titus khai trương Colosseum – tên chính thức là Flavian Amphitheater – với các trò chơi 100 ngày, bao gồm giác đấu và chiến đấu với dã thú. Đây là một hí trường đẫm máu người và vật. Các dung sĩ giác đấu phải đánh nhau đến chết, các cuộc đấu giữa người và dã thú (cọp, sư tử) cũng phải một mất một còn hoặc cả hai đều thương vong…Sau bốn thế kỷ sử dụng một cách năng động, cái đấu trường La Mã nguy nga này đã rơi vào quên lãng, và cho đến thế kỷ thứ 18 nó mới được phục hoạt như là một nguồn mạch của kiến trúc vật chất. Mặc dù hai phần ba của Hí trường nguyên thủy đã bị hư hoại qua thời gian, Đại Hí trường này vẫn còn là một địa điểm nổi tiếng đối với du khách trên thế giới, và đồng thời là một biểu tượng đặc trưng của La Mã và chiều dài lịch sử vang dội của nó.(ghi chú của người dịch)

Rốt cuộc thì, công dân Mỹ chúng ta hiện đang có một ứng cử viên ra tranh cử để làm Nữ Hoàng đế (Empress) và một ứng cử viên khác tranh cử để thành Chiến sĩ Giác Đấu (Gladiator). Tại sao chúng ta không thể đem cả hai ứng cử viên ấy làm mồi cho những con sư tử? Đây là điều mà nhiều cử tri mong muốn.

Thật giống như cái đấu trường thời cổ đại này, ngày nay, cái đường giới hạn giữa vui chơi giải trí và chính trị đã biến mất và cả hai thứ đều đã trở thành những cuộc thể thao đẫm máu. Ở đâu đó giữa cuộc tiệc tùng tìm hoan lạc tình dục và tham nhũng cùng với cảnh tượng của các cuộc tranh luận, một cảm tưởng chìm đắm đã nảy sinh: phải chăng Mỹ quốc là Đế quốc La Mã số 2… đang suy yếu và trên đường đi tới sụp đổ?

Hãy suy gẫm về những gì La Mã đã có và những gì chúng ta đang có. Đạo đức, phẩm hạnh đã rời khỏi cuộc chè rượu say sưa chăng? Hãy xem xét lại. Sự lạm dụng công sở cho những mục đích riêng tư? Hãy rà soát lại đi. Bánh mì (welfare) và trò xiếc (reality TV) cho quần chúng? Hãy kiểm tra lại. Ôi thời giờ, ôi luật pháp! Triết gia, nhà đại hùng biện Cicero ở đâu khi chúng ta cần đến ông?

[Cicero, a Roman philosopher, politician, lawyer, orator, political theorist, consul, and constitutionalist. He came from a wealthy municipal family of the Roman equestrian order, and is considered one of Rome’s greatest orators and prose stylists= Cicero là một triết gia La Mã, một chinh trị gia, luật sư, nhà hùng biện, lý thuyết gia chinh trị, lanh sự và nhà soạn thảo hiến pháp. Ông xuất thân từ một gia đình thanh thị giâu có thuộc giai cấp kỵ sĩ La Mã và được xem như một trong các nhà đại hùng biện của La Mã và những người mẫu mực của văn xuôi)

· Vào thời La mã cổ đại, Giai cấp kỵ mã “Eques”, Equites, Equestri hoặc “Equestri ordini” bao gồm những Hiệp sĩ (Knights) hoặc Kỵ Binh (Cavalry). Đây là một Hội mà các thanh viên chỉ có thể gia nhập theo mức giâu có cá nhân. Giai cấp Kỵ mã này đòi hỏi thanh viên phải sở hữu một bất động sản trị giá ít nhất 400 Sestertia (Đơn vị tiền tệ cổ La Mã- đồng tiền bằng vàng.]

Tuy nhiên một viễn tượng nhỏ đang diễn tiến. Từ bao giờ sự thảnh lập Nền Cộng Hòa Mỹ đã tự so sánh mình với La Mã. Nhưng thường là một hình ảnh lý tưởng hóa về La Mã, tất cả những bức tượng cẩm thạch và những ngôn từ bay bổng, không cần để ý tới nơi ăn ở và những người nô lệ. Nó xảy ra gần với thực tế thời cổ đại như một cái pizza đông lạnh nở ra dưới sức nóng và cái dĩa thức ăn hấp dẫn từ cái lò nướng đốt bằng cũi ở Naples (ở Ý, không phải Florida)

Bọn người man rợ không có mặt ngoài cổng. Dù ai sẽ thắng cuộc bầu cử này, đất nước này cũng sẽ tiếp tục tranh luận những dị biệt một cách thanh bình và có tính cách chính trị. Kẻ thua cuộc sẽ nhận một lần trình diễn trên TV hoặc một cơ sở (a foundation) và kẻ thắng cuộc dường như sẽ phải đương đầu với một Quốc Hội vừa tỉnh dậy để thực thi quyền lực của mình.

Mỹ quốc vẫn là Mỹ quốc. Những người trí thức chúng ta đã lo âu quá nhiều. Ngoài ra, chúng ta không phải là Đế quốc La Mã, bởi vì tại La Mã, phụ nữ, không phải nam nhân, có đầu tóc to và những người chạy chọt để có chức vụ đã đốt cháy những bức thư tội lỗi trước khi người khác có thể đọc chúng.

Nhưng nghiêm trọng hơn, chính là vì chúng ta có hai ứng cử viên có tỳ vết ra tranh cử chức Tổng Thống, điều này không có nghĩa rằng chúng ta đã đã đến cuối đường ranh.

Không giống như nước Cộng Hòa La mã, chúng ta không bị đứng trước một lựa chọn giữa Pompey (1) và Caesar(2).Cả hai cái tháp tự cao tự đại này – đúng, không sao, chúng ta sẽ làm điều đó một cách thường tình giống với La mã – chuyển sang thế tấn công vào khoảng giữa của thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch để cướp lấy nước cộng hòa cho chúng. Cuộc xung đột gay gắt của chúng tạo nên cuộc nội chiến làm hủy diệt cả hai.

(1) Pompey, còn gọi là Pompey Vĩ đại Pompeius Magnus) (26 tháng 9 năm 106 TCN – 28 tháng 9 năm 48 TCN) là một lanh tụ quân sự, chính trị lỗi lạc của Cộng hòa La Mã. Đến từ một tỉnh thuộc Ý, sau những chiến tích về quân sự, ông đã thiết lập được một vị trí cho riêng mình trong dòng quý tộc La Mã và được Lucius Cornelius Sulla phong tước hiệu Magnus (Vĩ đại).

Pompey là đối thủ của Marcus Licinius Crassus và là đồng minh của Gaius Julius Caesar. Ba nhà chính trị đã thống trị Cộng hòa La Mã thời kỳ cuối qua một liên minh chính trị gọi là Liên minh tam hùng lần thứ 1. Sau cái chết của Crassus, Pompey và Caesar trở thành đối thủ của nhau, cạnh tranh cho ngôi vị cầm quyền của toàn Đế chế La Mã, đây được gọi là nội chiến của Caesar. Pompey chiến đấu bên phía Optimates, một phe bảo thủ theo chủ nghĩa truyền thống trong hội đồng nhà nước La Mã, và đã bị đánh bại bởi Caesar. Pompey sau đó phải tới Ai Cập ẩn náu và bị ám sát tại đó.

(2) Caesar: Gāius Jūlius Caesār tiếng Pháp là César) 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một lãnh tụ quân sự và chính trị, và là một tác giả văn xuôi Latin lớn của La Mã cổ đại. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã.

[ Sinh ra trong nhà Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lớn ở La Mã, Caesar được tiếp xúc và bắt đầu tham gia đời sống chính trị từ rất sớm. Năm 60 TCN, ông cùng với Crassus và Pompey thành lập Liên Minh Tam Hùng I, một liên minh chính trị thống lãnh La Mã trong nhiều năm. Phương cách xây dựng quyền lực dựa trên các phương thức dân túy đã đụng chạm và dẫn tới sự chống đối của giai cấp quý tộc lãnh đạo ở La Mã, mà đứng đầu là Cato Trẻ với sự ủng hộ thường xuyên của Cicero.]

Tiếp theo là một cuộc đụng đô khác của những người khổng lồ, thời điểm này là Mark Antony chống lại Octavian. Octavian thắng và đã vãn hổi hòa bình cho La Mã, nhưng chỉ với cái giá là biến nền cộng hòa thành một đế quốc. Ông ta trở thành vị Hoàng đế đầu tiên và đổi tên mình thành Augustus.

Chúng ta giờ đây đang ở gần điểm này. Bọn người man rợ không có trước cổng. Dù ai sẽ thắng cuộc bầu cử này, đất nước này cũng sẽ tiếp tục tranh luận những dị biệt một cách thanh bình và có tính cách chính trị. Kẻ thua cuộc sẽ nhận một lần trình diễn trên TV hoặc một cơ sở (a foundation) và kẻ thắng cuộc dường như sẽ phải đương đầu với một Quốc Hội vừa tỉnh dậy để thực thi quyền lực của mình. Và trước khi bạn biết được điều đó, chúng ta sẽ phế bỏ cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của 2018.

Tuy nhiên, có một con đường trong đó Hiệp Chúng quốc giống như De81 quốc La mã và đó là, chúng ta là một đất nước trong chuyển dịch. Dân nhập cư đã làm thay đổi bản sắc của người Mỹ. Kỹ thuật số đã làm thay đổi cách truyền đạt thông tin của chúng ta.Người máy (Robots) sẽ sớm làm thay đổi cách làm việc của chúng ta. Tóm lại chúng ta đang sống xuyên qua một loạt các cuộc cách mạng. Cá cuộc cách mạng này sẽ biến đổi Mỹ quốc không kém thông suốt hơn các nhà trí thức Hy lạp và các chiến binh Đức làm biển đổi La mã cổ đại.

Chúng ta không thể nào ngăn chặn những thay đổi này nhiều hơn người La mã có thể ngăn chặn những thay đổi trong thế giới của họ. Chúng ta có thể và sẽ bất đồng về phương cách đáp ứng với chúng. Thật vậy, tranh luận về đáp ứng là nhiệm vụ Số Một mà xã hội chúng ta phải đối mặt.

Một điều chắc chắn, dù sao, và nó là điều mà chúng ta cần phải làm nhiều, hơn là cứ bám vào quá khứ. Chúng ta cần phải học hỏi từ nó và sau đó tạo dựng tương lai riêng của chúng ta.

Vậy thì hãy thư giản đi Mỹ quốc. Chúng ta đang có một cuộc bầu cử tồi tệ và chúng ta đang tạo ra một cảnh tượng vế chính mình trước thế giới. Dù sao đi nữa thì thế giới này là một nơi kém đạo đức hơn chúng ta.

Người La Mã hận vì mất đế quốc của họ nhưng, bạn biết không? La dolce vita, Cuộc Sống Êm đềm hoan lạc là một phần thưởng an ủi quý giá.

BARRY STRAUSS, Giáo sư Sử học tại Đại Học Cornell, tác giả cuốn “Cái chết của Julius Caesar: Cuốn Truyện của Lịch sử cuộc Ám sát nổi tiếng nhất” XB Tháng Ba, 2015.

NGUYỄN CHÂU (Phỏng dịch)

Leave a Reply