Tình tiết mới tại phiên phúc thẩm Dương Chí Dũng

Sau một ngày xét xử phúc thẩm, một vài tình tiết mới được nhắc đến. Liệu những tình tiết này có thể làm xoay chuyển tình thế, giúp các bị cáo thoát tội?
[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”Dương Chí Dũng” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” paginationBelow=”false”]

Dương Chí Dũng; phúc thẩm; TAND tối cao
Toàn cảnh đại án Vinalines (click vào để xem ảnh to)

Lời khai mới

Ở tội ‘Tham ô’, có 4 bị cáo bị truy tố thì hai người đã thừa nhận hành vi phạm tội, riêng Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc suốt từ phiên sơ thẩm đến phiên phúc thẩm đều một mực kêu oan.

Bị cáo Dũng còn không tiếc lời thề thốt rằng: “Có trời đất chứng giám, bị cáo không được nhận tiền… Bị cáo tha thiết mong làm đúng được sự thật, để không oan cho ai… Bị cáo đã dặn gia đình, sau này bị cáo có chết cũng tiếp tục kêu oan”.

 

Dương Chí Dũng; phúc thẩm; TAND tối cao
Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc suốt từ phiên sơ thẩm đến phiên phúc thẩm đều một mực kêu oan – Ảnh: Minh Quang

Trả lời thẩm vấn tại tòa, Mai Văn Phúc cũng một mực nói mình không nhận số tiền 10 tỷ đồng mà ông Trần Hải Sơn khai đã đưa cho.

Để giúp thân chủ của mình kêu oan tội ‘Tham ô’, ngay từ đầu phiên tòa, ông Trần Đình Triển, luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng đã trình HĐXX bản lời khai của ông Goh Hoon Seow – Giám đốc Cty AP.

Đây là bản khai mới nhất của ông Goh mà các luật sư của ông Dương Chí Dũng đã bay sang Singapore để thu thập.

Tòa chưa công bố bản lời khai này của ông Goh, nhưng trao đổi với VietNamNet, luật sư Triển cho biết toàn bộ nội dung bản khai này.

Theo đó, ông Goh trình bày: Ông chưa từng liên hệ và trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Dũng và ông Phúc về việc bán ụ nổi 83M.

“Chỉ duy nhất một lần tôi đến chào xã giao ông Phúc tại trụ sở Vinalines tại HN, cùng đi có các ông Chiều, Sơn và một phiên dịch”, lời khai của ông Goh.

Lời khai này của ông Goh phù hợp với lời khai của ông Phúc ở cả phiên sơ thẩm và phúc thẩm.

Cùng theo ông Goh, trước khi ông ta tham gia việc bán ụ nổi 83M, Global Success (GS) từng đàm phán với Vinalines. Chủ sở hữu ụ nổi 83M chỉ muốn bán ụ nổi thông qua công ty của mình ở nước ngoài theo phương thức FOB qua Nakhodka, Nga trong khi Vinalines muốn mua theo phương thức CIF- giao tại cảng VN.

Khi việc đàm phán đi đến chỗ bế tắc, GS đã tiếp cận AP đề nghị AP làm bên trung gian giúp thực hiện giao dịch mua bán.

Sau khi cả GS và Vinalines đồng ý về việc mua bán ụ nổi 83M qua AP, một văn bản chào bán chính thức đã được AP gửi cho Vinalines theo hướng dẫn của GS và sau đó việc thương thảo mua bán ụ ổi bắt đầu.

“Trong quá trình trao đổi và đàm phán, tôi không nói bất cứ điều gì về việc lại quả… Số tiền 1,666 triệu USD là một phần của khoản thanh toán theo tín dụng thư để trả cho việc chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép, thủ tục hải quan và xuất khẩu liên quan đến ụ nổi 83M”, ông Goh khai.

Tình tiết có lợi cho nhóm bị cáo nguyên cán bộ hải quan?

Trong phiên phúc thẩm, được mời đến tòa với tư cách là giám định viên, ông Trần Thái Sơn, cán bộ của Bộ Tài chính, giám định viên được yêu cầu giám định vụ án này trình bày:

Thủ tục hải quan quy định bắt buộc hải quan kiểm tra giám sát hàng hóa. Điều đầu tiên phải biết tên hàng hóa là gì. Ở mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau nên mới có công ước HS, xác định tên hàng hóa, tính năng, tác dụng của hàng hóa để đánh mã số cụ thể.
Kèm đó là biểu thuế xuất nhập khẩu.

Dương Chí Dũng; phúc thẩm; TAND tối cao
Sau một ngày xét xử phúc thẩm, một vài tình tiết mới được nhắc đến. Liệu những tình tiết này có thể làm xoay chuyển tình thế, giúp các bị cáo thoát tội?- Ảnh: Tuyết Nhung

“Tôi khẳng định, căn cứ vào HS, ụ nổi có tên đầy đủ tiếng Anh là gì, mã số ra sao. Và các loại tàu có các mã khác nhau. Nếu ụ mà là tàu thì các mã phải trùng nhau. Ở đây các mã khác nhau”, lời ông Trần Thái Sơn.

Cũng theo ông Sơn, Luật Hàng hải VN, ụ nổi coi là tàu. Nhưng tại khoản 2, điều 2, quy định phạm vi điều chỉnh, trường hợp VN có ký công ước, thì áp dụng theo công ước đó.

Như vậy công ước HS cao hơn. Vậy áp dụng ụ nổi không phải là tàu là hoàn toàn chính xác.

“Việc phân loại hàng hóa tính thuế, chúng tôi giám định thấy phù hợp về tính thuế, các bước theo quy trình.

Kết luận giám định, chúng tôi không kết luận cán bộ hải quan sai. Bởi áp dụng theo công ước HS là đúng. Khi văn bản còn chưa có sự đồng nhất, ở đây nhẽ ra hải quan nên hỏi Bộ GTVT và Bộ Tài chính, làm được vậy thì hải quan không có thiếu sót” – ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, Điều 11 Luật Hàng hải VN quy định khái niệm chung chung, nhưng khi VN tham gia công ước quốc tế, nếu có xung đột thì áp dụng điều ước quốc tế.

Trao đổi với VietNamNet, ông Chiến, luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo nguyên là cán bộ hải quan cho rằng, phần trình bày của ông Sơn rất có lợi cho thân chủ của mình.

“Nếu nhóm bị cáo nguyên là cán bộ hải quan không sai thì họ không có tội Cố ý làm trái và không phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự”, lời ông Chiến.

Dự kiến, ngày 23/4, phiên tòa sẽ chuyển sang phần tranh luận.

Leave a Reply