Toan tính của các ‘tay chơi’ trong căng thẳng Mỹ – Iran

Các cường quốc châu Âu, Nga và Trung Quốc đều có lợi ích ở Trung Đông, khiến họ không muốn xung đột Mỹ – Iran vượt quá tầm kiểm soát.



Căng thẳng Washington – Tehran leo thang sau vụ Mỹ không kích hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani, cũng như đòn đáp trả bằng tên lửa đạn của Iran. Dù tình hình đã lắng dịu và khó dẫn tới chiến tranh, giới chuyên gia vẫn cho rằng những hệ quả của chúng không chỉ là vấn đề giữa Mỹ và Iran mà còn tác động đến hàng loạt cường quốc trên thế giới.

Liên minh châu Âu (EU) chắc chắn sẽ rơi vào thế khó xử. Họ muốn làm trung gian hòa giải giữa Washington và Tehran nhưng dường như không thể gây tác động với cả hai phía”, công ty tư vấn tình báo Stratfor có trụ sở tại Mỹ nhận định.

Đại diện các nước tham gia ký JCPOA năm 2015. Ảnh: Wikimedia Commons.

Đại diện các nước tham gia ký JCPOA năm 2015. Ảnh: Wikimedia Commons.

Mỹ tỏ ý không muốn EU làm trung gian hòa giải khi Tổng thống Donald Trump nhiều lần yêu cầu Anh, Đức và Pháp từ bỏ thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) được ký với Iran năm 2015. Washington rút khỏi thỏa thuận hồi năm 2018 và tái áp đặt nhiều biện pháp cấm vận nhằm vào Tehran.

Bản thân quan hệ EU – Iran cũng rất phức tạp. Anh, Đức và Pháp đang vật lộn để thuyết phục Iran tuân thủ điều khoản JCPOA, trong bối cảnh Tehran liên tục giảm bớt cam kết nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Washington. Chính phủ ba nước này cũng chỉ trích chương trình tên lửa đạn đạo của Iran cũng như đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Anh, Đức và Pháp hôm 14/1 kích hoạt “cơ chế giải quyết tranh chấp” theo JCPOA với cáo buộc Iran vi phạm điều khoản về hạn chế chương trình hạt nhân. Động thái này nhằm buộc Tehran tuân thủ thỏa thuận nếu không muốn bị các cường quốc này trừng phạt. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy EU muốn duy trì JCPOA bằng biện pháp ngoại giao và cơ chế đa phương.

Dù công khai lên án Iran tấn công căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq, cả Anh và Pháp đều bí mật thuyết phục Mỹ không trả đũa quân sự do lo ngại rằng EU sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu xung đột lan rộng tại Trung Đông.

Các nước châu Âu lo ngại Iran phát triển sức mạnh hạt nhân nhưng cũng đối mặt nguy cơ các lực lượng dân quân thân Iran, vốn là thành phần quan trọng của cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq, bị suy yếu. Bất ổn Trung Đông gia tăng cũng khiến EU hứng chịu thêm làn sóng người di cư, kèm theo đó là chủ nghĩa khủng bố bùng phát khắp châu lục.

Tên lửa phòng không Tor-M1 được Nga bán cho Iran năm 2005. Ảnh: AFP.

Tên lửa phòng không Tor-M1 được Nga bán cho Iran năm 2005. Ảnh: AFP.

Iran là trụ cột quan trọng trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông của Nga. Ngoài cạnh tranh ảnh hưởng với phương Tây, Moskva cũng muốn thúc đẩy xuất khẩu vũ khí và các hoạt động kinh tế trong khu vực.

“Nga sẽ muốn duy trì JCPOA dưới hình thức nào đó, nhưng quan hệ hợp tác Nga – Iran không hoàn toàn phụ thuộc vào điều này. Nếu JCPOA đổ vỡ và Iran bị tái áp đặt trừng phạt, Nga có thể điều chỉnh hợp tác để hạn chế tác động của các biện pháp cấm vận thứ cấp, nhưng chắc chắn không cắt quan hệ vì Tehran là đối tác hữu ích ở Trung Đông”, các chuyên gia của Stratfor nhận xét.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Iran cũng có thể buộc Nga cân nhắc trước khi hỗ trợ xây dựng nhà máy hạt nhân hoặc bàn giao các vũ khí hiện đại như tên lửa phòng không S-300 cho Tehran. Điều này có thể khiến Moskva mất một phần nguồn thu trực tiếp từ các hợp đồng quốc phòng, cùng nhiều thỏa thuận đi kèm nếu JCPOA đổ vỡ.

Nga nhiều khả năng vẫn ủng hộ Iran một cách thận trọng, bởi nó sẽ giúp Nga tiếp tục mở rộng ảnh hưởng khu vực. Việc cắt đứt quan hệ sẽ khiến Tehran trở thành đối thủ cạnh tranh chính trị của Moskva trong cuộc chiến cũng như quá trình tái thiết Syria.

Trung Quốc cũng muốn đảm bảo ổn định ở vịnh Ba Tư do lợi ích kinh tế và bảo vệ nguồn cung dầu mỏ. Một cuộc khủng hoảng kéo dài hoặc xung đột quân sự ở khu vực có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu và khiến giá dầu thô tăng vọt, đe dọa nhân lực và tài sản của Bắc Kinh tại Trung Đông, cũng như gây bất ổn cho kinh tế toàn cầu. Điều này không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc.

Căng thẳng khu vực leo thang cũng thách thức chính sách duy trì quan hệ thận trọng của Bắc Kinh với các nước Trung Đông. Trung Quốc sẽ rơi vào thế khó khăn khi phải cân bằng với Iran và các đối thủ của họ như Mỹ, Arab Saudi và Israel.

Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở Nga hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở Nga hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.

Iran là nhà cung cấp dầu mỏ quan trọng cho Trung Quốc, cũng đóng vai trò thiết yếu trong tham vọng mở rộng hiện diện và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã điều chỉnh quan hệ với Tehran để không gây hại đến hợp tác với các nước Vùng Vịnh, cũng như tránh để các công ty đang hoạt động ở Iran bị Mỹ trừng phạt bổ sung.

Bắc Kinh đang không ngừng kêu gọi thúc đẩy hòa bình và đối thoại để bảo vệ lợi ích ở Trung Đông, đồng thời bắt tay với châu Âu để duy trì JCPOA và tìm thêm các kênh ngoại giao khác.

“Trung Quốc dường như sẽ tiếp tục duy trì cách tiếp cận truyền thống là tập trung vào ngoại giao, hạn chế tham gia trực tiếp vào các vấn đề tại Trung Đông để tránh bị kéo vào xung đột sắc tộc và tôn giáo phức tạp”, các chuyên gia của Stratfor dự đoán.

Duy Sơn (Theo Business Insider )




Cựu lính Mỹ 80 tuổi quê ở miền trung Cali tiết lộ lí do sống trong chiếc xe nhà RV bị hư máy đậu ở Los Angeles, Nam Cali từ năm 2020

17/05/2024

Gặp 1 ông đang sống Florida, sinh 1958 tại Canada theo cha Mỹ & mẹ Canada dọn sang Mỹ từ 1956, về hưu 2024 không được tiền an sinh

16/05/2024

Anh gốc Việt, Washington vạch trần 1 Youtuber trùm “chế biến xào nấu” tin tức có sẵn từ VN múa máy cho người chống cộng Hải Ngoại “mù quáng”

16/05/2024

Youtuber nghề chống Cộng ở Canada miệng “chót chét” tưởng mình hiểu biết bị thua kiện ở toà Canada 5/2024 ra sao

16/05/2024

Danh hài Quang Minh 2024 tiêt lộ lí do sống ở Việt Nam nhiều hơn ở Mỹ

16/05/2024

Máy bay Mỹ từ Cancun, Mexico đáp xuống phi trường Seattle-Tacoma, Washington bóc cháy ngày 7/5/2024

15/05/2024

Cùng Youtuber Hà Nội 5/2025 đi thăm nhà chị Võ Thi Sáu (1933-1952) ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

15/05/2024

Youtuber Việt Nam phơi bày toàn bộ giấy tờ toà án vụ 1 Youtuber nghề chống Cộng ở O.C, Nam Cali Triệu Subscribers bị đuổi ra khỏi nhà ngày 7/5/2024

15/05/2024

Youtuber Đức sống ở Bali giải thích lí do người Indonesia đi làm kiếm tiền ở Âu Mỹ không xin định cư nhưng trở về nước sinh sống

13/05/2024

Giải mã hiện tượng mây 5 màu sắc xuất hiện trên bầu trời TPHCM chiều 12/5/2024

13/05/2024

Video ngày 7/5/2024 cảnh sát O.C, Nam Cali đuổi gia đình Youtuber gốc Việt có Triệu views, Triệu subscribers “giả tạo” do không trả tiền thuê nhà nhiều tháng ?

13/05/2024

Youtuber sinh ra ở Úc dạo bộ trung tâm quận 1 TPHCM để nói cảm nghĩ VN ngày 30/4/2024

12/05/2024

Ông Mỹ về hưu khoe căn hộ mới ở Phú Quốc, VN 5/2024 sau khi rời bỏ Bangkok,Thái Lan

12/05/2024

Đông người đến xem kiểu nhảy múa Ba Tây trước nhà hàng Brazil khai trương TPHCM 5/12/2024

12/05/2024

Đến tỉnh Gia Lai 5/2024, thăm bà vợ 46 tuổi, chồng 52 tuổi sanh đẻ tại nhà, dùng lưỡi lam cắt rốn từ đứa con 1 đến 15

08/05/2024

40 xe điện du lịch gửi trong khuôn viên trường học ở Hội An bị thiêu cháy ngày 5/8/2024

08/05/2024

Phản ứng giám sát viên lương $120K bộ phận sản xuất xe Tesla, Bắc Cali, 5 giờ sáng đến sở làm nhận email nghĩ việc hôm 4/15/2024 sau 5 năm

08/05/2024

Ca sĩ Giao Linh du lịch Đồng Tháp 5/2024 có con trai nuôi ở Việt Nam đi cùng là ai ?

08/05/2024

Tham quan dinh thự khổng lồ trong khu xóm Quận 6 TPHCM xây 3 năm ( 2021-2024) chưa xong mà phải bán hơn $11 triệu USD

07/05/2024

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)

07/05/2024

Leave a Reply