Ảnh minh họa.
Cụ thể, người có thói quen dậy sớm mỗi sáng, giảm được 12-27 % nguy cơ trầm cảm so với những người thường xuyên thức khuya, ngủ “nướng”.
Theo Dailymail, những người thức khuya thường hút nhiều thuốc lá, ngủ không đủ giấc, thiếu tập thể dục và ít ra ngoài trời cũng như tiếp xúc ánh nắng ban ngày có nguy cơ mắc trầm cảm tăng gấp 2 lần.
Các nhà nghiên cứu, đã phân tích thông tin của hơn 32.450 nữ y tá có độ tuổi trung bình là 55.
Những người tham gia sẽ phải trả lời một bảng câu hỏi khảo sát khoảng 2 năm/lần về thói quen sinh hoạt hàng ngày và các thông tin sức khỏe của mình.
Kết quả nghiên cứu, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đến nguy cơ sức khỏe tâm thần của một người.
Trầm cảm là một chứng bệnh tâm thần ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Các dấu hiệu trầm cảm như khó ngủ, chán ăn, ngại giao tiếp, bồn chồn, lo âu, bi quan…
Người mắc bệnh trầm cảm nếu không đến gặp bác sĩ để điều trị sớm, tình trạng ngày càng trầm trọng.
Để phòng tránh trầm cảm, các chuyên gia khuyên mọi người nên áp dụng chế độ ăn ít đường và bổ sung axit béo omega-3, hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, mầm lúa mạch, duy trì ăn cá 3 bữa/tuần.
Tránh các món nướng, rán và thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp. Ăn nhiều hạt dẻ, bí, hướng dương, dầu cá.
Tắm nắng là biện pháp phòng tránh và cải thiện chứng trầm cảm hiệu quả. Vitamin D và axit béo omega-3 giúp tăng sức đề kháng của cơ thể vừa góp phần cải thiện trạng thái tinh thần và hoạt động trí tuệ.
Phương Nam