Vì sao ngày 12/5/2022 Bắc Hàn mới công bố tình hình dịch COVID ?

Việc Triều Tiên công bố những ca mắc Covid-19 đầu tiên sau hơn hai năm dịch bệnh bùng phát cho thấy biến chủng Omicron đang thách thức khả năng ứng phó của Bình Nhưỡng.

Trước hôm 12/5, Triều Tiên từng là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới khẳng định không ghi nhận ca mắc Covid-19 nào.

Tuy nhiên, theo Bloomberg, rất ít chuyên gia y tế tin rằng Triều Tiên đã kiểm soát được đại dịch Covid-19 ngay từ đầu năm 2020 nhờ các biện pháp phong tỏa biên giới nghiêm ngặt.

Vì vậy, khi Bình Nhưỡng chính thức xác nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên vào hôm 12/5, câu hỏi được đặt ra nhiều hơn là “tại sao lại là thời điểm này?”.

Trieu Tien ghi nhan ca mac Covid-19 dau tien anh 1
Vào ngày 12/5, Triều Tiên ghi nhận hai ca nhiễm dòng phụ BA.2 của biến chủng Omicron. Ảnh: AFP.

Những hoài nghi

Mới vài tuần trước, Triều Tiên vẫn khẳng định virus chưa xâm nhập đất nước, dù nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ tuyên bố này.

Ngay từ khi đại dịch bùng phát, bất chấp những tác động về kinh tế, Bình Nhưỡng đã nhanh chóng phong tỏa biên giới và cấm các vận động viên tham dự hai kỳ Thế vận hội.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố các biện pháp kiểm soát Covid-19 của nước này là bằng chứng về “tính ưu việt của quốc gia”, và gọi đây là một “thành công chói sáng”.

Dù vậy, trên thực tế, một số chuyên gia suy đoán rằng virus đã xâm nhập vào Triều Tiên từ lâu, bất chấp biện pháp hạn chế nghiêm ngặt.

Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc cho biết ngay từ tháng 7/2020, virus gần như chắc chắn đã xuất hiện ở Triều Tiên. Cả Trung Quốc và Nga đều đã báo cáo các đợt bùng phát gần biên giới của những nước này với Triều Tiên.

Giờ đây, sau khi 520 triệu ca mắc Covid-19 được ghi nhận trên thế giới, Triều Tiên đã chính thức công bố trường hợp nhiễm đầu tiên và Turkmenistan trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới chưa ghi nhận (hoặc chưa có số liệu) về bất cứ ca mắc nào.

Trieu Tien ghi nhan ca mac Covid-19 dau tien anh 2
Một chương trình truyền hình ở Seoul chiếu cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đeo khẩu trang hôm 12/5, sau khi Triều Tiên xác nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. Ảnh: AFP.

Theo Bloomberg, một số nhà quan sát nhận định Triều Tiên có khả năng tiết lộ về đợt bùng phát mới vì “nó đã quá nghiêm trọng để che giấu”, và điều quan trọng hơn là chính phủ cần tỏ ra phản ứng nhanh chóng ngay bây giờ.

Có nhiều lý do để lo lắng rằng Triều Tiên sẽ phải hứng chịu tác động nặng nề từ đợt bùng phát này. Bình Nhưỡng cho đến nay đã từ chối tất cả vaccine được viện trợ từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng y tế yếu kém có thể khiến 26 triệu người dân nước này rơi vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương dù nhiễm các chủng nhẹ.

Công bố ca mắc để chống dịch hiệu quả hơn

Truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA ngày 13/5 cho biết đợt bùng phát Covid-19 ở nước này đã khiến 6 người chết và 187.800 người phải cách ly. Ngoài ra, hơn 350.000 người đã được điều trị khi cơn sốt không rõ nguồn gốc lan rộng trên toàn quốc kể từ cuối tháng 4, trong đó 162.200 người đã hồi phục.

Ankit Panda, chuyên gia cấp cao tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế có trụ sở tại Mỹ, nhận định quyết định công bố số ca nhiễm chỉ ra rằng “mọi thứ nghiêm trọng đến mức không thể tiếp tục ra những tuyên bố không có Covid-19 (Zero Covid-19) nữa”.

Một đợt bùng phát lan rộng ở thủ đô Bình Nhưỡng, nơi có khoảng 3,2 triệu người sinh sống, sẽ tác động trực tiếp đến giới tinh hoa Triều Tiên.

NK News dẫn các nguồn thạo tin cho biết hôm 12/5, lệnh phong tỏa ở thành phố trong tuần này đã dẫn đến tình trạng hoảng loạn mua hàng tích trữ ở các cửa hàng và những hàng dài phương tiện giao thông công cộng trên đường phố.

“Giới chức Triều Tiên có thể cảm thấy rằng việc thừa nhận đợt bùng phát một cách kịp thời – và cho công chúng thấy chính phủ đang phản ứng nhanh chóng – là cần thiết để kiểm soát tình hình; đồng thời tìm kiếm sự hợp tác của người dân trong các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh”, Rachel Minyoung Lee, chuyên gia tại Trung tâm Stimson, Mỹ, đánh giá.

Trieu Tien ghi nhan ca mac Covid-19 dau tien anh 3
Nhân viên đứng ngoài kiểm tra nhiệt độ ở Đại học Y khoa Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP.

Các chuyên gia tin rằng có nhiều kẽ hở cho virus xâm nhập vào Bình Nhưỡng. Trong khi phần lớn sân bay đã đóng cửa trong thời gian đại dịch xảy ra, Triều Tiên đã mở lại tuyến đường sắt nối với Trung Quốc vào tháng 1 và các thương nhân “chợ đen” thường xuyên qua lại biên giới.

Không chỉ vậy, một cơ quan của Liên Hợp Quốc cho biết các hình ảnh vệ tinh cho thấy lưu thông hàng hải tại cảng quốc tế Nampho, Triều Tiên và hoạt động buôn bán bất hợp pháp, vi phạm lệnh trừng phạt đã diễn ra trên các vùng biển khơi.

“Virus có thể xâm nhập vào Triều Tiên qua đường sắt, đường thủy và hoạt động buôn lậu”, ông Yang Moo Jin, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul, cho biết.

Để kiểm soát đợt bùng phát lần này, Go Myong Hyun, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan dự đoán: “Triều Tiên có thể sẽ làm điều tương tự Trung Quốc với các biện pháp chống dịch mạnh hơn, giãn cách xã hội cứng rắn hơn, và phong tỏa chặt chẽ hơn”.

Ngược lại, nhà phân tích Cheong Seong Chang tại Viện Sejong của Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên có thể sẽ không ép buộc người dân phải ở nhà. Thay vào đó, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào việc hạn chế đi lại và cung ứng giữa các khu vực để làm chậm sự lây lan của virus.

Trong giai đoạn dịch trước đó, chính phủ Triều Tiên đã cố gắng cho người dân thấy rằng họ rất coi trọng sức khỏe cộng đồng. Vào tháng 7/2020, Triều Tiên đã phong tỏa thành phố biên giới Kaesong sau khi một người bỏ trốn sang Hàn Quốc từ năm 2017 quay lại và có triệu chứng nhiễm virus corona.

Các nhà chức trách đã điều tra đơn vị quân đội chịu trách nhiệm tuần tra và cam kết “một hình phạt nghiêm khắc”.

Loại biến chủng đang lây lan với ‘tốc độ bùng nổ’ ở Triều Tiên

Triều Tiên có thể trở thành tâm điểm của đợt bùng dịch mới, khi biến chủng Omicron BA.2 lây nhanh và nước này không tiếp nhận những liều vaccine do quốc tế hỗ trợ trong 2 năm qua.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) hôm 13/5 cho biết Covid-19 đã lây lan khắp nước này với “tốc độ bùng nổ” kể từ cuối tháng trước, khiến 6 người chết và 187.800 người phải cách ly.

Trước một dấu hiệu thể hiện sự cấp bách, nhà lãnh đạo Kim Jong Un lần đầu đeo khẩu trang xuất hiện trên truyền hình trong một cuộc họp của đảng Lao động, New York Times đưa tin.

“Với chúng ta, điều nguy hiểm hơn virus là sự sợ hãi phi khoa học, thiếu lòng tin và ý chí”, KCNA dẫn lời ông Kim nói trong cuộc họp.

Trước đó, vào ngày 12/5, Triều Tiên lần đầu thông báo hai ca nhiễm dòng phụ BA.2 của biến chủng Omicron. Ngay sau đó, nước này đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc để kiểm soát đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên sau 2 năm.

Theo các chuyên gia, biến thể phụ BA.2 dù không nghiêm trọng như các chủng virus trước đó, song lại có tốc độ lây lan nhanh và khả năng chống lại các kháng thể. Trong khi đó, Triều Tiên đã không tiếp nhận các liều vaccine do quốc tế đề nghị hỗ trợ trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát.

Biến thể “tàng hình”

Ngày 22/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố biến thể phụ Omicron BA.2 đã trở thành chủng trội của virus SARS-CoV-2.

Các nhà khoa học đã xác định BA.2 có rất nhiều đột biến. Biến chủng được mệnh danh là “Omicron tàng hình” bởi nó thiếu một đặc điểm di truyền của chủng Omicron gốc – điều giúp các nhà khoa học phân biệt được Omicron với Delta thông qua xét nghiệm PCR. Do đó, BA.2 chỉ có thể bị phát hiện bằng giải trình tự gene, điều mà không phải nước nào cũng đủ năng lực thực hiện.

Biến thể phụ BA.1 có hơn 30 đột biến ở protein gai giúp virus tấn công vào tế bào. BA.2 dù có nhiều đột biến giống BA.1, biến thể “tàng hình” xuất hiện thêm 8 đột biến độc nhất, và thiếu 13 đột biến so với BA.1. Các đột biến protein gai là điều giới y tế và khoa học quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm và chống lại kháng thể của virus.

bien the omicron lay lan o trieu tien anh 1
Ông Kim Jong Un đeo khẩu trang trước khi bắt đầu cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên ngày 12/5. Ảnh: Independent.

Nguy cơ lây nhiễm

BA.2 có nhiều điểm tương đồng về di truyền với BA.1, nhưng dễ lây lan hơn BA.1 từ 30-50%, theo Scientific American.

Trong khi đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, Trưởng cố vấn y tế tại Nhà Trắng, biến thể phụ có BA.2 khả năng lây nhiễm cao hơn BA.1 từ 50-60%, nhưng không gây bệnh nặng hơn.

Các chuyên gia cảnh báo Triều Tiên có nguy cơ thành tâm điểm của các biến chủng mới do khả năng miễn dịch thấp của người dân với virus. Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm tăng sau khi nước này tổ chức các sự kiện lớn hồi tháng 4, bao gồm kỷ niệm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và duyệt binh kỷ niệm 90 thành lập quân đội nhân dân Triều Tiên – nơi những người tham dự không đeo khẩu trang.

Tiến sĩ Jeremy Luban, nhà virus học tại Đại học Massachusetts (Mỹ), nói dù BA.2 có thể không có tác động nghiêm trọng trong cộng đồng nhưng cần phải ngăn chặn đà lây lan của nó.

“Càng có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, càng làm tăng nguy cơ virus có các đặc tính mới và tạo ra biến thể mới”, ông Luban giải thích.

Kee Park, chuyên gia y tế tại Trường Y Harvard, kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ Triều Tiên bằng việc cung cấp vaccine mRNA và các phương pháp điều trị.

“Họ sẽ cần phải xem xét lại biện pháp bổ sung để bảo vệ người dân, bao gồm chương trình tiêm chủng trên toàn quốc. Mọi người đều quan tâm đến việc giúp Triều Tiên ứng phó với đại dịch. Không ai muốn một biến chủng khác”, ông Park nói.

Những tuần gần đây, Triều Tiên liên tục cảnh báo tăng cường biện pháp phòng ngừa, sau những đợt bùng dịch ở nhiều nơi tại Trung Quốc giáp với biên giới Triều Tiên. Truyền thông Triều Tiên kêu gọi người dân “tăng cường công tác chống dịch để chuẩn bị cho tình trạng khẩn cấp kéo dài”.

Thiếu hụt vaccine

Thách thức với Triều Tiên hiện nay là nước này đã từ chối tiếp nhận vaccine của quốc tế trong 2 năm đại dịch bùng phát, biến Triều Tiên và Eritrea là hai quốc gia duy nhất chưa triển khai tiêm vaccine, theo Washington Post.

Năm 2021, Triều Tiên đã từ chối nhận 3 triệu liều vaccine Sinovac của Trung Quốc và 2 triệu liều AstraZeneca. Nước này cũng từ chối nhận vaccine thông qua cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX Facility.

Tháng 4/2021, COVAX xác nhận dừng phân bổ vaccine ngừa Covid-19 cho Triều Tiên, nhưng cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ nếu Bình Nhưỡng quyết định triển khai tiêm chủng phòng ngừa Covid-19 như một phần của chương trình quốc gia ứng phó với đại dịch.

bien the omicron lay lan o trieu tien anh 2
Triều Tiên nhiều lần từ chối các lô vaccine do quốc tế cung cấp. Ảnh: AFP.

Theo báo cáo của nhóm chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), các quan chức Bình Nhưỡng quan tâm đến các loại vaccine mRNA như Pfizer hay Moderna.

Hồi tháng 4, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ tuyên bố các loại vaccine Covid-19 hiện nay không thực sự hiệu quả trong việc chống lại dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron.

Dù vậy, việc tiêm liều tăng cường có thể làm tăng khả năng bảo vệ, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong, theo Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA).

Boram Jang, nhà nghiên cứu về Đông Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế, kêu gọi Bình Nhưỡng hợp tác với cộng đồng quốc tế để lập kế hoạch đảm bảo vaccine cho người dân.

“Ngoài ra, các biện pháp khẩn cấp như phong tỏa cần phải được điều chỉnh hợp lý và tương xứng. Chúng không nên được lạm dụng”, bà Boram Jang nói.




Music Video “Going Home” – Kenny G in Viet Nam 2024 – Nghệ sĩ Saxophone người Mỹ quảng bá du lịch Hà Nội 2024

23/04/2024

Youtuber TPHCM lên tỉnh Đắc Nông 4/2024 xem 1 phụ nữ biểu diễn đội đầu độc lạ

22/04/2024

Việt Nam chơi quá lớn chi 46 tỉ đô la Mỹ để mua vũ khí từ năm 2025

22/04/2024

Khám phá bên trong biệt thự vợ chồng Youtubers sinh năm 1994 ở TPHCM

20/04/2024

Ông chú 68 tuổi Sài Gòn khoe tự chế xong ngựa sắt chạy bằng xăng để rong chơi TPHCM 2024 và được nhiều người chú ý

19/04/2024

Youtuber từ Hà Nội du lịch Trung Quốc 4/2024 thăm bảo tàng người Chooang mới biết lịch sử viết Về Việt Nam

19/04/2024

Cùng ca sĩ Quang Vinh khám phá khu Resort có hình dạng “Chiếc Khuyên Tai” khổng lồ của người H’mông tại Sapa, Viet Nam 4/2024

19/04/2024

Youtuber Hải Phòng du lịch Đức 4/2024 tìm hiểu tình hình đời sống của người Việt

18/04/2024

Ông ngoại trẻ ở Nam Định 4/2024 khoe chế xong chiếc xe ngựa sắt độc lạ chở cháu ngoại dạo phố

18/04/2024

TPHCM ra mắt dịch vụ xe bus tí hon, có bàn cà phê , tài xế mặc áo bà ba chở du khách ngắm thành phố 2024

18/04/2024

Đến Đồng Nai 4/2024 xem con cá bơi trong hồ nước thấy chủ nhà về đòi vớt lên bàn tay để đựoc đi dạo trong xóm

18/04/2024

Cận cảnh CEO Apple Tim Cook lên chuyên cơ riêng rời Việt Nam, kết thúc 2 ngày 15 & 16/4/2024 ở Hà Nội

16/04/2024

Apple sẽ mở cửa tiệm khổng lồ tại Việt Nam để ra mắt iPhone 16 ?

16/04/2024

Hà Nội 16/4/2024: Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Apple Tim Cook

16/04/2024

Nhiều Youtubers ở Việt Nam khoe được chụp hình với CEO Apple Tim Cook ở Hà Nội 4/16/2024

16/04/2024

Rộ tin đồn bà tỷ phú địa ốc Trương Mỹ Lan giấu gần 7 ngàn tỷ đồng dưới lòng đại dương

16/04/2024

Ông Tim Cook, CEO Apple bất ngờ có mặt tại Việt Nam từ 15-16 tháng 4, 2024

16/04/2024

3 chiếc máy bay chở hàng khổng lồ của Nam Hàn liên tiếp hạ cánh xuống sân bay Hà Nội ngày 12/4/2024

12/04/2024

Anh thợ hồ trẻ tuổi ở VN khoe căn biệt thự do 1 mình tự tay thiết kế & xây xong sau 4 năm cho vợ con

11/04/2024

Gặp người Mẹ ở Cần Thơ 4/2024 từ năm 1983 làm thuê để nuôi 30 ngàn con cò trắng cùng 9 người con

11/04/2024

Leave a Reply