Sự thật sau cuộc biểu tình chống Thủ tướng Thái

Lực lượng biểu tình chống chính phủ Thái Lan hôm qua (13/1) đã đổ ra khắp các đường phố ở thủ đô Bangkok với quyết tâm lật đổ cho bằng được chính quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Tuy nhiên, họ đã không chịu nhìn nhận một thực tế rõ như ban ngày là chính phủ của nữ chính khách này được bầu lên một cách dân chủ và được sự ủng hộ của đa số người dân Thái.
[youtube_wpress search=”1″]

[tubepress mode=”tag” tagValue=”Yingluck Shinawatra” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false” theme=”phim”]

Tin tức về việc có 7 người bị thương trong các vụ bắn súng ở Bangkok hồi cuối tuần đã đem thêm một tin tức xấu nữa đến cho đất nước Thái Lan ngay đầu năm mới. Dự đoán, năm 2014 sẽ là một năm đầy khó khăn với Thái Lan – quốc gia hàng đầu Đông Nam Á.

Hiện tại, chính trường Thái Lan đang rơi vào một thế bế tắc rất khó tháo gỡ. Giới thủ lĩnh phe đối lập cứ khăng khăng đòi chính phủ của Thủ tướng Yingluck phải từ chức, nhường chỗ cho một chính phủ mới. Các đối thủ của bà Yingluck cáo buộc bà chỉ là “con rối” trong tay của cựu Thủ tướng Thaksin – anh trai của bà. Ông này hiện đang phải sống lưu vong ở nước ngoài sau khi bị quân đội lật đổ năm 2006 bằng một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu.

Phe đối lập nhấn mạnh, những vấn đề chưa được giải quyết từ trong quá khứ gần đây cần phải được mở bung ra chứ không nên bị giấu diếm, che đậy.

Tuy nhiên, họ đã quên một sự thực giản đơn rằng, dù thích hay không, nữ Thủ tướng Yingluck đã thực sự giành được sự ủng hộ của đông đảo người dân trong cuộc bầu cử trước và chính phủ của bà không thể được coi là không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta lúc này là gia đình Shinawatra đã làm gì cho và vì đất nuwos Thái Lan và vấn đề cấu trúc cũng như tầng lớp xã hội nào ẩn sâu trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Không thể phủ nhận rằng, di sản của ông Thaksin chính là việc ngay từ đâu ông này đã là một chính khách theo chủ nghĩa dân túy (vì dân).

Dấu ấn của ông này trong lực lượng an ninh Thái Lan cũng đủ để ông có được mối quan hệ thân quen rộng khắp giúp ông sau này vươn lên nhanh chóng trong lĩnh vực kinh doanh.

Là một doanh nhân làm chính trị, cựu Thủ tướng Thaksin là một trong những người đầu tiên hiểu quyền lực của các phương tiện truyền thông và ảnh hưởng to lớn của cơ chế thông tin trong nền chính trị và hoạt động xây dựng đất nước. Đế chế truyền thông của ông này chẳng bao lâu đã “sản sinh” ra rất nhiều tờ báo, giúp ông có thể vươn rộng hơn đến người dân trên khắp cả nước.

Không nghi ngờ gì nữa, ông Thaksin cũng đã tạo dựng được lòng ngưỡng mộ xung quanh ông và xây dựng được hình ảnh là một người từ bàn tay trắng đi lên. Điều đó là lôi cuốn hàng triệu người Thái đang mong mỏi, khao khát thay đổi cuộc sống nghèo khó của mình.

Dù cho bản chất của sự đi lên của ông Thaksin có đậm chất “truyền thông” thì uy tín của ông đối với dân chúng Thái Lan là hiện tượng có thực. Không thể phủ nhận thực tế, ông Thaksin đã nỗ lực làm điều gì đó mà tất cả các đối thủ của ông đều thất bại.

Ông Thaksin đã biết quan tâm đến nguyện vọng vươn lên của các tầng lớp dân nghèo, nông dân, thành thị mới nổi trên khắp cả nước và đã đem đến cho họ hy vọng về sự đổi thay tốt đẹp hơn trong một xã hội được cho là có tính ì cao.

Trong lĩnh vực này, sự nổi lên của ông Thaksin giống với của cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Nữ chính khách lừng danh của nước Anh đã giành chiến thắng trên chính trường bằng sự ủng hộ của các tầng lớp lao động bình dân trong nước.

Sau khi bị lật đổ năm 2006, di sản của cựu Thủ tướng Thaksin vẫn được duy trì và tiếp tục theo đuổi bởi bà Yingluck. Bà này cũng đã thu hút được sự ủng hộ của người dân thường Thái Lan đang quá chán ngán với những thập kỷ kéo dài của một xã hội trì trệ, ít thay đổi.

Không phải ngẫu nhiên mà những đối thủ chính của gia đình Shinawatra đều thuộc tầng lớp hoàng gia, trung lưu. Những người này đang lo lắng về sự thay đổi kinh tế, xã hội sâu rộng ở đất nước Thái Lan ngày nay.

Mặc dù một số trong những nhân vật trên vẫn không chịu thừa nhận sự hấp dẫn trong chính sách dân túy của cựu Thủ tướng Thaksin và Thủ tướng lâm thời Yingluck nhưng họ phải công nhận một điều rằng chính sự lôi cuốn, hấp dẫn đó là thật và nó đã thu hút hàng triệu triệu dân thường Thái Lan bỏ phiếu để đưa bà Yingluck lên cầm quyền với chiến thắng đầy thuyết phục.

Thái Lan hiện tại đang rơi vào vòng xoáy quẩn quanh của những cuộc biểu tình, bạo loạn và tẩy chay bầu cử với mục tiêu cao nhất của lực lượng đối lập là lật đổ Thủ tướng Yingluck. Có một điều hết sức mỉa mai và phi lý là những người mong lật đổ bà Yingluck lại không chú ý đến một thực tế là chính phủ của bà này được bầu lên một cách dân chủ ngay từ đầu với sự ủng hộ rộng khắp của người dân.

Diễn biến trên đang đặt ra một câu hỏi gây bối rối là: Nếu một ngày khi các chính phủ được bầu lên một cách dân chủ bị phá bỏ bởi những thành phần đối lập không chịu chấp nhận quyết định được đưa ra từ nhân dân, vậy thì sẽ có gì còn lại trong nền dân chủ của đất nước Thái Lan?

Kiệt Linh – (tổng hợp

Leave a Reply