Tổng thống Mỹ Obama chi bao nhiêu tiền cho 1 chuyến công du nước ngoài?

Chỉ riêng chuyên cơ của Tổng thống Obama đã có thể ngốn vài triệu USD bất cứ lúc nào ông ra nước ngoài.

Theo tổ chức phi chính phủ Mỹ National Taxpayers Union, khi tổng thống Mỹ thăm chính thức một nước khác, chính phủ sẽ trả tiền cho tất cả các chi phí liên quan, bao gồm thức ăn, chỗ ở, đi lại, phí phát sinh cho cả tổng thống và tất cả những người đi cùng.

Máy bay

Trong các chuyến đi quốc tế, tổng thống di chuyển trên chuyên cơ Air Force One, tên gọi cho máy bay VC-25 được trang bị thiết bị quân sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho tổng thống, bao gồm cả các hệ thống phòng thủ tên lửa, khả năng gây nhiễu radar và thiết bị đàm thoại có hình.

Chi phí hoạt động của Air Force One được đo bằng giờ, bao gồm nhiên liệu tiêu thụ, sửa chữa, bảo dưỡng máy bay và động cơ. Năm 2012, Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết chi phí một giờ bay của Air Force One là hơn 179.000 USD. Tổ chức giám sát chính phủ Judicial Watch ước tính trong năm tài chính 2015, chi phí một giờ vận hành Air Force One là hơn 206.000 USD, giảm nhẹ từ mức 228.000 USD một giờ trong năm 2013. Sự suy giảm này là có thể là do giảm giá nhiên liệu.

Theo đó, chỉ riêng chiếc chuyên cơ của tổng thống đã có thể ngốn vài triệu USD bất cứ lúc nào ông ra nước ngoài. Ví dụ, trong chuyến đi lịch sử của ông Obama về quê cha Kenya tháng 7/2015, cần gần 14 giờ để bay từ căn cứ không quân Andrews ở ngay ngoại ô Washington đến Nairobi, Kenya; rồi từ đó đến Addis Ababa, Ethiopia và trở lại Washington cần thêm 15 giờ. Điều đó có nghĩa là chi phí vận hành máy bay sẽ là gần 6 triệu USD.

Điều quan trọng cần lưu ý là khi tổng thống công du nước ngoài, một số máy bay chở khách và vận tải, cùng một chiếc VC-25 dự phòng cũng đi cùng ông. Các mật vụ thường đến nước bạn vài tuần trước tổng thống để chuẩn bị công tác an ninh, cũng đòi hỏi phải có máy bay quân sự. Trong chuyến đi kéo dài 11 ngày của tổng thống Bill Clinton tới châu Phi năm 1998, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO) báo cáo rằng máy bay chở hàng C-5 đã bay tổng cộng 1.975 giờ ở mức chi phí hơn 12.600 USD một giờ, với tổng chi phí gần 25 triệu USD để mang theo vật tư cần thiết. Tháng 4/2013, chi phí cho mỗi giờ bay của máy bay vận tải C-5B Galaxy đứng ở mức hơn 78.800 USD.

An ninh và tháp tùng

Khi ông Obama chuẩn bị đến châu Phi vào năm 2013, Washington Post đã thu được tài liệu mật từ nhân viên Nhà Trắng và mật vụ, hé lộ một số thông tin về công tác an ninh. Ít nhất 200 mật vụ phải bay đến nước bạn để đảm bảo an toàn cho tổng thống 24/24.

Vì khu vực đến thăm ở châu Phi có bệnh viện không hiện đại và chất lượng chăm sóc y tế không cao, trong tài liệu, hải quân Mỹ lên kế hoạch gửi một con tàu có đầy đủ thiết bị y tế cùng đội ngũ nhân viên để đề phòng trường hợp khẩn cấp. Máy bay vận tải quân sự cũng được lên kế hoạch vận chuyển 56 xe hỗ trợ, trong đó có 14 xe limousine và ba xe tải được giao nhiệm vụ chở kính chống đạn để bảo vệ cửa sổ khách sạn của tổng thống. Các chiến đấu cơ của Mỹ cũng hoạt động theo ca để bảo vệ trên không 24/24. Những công tác an ninh này được ước tính tiêu tốn 60 -100 triệu USD.

Các mật vụ thường thuê toàn bộ hoặc một phần khách sạn để kiểm soát an ninh tòa nhà kỹ càng hơn. Năm 2010, Tổng thống Obama cùng phu nhân đến Ấn Độ và ở lại khách sạn Taj Mahal ở Mumbai, nơi từng bị khủng bố tấn công năm 2008. Chính phủ Mỹ đã đặt tất cả 570 phòng ở khách sạn này. Với một đêm nghỉ của tổng thống ở Brisbane, Australia cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm 2014, phái đoàn Mỹ chi 1,7 triệu USD để thuê 4.000 phòng tại ba khách sạn khác nhau.

Khi công du nước ngoài, tổng thống được tháp tùng bởi vài trăm nhân viên chính phủ. Guardian đưa tin rằng có 900 người tháp tùng ông Obama khi ông đến Bỉ năm 2014. Nhà Trắng nói rằng con số này là không chính xác, nhưng từ chối cung cấp số liệu cụ thể vì lý do an ninh.

Trong năm 2015, Văn phòng Quản lý và Ngân sách Mỹ báo cáo rằng các mật vụ được phân bổ 852 triệu USD để bảo vệ người và cơ sở vật chất và 31 triệu USD cho hoạt động quốc tế. Tuy nhiên, văn phòng không nêu cụ thể kinh phí dành riêng cho hoạt động an ninh liên quan đến công du nước ngoài là bao nhiêu.

Obama được bảo vệ ‘khủng’ thế nào khi công du?

Những chuyến đi của Tổng thống Mỹ – người được bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới – là cả một công cuộc chuẩn bị khổng lồ về mặt hậu cần.

Trong chuyến công du của Tổng thống Barack Obama tới Anh năm 2011, an ninh đặc biệt siết chặt, trong bối cảnh lực lượng Taliban có thể trả thù cho cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, công du, an ninh, mật vụ, Không lực Một,
Lực lượng mật vụ và quân đội với khoảng 250 người đảm bảo an ninh cho Tổng thống Barack Obama trong mỗi chuyến công du.

Theo tờ Telegraph, khi Tổng thống và phu nhân Michelle Obama tới London, họ được hộ tống bởi đội quân hơn 500 người.

Nhưng trước đó ít nhất là ba tháng, các nhân viên Nhà Trắng và Mật vụ đã tới trinh sát các địa điểm. Họ phải đảm bảo an ninh cho bầu trời trên sân bay trong lúc tổng thống tới, chuẩn bị tuyến đường cho Tổng thống di chuyển trong thành phố, xác định bệnh viện gần nhất để có thể đưa ông tới đó trong vòng 10 phút.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, công du, an ninh, mật vụ, Không lực Một,
Tổng thống Barack Obama cùng phu nhân.

Khoảng 250 nhân viên mật vụ, hàng chục cố vấn và các đội chó nghiệp vụ được triển khai để bảo vệ tổng thống. Một số đặc vụ đeo loại kính đen đặc biệt, có gắn camera có thể ghi lại hình ảnh để chuyển thẳng về trụ sở của Mật vụ Mỹ tại Washington. Toàn bộ khu vực có mái che quanh nơi Tổng thống xuất hiện đều có mật vụ mai phục.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, công du, an ninh, mật vụ, Không lực Một,
Máy bay không vận quân sự chuyển hàng chục phương tiện tới các thành phố mà Tổng thống Mỹ công du.

Khi Tổng thống công du, Nhà Trắng phải di chuyển cùng với ông – từ xe ông đi, nước ông uống, cho tới loại xăng chạy xe, loại thức ăn mà ông dùng. Lực lượng hộ tống còn phải chuẩn bị sẵn một lượng máu nhóm AB dự trữ cho Tổng thống Obama, khi cần cấp cứu.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, công du, an ninh, mật vụ, Không lực Một,
Nhân viên hàng không Mỹ đưa chiếc limousine của Tổng thống Obama tới Ghana, năm 2009.

Chuyên chở Tổng thống Mỹ đi công du là chiếc Không lực Một, rộng khoảng 371m2, ba tầng, và có 85 điện thoại vệ tinh. Chiếc chuyên cơ Boeing 747 đóng vai trò là ‘văn phòng trên không’ của tổng thống được cho là có thể chịu được vụ nổ hạt nhân dưới mặt đất.

Mỗi giờ bay, chiếc chuyên cơ này tốn 180.000USD chi phí vận hành. Ước tính, chỉ riêng chuyên cơ Tổng thống cũng tiêu tốn vài triệu USD cho mỗi lần công du.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, công du, an ninh, mật vụ, Không lực Một,
Trong chuyến công du của ông Obama tới Cape Town, các tàu hải quân Mỹ đã lập trung tâm cấp cứu ngay ngoài khơi.

Jeffrey Robinson, đồng tác giả cuốn ‘Standing Next to History: An Agent’s Life Inside the Secret Service’, cho biết, Mỹ còn có một máy bay dự phòng, y hệt chiếc Không lực Một. Máy bay này có nhiệm vụ đáp ở một địa điểm bí mật, trong trường hợp có bất trắc.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, công du, an ninh, mật vụ, Không lực Một,
Các quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng chuyến công du của Tổng thống lúc nào cũng vô cùng tốn kém, bất kể ông đi tới đâu.

Robinson cho hay, ít nhất 6 máy bay sẽ bay cùng Tổng thống. “Mỗi lần ông ấy di chuyển đều có sự tham gia của hàng ngàn người”.

Trực thăng cá nhân VH-3D có tên Marine One, đưa Tổng thống Obama vào trung tâm thủ đô London của Anh, cùng với đoàn máy bay hộ tống. Marine One có thể bắn pháo sáng để đánh lạc hướng các tên lửa tầm nhiệt.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, công du, an ninh, mật vụ, Không lực Một,
Chiếc limosine ‘The Beast’ đời mới, có giá 300.000 USD, với các tính năng siêu việt.

Còn trên mặt đất, ông Obama mang theo chiếc limosine ‘The Beast’ đời mới, có giá 300.000USD. Chiếc xe có kính chống đạn, có thể ngay lập tức biến thành phòng phản ứng khủng hoảng.

Loại xăng xe này rất đặc biệt, có thể ngăn xe phát nổ trong trường hợp bị va chạm. Xe vẫn chạy bình thường trong trường hợp lốp bị trúng đạn.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, công du, an ninh, mật vụ, Không lực Một,
Máy bay chiến đấu của Không lực Hoa Kỳ hộ tống chuyên cơ của Tổng thống, sẵn sàng can thiệp khi có máy bay lạ tới gần.

Cũng theo Robinson, các mật vụ phải thiết lập 3 vòng an ninh quanh Tổng thống: cảnh sát ở vòng ngoài, các nhân viên mật vụ dựng hàng rào giữa, và các mật vụ thuộc Đơn vị Bảo vệ Tổng thống dựng rào chắn trong cùng.

Chuyến công du tốn kém của Tổng thống Obama tại Bỉ

Tờ Guardian cho biết, năm 2014, ông Obama công du tới Brussels, Bỉ, với đoàn tùy tùng 900 người. Thị trưởng Brussels cho biết, thành phố của ông chi khoảng 10,4 triệu USD để đảm bảo an ninh cho Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm 24 giờ.

Brussels điều 350 nhân viên ninh bảo vệ riêng ông Obama, khi ông di chuyển giữa các địa điểm. Chín trực thăng Mỹ cùng với 30 xe bọc thép được huy động để đưa ông Obama tới thăm một nghĩa trang Thế chiến I.

Những chuyến công du của Tổng thống Mỹ không chỉ tốn kém đối với thành phố chủ nhà, mà còn với cả người dân Mỹ. Tờ Washington Post cho hay, hồi tháng 6/2013, chuyến đi của cả gia đình Obama tới các nước châu Phi hạ Sahara đã tiêu tốn của Chính phủ Mỹ khoảng từ 60-100 triệu USD.

Lê Thu

Leave a Reply