Táo quân Việt Nam lên báo Mỹ

Trong bài viết đăng ngày 20/2, thời báo danh tiếng của Mỹ viết về thói quen theo dõi chương trình Táo quân phát trong đêm giao thừa trên Đài truyền hình quốc gia của người Việt.
[youtube_wpress search=”1″] [tubepress mode=”tag” tagValue=”Táo quân” resultsPerPage=”8″ thumbHeight=”16″ thumbWidth=”69″ videoBlacklist=”tfels69Qafw” thumbHeight=”28″ thumbWidth=”69″ paginationBelow=”false” ]

Táo quân Việt Nam lên báo Mỹ
Các vai chính trong Táo quân 2015. Ảnh: VTV

New York Times cho biết, Táo quân được phát sóng trên truyền hình Quốc gia Việt Nam trước dịp giao thừa. Chương trình thường niên này rất được mong đợi vì nội dung đề cập trực tiếp tới những vấn đề nóng trong nước, đả kích trực diện các tệ nạn xã hội.

Phạm Minh Hiếu, một sinh viên đại học ở Việt Nam, cho biết, cậu xem Táo quân năm nay cùng bố mẹ và em – chương trình đã trở thành một phần không thể thiếu của gia đình trong mỗi dịp năm mới. “Nội dung là những lời chỉ trích theo cách hài hước”, Hiếu chia sẻ.

Bà Chiên, một người dân khác, nhận định, Táo quân không chỉ để vui mà còn cho bà biết thêm về các sự kiện và các mặt tốt xấu của đời sống. Theo bà, chương trình cũng đưa ra các câu hỏi ngầm nhằm nâng cao trách nhiệm của các tầng lớp trong xã hội.

Ông Nguyễn Bá Tiến, một khán giả trung thành của Táo quân cũng nhận định: “Táo quân mỗi năm mỗi khác. Chương trình luôn đề cập tới những vấn đề nóng trong xã hội. Nội dung luôn đánh trúng suy nghĩ của nhiều người dân”.

Táo quân Việt Nam lên báo Mỹ
Gia đình ông Nguyễn Bá Tiến quây quần bên mâm cơm Tất niên và theo dõi chương trình Táo quân – Gặp nhau cuối năm. Ảnh: New York Times

Tờ báo của Mỹ viết, nhân vật Táo quân là sự pha trộn giữa phong tục Trung Quốc và truyền thống dân gian Việt Nam. Ngày tiễn ông Táo về trời là ngày 23/12 âm lịch. Trong ngày này, các gia đình người Việt sẽ đốt vàng mã và thả 3 con cá chép để làm phương tiện cho các Táo về chầu trời, báo cáo công việc hàng năm dưới hạ giới và trở về.

Chương trình “Gặp nhau cuối năm” được phát sóng lần đầu năm 2003, là sự tưởng tượng cho hoạt động của các Táo trên thiên đình. Thay vì báo cáo về những điều diễn ra trong nhà, các Táo sẽ nói tới các vấn đề có ảnh hưởng tới đất nước, dân tộc.

Lấy ví dụ chương trình Táo quân mừng xuân Ất Mùi, ông Tiến cho rằng câu hỏi “Đường con mềm mại” trong chương trình Táo quân rất hài hước vì gắn với tin đồn cho rằng một con đường ở thủ đô Hà Nội bị uốn cong để tránh nhà quan chức. Tuy nhiên, vấn đề được giải thích, con đường thiết kế như vậy để sở hữu “đường cong mềm mại” thay vì những đoạn đường thẳng truyền thống.

Ngoài ra, Táo quân xuân Ất Mùi cũng đề cập tới kinh tế bao gồm nợ xấu, thị trường bất động sản hay sự quan liêu, hạch sách dân chúng của một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất. Các Táo chia thành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo Ngũ hành thay vì phụ trách các lĩnh vực của đời sống như mọi năm.

New York Times cũng dẫn lời ông Trần Bình Minh, Tổng giám đốc đài Truyền hình Việt Nam, cho biết nhiều bộ trưởng luôn luôn theo dõi chương trình Táo quân và muốn có kịch bản “nhẹ nhàng”.

ồng Duy

Leave a Reply