Thêm chi tiết mới về vụ cựu đại sứ Ted Osius & Mỹ đòi trục xuất 8,600 người Việt

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hai ngày sau khi truyền thông Mỹ đăng bài viết của ông Ted Osius, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, trong đó ông nói rằng ông từ chức vì không đồng ý với chính quyền Tổng Thống Donald Trump, yêu cầu ông ép phía Việt Nam nhận hơn 8,600 người Việt trong tình trạng bị trục xuất về nước, hãng thông tấn Reuters có phỏng vấn ông về đề tài này.

Bài viết của ông Osius có tựa đề “Speaking Out” đăng trên tạp chí Foreign Service Journal, số ra Tháng Tư, 2018.

Vị cựu đại sứ Mỹ hiện là phó viện trưởng đại học Fulbright University Vietnam, một trường tư, bất vụ lợi ở Sài Gòn.

Hồi năm 2008, Mỹ và Việt Nam ký một thỏa thuận là Việt Nam chỉ nhận hồi hương những ai đến Mỹ sau ngày 12 Tháng Bảy, 1995, ngày hai quốc gia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ông Osius cho Reuters biết, trong số những người trong diện trục xuất, có “một số” người đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, bị trả về Việt Nam trong thời gian qua.

Ông cũng nói rằng nhiều người trong số những người bị trục xuất là người ủng hộ chế độ miền Nam Việt Nam do Hoa Kỳ ủng hộ, và Hà Nội sẽ coi họ là thành phần gây bất ổn cho họ, vẫn theo Reuters.

“Những người này không có một quốc gia để trở về,” ông Osius nói với Reuters.

Nhiều người trong số họ đến Mỹ với tư cách tị nạn, sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.

Ông Osius nói với Reuters rằng chính quyền Donald Trump bắt đầu yêu cầu ông ép phía Việt Nam nhận những người này từ Tháng Tư, 2017, và đây là lý do ông từ chức hồi Tháng Mười.

Ông Brendan Raedy, phát ngôn viên cảnh sát di trú (ICE), nói rằng, tính tới Tháng Mười Hai, 2017, có 8,600 người Việt Nam trong diện trục xuất, trong số này có “7,821 trường hợp bị kết tội hình sự.”

Chính quyền Donald Trump phân loại Việt Nam và tám quốc gia khác là “ngoan cố” vì không muốn nhận những công dân của họ bị trục xuất.

Tuy nhiên, di dân Việt Nam, theo Reuters, hầu hết là cư dân hợp pháp tại Hoa Kỳ, nhưng chưa phải là công dân, lại ở trong trường hợp đặc biệt.

Theo ông Osius, hầu hết những người trong dạng trục xuất đến Mỹ trước năm 1995, thời điểm Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao.

Cựu Đại Sứ Osius cũng nói chính quyền Donald Trump còn đe dọa miễn đặc quyền cho các giới chức Việt Nam khi họ đến Mỹ và liên hệ vấn đề này với quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

Ông nói với Reuters là có một số di dân vi phạm tội hình nghiêm trọng, nhưng nói thêm rằng “có một thỏa thuận giữa hai nước hồi năm 2008 là không đụng đến những người đến Mỹ từ năm 1975 đến năm 1995.”

Ông Raedy không nói cụ thể lý do tại sao những người không bị kết tội hình sự lại nằm trong diện bị trục xuất, nhưng di dân ở Mỹ mà không có quy chế hợp pháp là phải bị trục xuất, theo Reuters.

Tòa Bạch Ốc từ chối trả lời phỏng vấn của Reuters liên quan đến trục xuất.

Bà Katina Adams, phát ngôn viên Vụ Đông Á Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói rằng Mỹ và Việt Nam “tiếp tục thảo luận quan điểm của họ liên quan đến công dân Việt Nam cư ngụ tại Hoa Kỳ.”

Một giới chức cao cấp của Việt Nam xác nhận với Reuters rằng Hà Nội cũng “đang thảo luận” với phía Mỹ về vấn đề này.

“Nhiều người đến Mỹ sau khi cuộc chiến kết thúc,” giới chức này nói, và yêu cầu ẩn danh. “Đối với những người đến sau này, không phải ngay sau cuộc chiến, đó lại là vấn đề khác.”

“Những người này được chấp nhận hồi hương.”

Theo dữ kiện của ICE, có 71 người Việt bị trục xuất về nước năm 2017, so với 35 người trong năm 2016, và 32 người trong năm 2015, Reuters cho biết.

Những dữ kiện này không cho biết những người này đến Mỹ năm nào.

Theo Reuters, hồi Tháng Chín 2017, Đại Sứ Osius viết một lá thư cho Ngoại Trưởng Rex Tillerson, yêu cầu ông xem xét lại chính sách trục xuất.

Vào Tháng Mười Một, sau khi ông Osius đã từ chức, ông Tillerson viết lại rằng “không thể tiếp tục tình trạng hiện nay” và Việt Nam cần phải nhận thêm người bị trục xuất, theo Reuters.

Reuters cho biết không thể liên lạc được ông Tillerson, hiện không còn làm ngoại trưởng nữa, để phỏng vấn cho bài viết này. (Đ.D.)




So sánh giọng nói tiếng Anh của 1 học sinh ở Việt Nam 2024 với người Việt ở Mỹ

30/04/2024

Trai đẹp sinh năm 2001 ngồi bán 1 thúng 6 loại xôi từ 5 giờ sáng ở ngoài đường Hà Nội có gì đặc biệt, đông khách xếp hàng

30/04/2024

Gặp ông ở Ninh Bình 2024 nổi tiếng mạng xã hội Việt Nam làm nghề nhảy muá vẩy tay gọi mời xe khách

30/04/2024

Việt Nam 2024 rộn ràng không khí 5 ngày nghỉ lễ 30/4 trên cả nước

29/04/2024

Khám phá ngôi làng ở Bình Định 4/2024 trồng giàn bí đao khổng lồ gần 60 kí phải nằm võng

29/04/2024

Đến quán ăn lội nước, chèo ghe ở TPHCM ngày 30/4/2024 có gì độc lạ

29/04/2024

Tham quan vườn bằng lăng khổng lồ trăm tỷ, đẹp mê hồn của cặp vợ chồng ở Gia Lai 2024

28/04/2024

Gặp ông chồng ở Nam Định 4/2024 khoe bộ móng tay dài 1 mét, không cắt từ năm 1984

28/04/2024

Xem 15 người đổ chiếc bánh xèo khổng lồ 3 mét, cho 1 ngàn người ăn ở Cần Thơ 4/2024

26/04/2024

Đảo Phú Quốc VN 2024 được tỉ phú Ấn Độ chọn tổ chức đám cưới 4 ngày 350 khách đại gia

26/04/2024

Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Youtuber Mỹ tới quê Quảng Nam 2024 ở chung nhà ông VN ngoài 80 tuổi nổi tiếng thế giới không đi ngủ từ năm 1962 xem thật hư ra sao

25/04/2024

Đà Nẳng 4/2024: xem bà mẹ trẻ tí hon 34 tuổi tật nguyền bị ung thư sắp chết tự chế lời nhạc và hát tặng khán giả & mạnh thường quân

25/04/2024

Tại sao Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam 2024 mua xác con ve sầu giá tới gần $100 USD/ 1 kg

25/04/2024

Youtuber trẻ ở quê Bắc Ninh khoe vưà biến xong chiếc xe Nhật Bản cũ mua $200 USD thành hình dạng xe thể thao Mỹ 2024

25/04/2024

Khám phá không gian sống thượng lưu trên hòn đảo Hoàng Gia ở Hải Phòng 4/2024 sẽ di chuyển bằng du thuyền & trực thăng ?

24/04/2024

Youtuber Mỹ gốc Việt thử nói tiếng Anh với các cô bán hàng trong chợ Bến Thành 4/2024

24/04/2024

Tham quan bên trong Nhà Hát Lớn TPHCM 4/2024

24/04/2024

Xưa rồi “độc lạ Bình Dương”, 2024 là thời Đồng Nai “smart”, Long An “số”

24/04/2024

Leave a Reply