Vì sao có dấu hiệu ‘Việt Nam rút khỏi TPP’?


Vietnam – Cali Today News – Sau vòng đàm phán 3 ngày về Hiệp định TPP kết thúc vào hôm 30/8/2017 tại Sydney, một tin tức có vẻ bất ngờ, nhưng lại khá tương hợp với “hoàn cảnh” của giới bảo thủ Hà Nội, là dường như Việt Nam – quốc gia từng được giới phân tích kinh tế đánh giá là “sẽ hưởng lợi nhất trong TPP” – đang có ý định rút khỏi hiệp định này.



Cho tới nay, vẫn chưa có xác nhận chính thức nào từ phía Việt Nam về việc chính quyền nước này “chán TPP”. Tuy nhiên, giới truyền thông nhà nước đã kém đi rất nhiều vẻ hồ hởi khi đưa tin về những vòng đàm phán TPP vẫn tiếp tục sau khi Mỹ đã rút khỏi hiệp định này.

Một hiện tượng đáng chú ý là sau nửa đầu năm 2017, giới chuyên gia Việt Nam đã tỏ ra lo ngại thật sự khi luồng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước này vẫn chủ yếu đến từ những nước châu Á như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, trong khi nhiều nước châu Âu và Mỹ đã giảm FDI vào Việt Nam.

Xu hướng trên là logic với một báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia – một cơ quan nghiên cứu và tham mưu thuộc chính phủ – vào đầu năm 2017, cho biết “việc Mỹ rút khỏi TPP đã có ảnh hưởng nhất định đến FDI đăng ký vào Việt Nam”.

Bây giờ thì thật khó lòng mơ tưởng về triển vọng “GDP Việt Nam sẽ tăng 25% khi tham gia TPP”. Thậm chí giữ được đầu tư nước ngoài không bị rút ra ồ ạt đã là một thành tích.

Cũng chẳng thể nào giấu được cái trề môi khi nhớ lại câu nói “triển vọng phát triển còn tốt lắm” vào đầu năm nay của tổng bí thư Trọng cùng lối tuyên giáo của giới quan chức chính phủ về “Việt Nam vẫn còn đến 16 hiệp định tự do thương mại” sau khi Hiệp định TPP hầu như tan vỡ.

Khác hẳn với lối tuyên giáo ồn ào và khoa trương bất tận vào tháng 9/2015 về “Việt Nam đã hoàn tất đàm phán song phương và đa phương TPP” và sau chuyến đi Mỹ được xem là “thành công vượt cả mong đợi’ của ông Nguyễn Phú Trọng, công trình đàm phán TPP của Việt Nam suốt từ năm 2010 đến nay coi như đổ sông đổ biển.

Mới đây, Đài VOA cho biết, ông Matthew Goodman, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, một cựu quan chức trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama, được hãng thông tấn AP trích lời nói rằng rằng hiệp ước TPP mới có những chỗ khó tháo gỡ.

Ông nói với các phóng viên báo chí tại Canberra hôm 29/8 rằng: “Đối với Việt Nam, họ nhất thiết phải thực hiện những cải cách khó khăn đối với các doanh nghiệp nhà nước và cải cách về lao động và các lãnh vực khác… để đổi lấy việc tiếp cận thị trường Mỹ nhiều hơn, đặc biệt là ngành dệt may và giày dép.”

“Nếu không có những điều khoản này,” chuyên gia Goodman nói, “người ta có thể hỏi tại sao Việt Nam cần phải tham gia TPP?”

Đúng, tại sao Việt Nam lại phải tham gia TPP khi Mỹ – quốc gia chiếm đến 60% giá trị sản lượng của khối kinh tế tương lai này và tiếp nhận số xuất siêu hàng năm của Việt Nam đến 25 tỷ USD – đã rời bỏ TPP?

Không quá khó hiểu nếu giới lãnh đạo bảo thủ Việt Nam quyết định nước này sẽ rút khỏi đàm phán TPP, mặc cho mọi sự muốn ra sao thì ra.

Khi trước, Việt Nam thèm muốn TPP bởi hiệp định này còn có Mỹ, cho dù Mỹ đã ép Việt Nam phải chấp nhận định chế Công đoàn độc lập, Luật lập hội cùng những cải cách thể chế khác. Nhưng còn giờ đây, tình thế đã trở nên “ăn không được thì… bỏ”. Tại sao Việt Nam phải phải tham gia vào một hiệp định chưa thấy lợi ích rõ ràng nào mà lại phải “trả giá nhân quyền” quá nhiều?

Nếu Việt Nam rút khỏi TPP trong thời gian tới, đây sẽ là một quyết định mang tính ích kỷ và bảo thủ thuần túy. Cũng sẽ là một quyết định đóng cửa cải cách dân chủ trước thế giới.

Không có TPP, giờ đây Việt Nam chỉ còn trông đợi vào vài hiệp định “màu mỡ” khác. Một trong số đó là Thỏa thuận khung về thương mại với Mỹ (TIFA) – một cơ chế mà Việt Nam đã đàm phán từ năm 2010 nhưng vì thấy “món hời” TPP nên đã bo lửng quá trình đàm phán. Nhưng vào đầu năm 2017 sau khi TPP hầu như tan vỡ, Việt Nam đã phải quay lại TIFA như một thái độ “còn nước còn tát”. Chỉ có điều, phải đàm phán TIFA lại từ đầu.

Trong khí đó, “cứu cánh” lớn nhất sau TPP của Việt Nam là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA). Trong nửa đầu năm 2017, hàng loạt chuyến công du của giới chóp bu Việt Nam đã được tiến hành tại một số nước Âu châu để vận động khối Liên minh châu Âu sớm thông qua EVFTA cho Việt Nam. Mọi chuyện có vẻ đã tiến triển một cách chậm chạp,cho đến lúc đột ngột bùng nổ cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt do Đức thẳng thừng cáo buộc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin vào tháng 7/2017.

EVFTA, cũng bởi thế, tràn trề tương lai đổ vỡ đối với Việt Nam.

Và nếu sắp tới rút khỏi TPP, giới chóp bu Việt Nam sẽ còn lại gì?


Thêm ca tử vong do thực phẩm chức năng Nhật Bản 3/27/2024

28/03/2024

Lái máy bay Drone tới xem công trình cầu Bình Khánh tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành 27/3/2024

27/03/2024

Cận cảnh máy bay của 1 đại gia Việt Nam bay từ Anh Quốc hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội 27/3/2024

27/03/2024

Nam Bác sĩ trị hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo ở TPHCM rất bận rộn nhưng quay video đóng hài độc lạ triệu views

26/03/2024

Theo chân Youtuber từ Hải Dương đến Indonesia 3/2024 khám phá bộ tộc người Việt Cổ

26/03/2024

Youtuber từ TPHCM về Đồng Tháp xem thử đứng ngồi nhúng nhảy trên lá sen tươi khổng lồ nhưng không bị chìm

26/03/2024

Độc lạ VN: Gặp bà mẹ nghèo thân hình nhỏ như em bé, 2 chân đi nạn, buôn bán kiếm sống giúp gia đình từ 15 tuổi sanh được con trai và gái

26/03/2024

Tham quan quán Cafe trưng bày hàng 100 máy bay mô hình kế Sân bay Tân Sơn Nhất 3/ 2024

25/03/2024

Lái xe tới Vĩnh Long gặp nữ Youtuber có 662 ngàn subscribers tính đến ngày 25/3/2024 được đài truyền hình Mỹ Warner Bros Discovery mời cộng tác lâu dài

25/03/2024

Đến Ninh Hoà 3/2024 ăn bánh dây độc đáo và ngắm biển Dốc Lết

23/03/2024

Ông Võ Văn Thưởng thôi chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước VN 2024

20/03/2024

Vào bệnh viện ở Đà Nẳng 3/2024 thăm bà mẹ tí hon ung thư đại tràng bác sĩ bó tay, khuyên về nhà

19/03/2024

Lái xe đến Bình Phước 3/2024 thăm bà cụ 102 tuổi sinh năm 1922 biểu diễn hít đất

19/03/2024

Đi siêu thị ở TPHCM xem tình hình buôn bán và có mặt hàng gì mới lạ tháng 3/2024

19/03/2024

Vì sao Bà Trương Mỹ Lan tha thiết xin quan toà cho giữ lại “Biệt Thự Phương Nam” ở quận 3 TPHCM giá $35 triệu USD mua năm 2015

17/03/2024

Leave a Reply