Trung Quốc đón Obama: Không xe thang, không thảm đỏ

Phái đoàn của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu đã gặp một số rắc rối bất ngờ về thủ tục ngoại giao.

Báo chí đưa tin, hôm 3/9, khi Obama bước ra từ chiếc Không lực 1, không hề có một xe thang nào chờ ông ở cửa máy bay. Do vậy, các nhân viên của Tổng thống Mỹ đã phải chật vật tìm một chiếc thang để giúp ông bước xuống.

Cũng theo ghi nhận của báo chí, xe thang đón Obama bước khỏi Không lực 1 không có thảm đỏ theo đúng nghi thức đón tiếp nguyên thủ quốc gia.

Không chỉ có vậy, khi cánh báo chí của Nhà Trắng đứng vào hàng để đợi nghi thức đón tiếp từ phía chủ nhà, những gì họ nhận được là một cán bộ Trung Quốc la hét với phái đoàn Mỹ.

Thậm chí, chỉ 20 phút trước khi ông Obama và ông Tập Cận Bình gặp mặt, hai bên vẫn tranh cãi ngoài căn phòng diễn ra cuộc gặp gỡ. Phía Trung Quốc tuyên bố không đủ chỗ cho 12 nhà báo tháp tùng Obama nhưng phía Mỹ chỉ về phía chỗ trống và khẳng định họ đã sắp xếp qua đường ngoại giao từ lâu.

Sau khi hai nhà lãnh đạo gặp gỡ xong và chuẩn bị đi dạo thì phía Trung Quốc đột nhiên cắt giảm số lượng nhà báo Mỹ đưa tin về sự kiện này, từ 6 người xuống còn 3 người rồi 1 người. Sau tranh cãi nảy lửa, phía Trung Quốc miễn cưỡng đồng ý 2 người.

Obama tới Trung Quốc lần này là lần cuối cùng trong nhiệm kỳ 8 năm ông làm Tổng thống Mỹ.

Thanh Hảo

Cãi vã to tiếng ngay chiếc Air Force One vừa lúc hạ cánh xuống Hàng Châu

Hôm qua ngay khi chiếc Air Force One của Tổng Thống Obama đáp xuống phi trường Hàng Châu để tham dự hội nghị G20 khai diễn vào ngày mai 4/9 thì có một sự kiện có thể làm cho người ta không ngờ được là có một cuộc cãi cọ rất to tiếng ngay tại chiếc máy bay chở tổng thống Obama vừa đáp xuống.

Các nhân viên an ninh đã to tiếng nạt các nhân viên báo chí đông đúc đang tháp tùng theo phi cơ của tổng thống trong đó có bà cố vấn an ninh Susan Rice cùng trợ lý của bà khi bà dở đường dây xanh để lòn qua hầu đi sát với tổng thống Obama. Đường chỉ xanh này nhằm ngăn chia ưu tiên cho Tổng thống Obama còn số đông báo chí đi theo bị ngăn lại trên đường băng trong đó có bà Susan Rice là cố vấn cao cấp cho TT Obama.

Sự nạt nộ của nhân viên Trung Cộng dù họ biết đó là bà Susan Rice khiến các giới chức Hoa Kỳ không còn kiên nhẫn phải to tiếng cãi lại:

-đây là phi cơ của chúng tôi

và phía giới chức Trung Cộng cũng không vừa

-Đây là đất nước chúng tôi.

Tiếng ồn ào khiến Tổng Thống Obama phải để ý.

Bà Susan Rice khi được hỏi, bà cho rằng việc làm của giới chức của Bắc Kinh ngay tại Air Force One là “không thể chấp nhận được”.

Cũng chưa hết, sự căng thẳng lại xảy ra tại Công Thự Tây Hồ nơi được chỉ định cho phái đoàn của Hoa Kỳ, các nhân viên Bạch Ốc tới trước đều bị chận lại không cho vào và cũng sinh ra to tiếng và nổi nóng cả hai phía?

Các nhân viên an ninh và báo chí Mỹ đã to tiếng gần sinh ra ẩu đả do số người cho vào có giới hạn và tổng thổng Mỹ lại sắp đến. Sự kiện ở đây còn có báo chí ở quanh nhất là truyền thông Mỹ rất tức giận về vụ này.

Vấn đề này đang thể hiện tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng lên cao điểm. Nhất là người Trung Hoa hiện nay cho rằng mình là ‘siêu cường’ đã đến lúc ‘xem Mỹ bằng nửa con mắt’ và những hành động ngoại giao khiếm nhã và cố ý ‘hạ nhục’ tổng thống Obama ngay tại Air Force One là một vấn đề dù đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ cũng phải lên tiếng.

Tuy nhiên, hành động này đối với người Việt Nam theo câu ‘chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn’ là hành động của những phường tiểu nhân mà thôi. Khách đến sân nhà mình, “quyền sinh sát’ dĩ nhiên trong tay mình, nhưng hành động hiếu khách, nhã nhặn là hành động quân tử và cao thượng hơn hết.

Trong một cuộc họp báo thuộc khuôn khổ hội nghị G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc TT Obama cho biết “Tôi không quan trọng hóa vấn đề này”

Theo USA Today, ông Obama cho biết đây không phải là lần đầu tiên những trục trặc tương tự xảy ra, nhấn mạnh rằng những trường hợp như vậy cũng xuất hiện khi ông đến thăm các đồng minh thân cận.

“Một phần cũng vì chúng tôi có phái đoàn lớn hơn nhiều so với các nước khác. Chúng tôi có nhiều máy bay, nhiều trực thăng, nhiều ôtô, và nhiều người. Và khi bạn là nước chủ nhà, đôi khi bạn có thể cảm thấy như vậy là quá nhiều”.

“Công bằng mà nói, khi phái đoàn nước khác đến Mỹ, đôi khi có những vấn đề về thủ tục an ninh và các giao thức của chúng tôi khiến họ phàn nàn, nhưng những sự kiện như vậy không phải lúc nào cũng được truyền thông đưa tin”, ông Obama nói thêm.

Tin và bình Đinh Hoa Lư

Leave a Reply