Vì sao thi thể chị Huyền,nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường, bất ngờ nổi sau gần 300 ngày?

Theo một cán bộ Phòng kỹ thuật hình sự, thi thể nạn nhân thẩm mỹ Cát Tường chậm nổi có thể do một số nguyên nhân như mắc dưới đáy sông, bị cát vùi rồi kẹt luôn dưới đó.[youtube_wpress search=”1″][tubepress mode=”tag” tagValue=”thẩm mỹ viện Cát Tường” resultsPerPage=”5″ orderBy=”relevance” ]

Tại sao xác chị Huyền lâu nổi?

Trước thời điểm tìm thấy xác chị Lê Thị Thanh Huyền – nạn nhân vụ án xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường, một cán bộ Phòng Kỹ thuật hình sự Công an Hà Nội phân tích trên báo An ninh Thế giới, nếu Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh bỏ xác nạn nhân vào túi nilon kín rồi ném xuống sông, thi thể sẽ càng dễ nổi. Còn nếu túi nilon bị hở, nước tràn vào sẽ làm xác chìm nhanh hơn. Quá trình phân hủy thông thường trong khoảng 3-4 ngày.
Tuy nhiên, thời gian xác phân hủy và nổi phụ thuộc nhiều vào yếu tố vật lý, hóa học như môi trường, điều kiện thời tiết, mực nước… Thời tiết nóng ẩm, môi trường nước bị ô nhiễm cao xác sẽ dễ phân hủy, nhanh nổi. Thời tiết lạnh, nước ít ô nhiễm, quá trình phân hủy sẽ chậm hơn. Nước sông Hồng đoạn qua cầu Thanh Trì được cho là có môi trường bình thường do đây là dòng chảy, nước sông được pha loãng liên tục do mưa và xả lũ.

Ngoài ra, thời gian nổi còn phụ thuộc vào cơ địa của nạn nhân. Người có thể tạng béo hoặc mắc bệnh sẽ phân hủy nhanh hơn người bình thường.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Hải, cán bộ Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an Hà Nội) nhận định, trường hợp nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền bị ném xuống sông Hồng, lâu nổi có thể do một số nguyên nhân. Thứ nhất, thi thể bị dòng chảy cuốn vào khe dưới đáy sông và mắc lại ở đó. Thứ hai, là dòng xoáy địa chất do lưu lượng chuyển động của nước ở vị trí xác nạn nhân chìm, bị cát vùi lấp hoặc mắc vào các vật dưới lòng sông rồi kẹt luôn ở đó khiến xác không nổi được.

Thi thể “quẩn” về bến đò Văn Đức

Nhớ lại thời điểm phát hiện thi thể trôi sông, ông Nguyễn Văn Hùng (làm nghề mò bắt tôm) kể, lúc đó khoảng 9h ngày 18/7. Khi đang mò tôm dọc sông Hồng – đoạn qua khu vực bến đò Văn Đức, Gia Lâm (Hà Nội) ông phát hiện một xác chết. Sự việc nhanh chóng được báo đến cơ quan công an.

Do một số người dân vạn chài ở khu vực này đã nhiều lần tham gia tìm vớt xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền nên thông tin nghi vấn đây là xác người phụ nữ xấu số này được lan truyền.

Vị trí phát hiện thi thể Lê Thị Thanh Huyền.
Vị trí phát hiện thi thể Lê Thị Thanh Huyền. Ảnh: Hoàn Nguyễn.

Theo mô tả của người đàn ông vạn chài, ngay từ lúc mới nhìn thấy ông đã phán đoán thi thể không đầu phát hiện là nữ giới, bởi quần áo trên người cho thấy, nạn nhân mặc áo trắng ngả màu có hoa, quần màu đen.

Địa điểm phát hiện xác chết nằm cách cầu Thanh Trì – nơi Nguyễn Mạnh Tường khai nhận ném xác nạn nhân khoảng 4 km. Theo kinh nghiệm của những người làm nghề vớt xác trên sông Hồng, bến đò Văn Đức là địa điểm mà các xác chết trôi trên sông hay dạt vào.

Đại tá Nguyễn Văn Viện – Chánh văn phòng Công an Hà Nội cho biết cơ quan điều tra đang xem xét chị Huyền chết trong tình trạng trước hay sau khi bị ném xuống sông.

Ông Nguyễn Văn Hồ (người từng vớt hàng trăm xác chết tại khu vực này) kể, sông Hồng đoạn từ cầu Thanh Trì đến bến đò Văn Đức dài khoảng 5 km chứng kiến nhiều cái chết đau thương về sông nước. Khu vực bến đò Văn Đức nước tĩnh, không có vùng quẩn nên xác người nhảy cầu thường theo dòng trôi về đây.

Khớp xương tử thi không có vết chặt, cắt

Ngày 18/7, khi công an khám nghiệm tử thi trôi ở bến đò Văn Đức, mẹ đẻ, chồng và em trai chị Huyền cũng có mặt.

Hôm phát hiện xác nạn nhân nữ không đầu tại gần bến đò Văn Đức – là gần 9 tháng kể từ ngày chị Lê Thị Thanh Huyền mất tích (ngày 19/10/2013). Theo lời khai của Nguyễn Mạnh Tường, chiều tối hôm đó anh ta đã cùng bảo vệ Đào Quang Khánh cho xác nạn nhân vào bọc nilon rồi ném từ cầu Thanh Trì xuống sông Hồng.

Trở lại với phần tử thi được phát hiện ngày 18/7, ngay khi nhận được tin báo, Công an Hà Nội đã phối hợp các đơn vị liên quan khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Người nhà chị Huyền gồm: mẹ đẻ, chồng và em trai được phép có mặt để phối hợp nhận dạng.

Cơ quan công an lấy mẫu giám định ADN để xác định danh tính nạn nhân. Ảnh: Nguyễn Hoàng.
Cơ quan công an lấy mẫu giám định ADN để xác định danh tính nạn nhân. Ảnh: Nguyễn Hoàng.

Tử thi được phát hiện đang trong tình trạng phân hủy mạnh, đã bị mất phần đầu… Kiểm tra các khớp của nạn nhân xấu số cho thấy không có vết chặt, cắt, trên xương không có thương tích.

Dựa vào những đặc điểm xương cho thấy nạn nhân là nữ giới, chiều cao từ 1m55 đến 1m60, đã chết khoảng 8-10 tháng. Điểm bất thường ở tử thi này là trên quần của nạn nhân có nhiều vữa bám dày, chặt.

Theo đặc điểm nhận dạng, xác người mặc áo hoa chấm tím, quần đen đựng trong bọc có đặc điểm nhận dạng như nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền trong vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường.

Người nhà vụ thẩm mỹ Cát Tường qua nhận dạng có nhận định ban đầu rằng thi thể đó không phải của chị Huyền. Riêng bà Nguyễn Thị Hiền (mẹ đẻ nạn nhân) cho biết, linh tính mách bảo bà đây là thi thể người con xấu số. Tuy vậy, bà không dám tin vào bản thân vì khi mất tích, chị Huyền mặc áo chấm bi, trong khi chiếc áo trên xác nữ đã bị loang màu giống như áo hoa.

Quần áo chị Huyền khác lúc đi ra khỏi nhà?

Nhận định về việc này, một cán bộ có nhiều năm làm công tác khám nghiệm tử thi cho rằng, có thể do xác bị ngâm nước suốt 9 tháng trong điều kiện nước nóng – lạnh khác nhau của thời tiết phía Bắc, bị vùi dưới lớp cát ở đáy sông nên có thể quần áo đã phai màu, bị loang giống như áo hoa.

Thời gian tử vong của nạn nhân trùng khớp với khoảng thời gian chị Huyền mất tích, độ tuổi xương khớp với độ tuổi nạn nhân, không loại trừ thi thể này là nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền – một cán bộ tham gia khám nghiệm hiện trường nhớ lại.

Bên cạnh vợ bác sĩ Tường ngồi cùng xe đi vứt xác, vụ án này có một người phụ nữ khác chỉ đạo xóa dấu vết việc nạn nhân đã đến Thẩm mỹ viện Cát Tường phẫu thuật thẩm mỹ.

Từ nhận định này, việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi được tiến hành tỉ mỉ trong suốt buổi chiều ngày 18/7 và kết thúc vào tối muộn. Những người không liên quan không được đến gần khu vực này.

Phần xương đùi thi thể được các chuyên gia đánh giá sẽ cho kết quá giám định ADN tốt nhất, nên Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đã lấy mẫu xương này. Bố mẹ đẻ, con ruột chị Huyền cũng được lấy ADN để đối chiếu.

Thông thường, việc giám định ADN chỉ cần lấy mẫu của mẹ đẻ nhưng trong vụ việc này, cơ quan giám định đã lấy thêm mẫu của bố đẻ và con ruột để có kết quả giám định chuẩn xác.

Vết vữa bám trên quần chị Huyền có gì bất thường

Quá trình khám nghiệm tử thi trôi sông dạt vào bến đò Văn Đức (Gia Lâm), cơ quan công an phát hiện một dấu hiệu bất thường, đó là chiếc quần còn dính vào xác chị Huyền bám nhiều vữa, bê tông.

Thông tin này làm dấy lên dư luận, có hay không việc trước khi phi tang xác chị Huyền, Nguyễn Mạnh Tường đã có cố tình đổ bê tông vào thi thể, khiến xác chị Huyền chìm sâu xuống nước.

Thông tin với báo chí trong chiều 5/8, Đại tá Nguyễn Văn Viện, Chánh Văn phòng Công an Hà Nội cho biết đúng là quần áo nạn nhân có dính bê tông và hiện cơ quan công an đang làm rõ tại sao lại có dấu hiệu bất thường này.

Liên quan đến dấu hiệu bất thường này, luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ việc chị Huyền có phải bị vứt xuống sông ở cầu Thanh Trì hay không. Hành vi giấu xác xảy ra trước hay sau khi Tường ném xác xuống sông.

Theo lời khai của Tường và Đào Quang Khánh, ông Hòa cho rằng có khả năng việc Tường khai ném xác nạn nhân xuống sông là giả mạo. Vì thực tế, khi tìm thấy thi thể chị Huyền có mảng bê tông dính vào hai bên đùi.

Luật sư Hòe phân tích, giả thuyết Tường đã chuẩn bị cho bê tông vào xác để giấu đi, hành vi của các bị can bê xác ném qua lan can sẽ không xảy ra, vì thi thể nạn nhân đã bị chèn bê tông, khá nặng. Tường có thể đem giấu xác ở chỗ khác. Như vậy, lời khai của Tường trước đây có thể không trung thực. “Ngược lại, nếu việc ném chị Huyền qua cầu Thanh Trì là thật thì tại sao có bê tông bám vào. Cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ yếu tố này”, ông Hòe nói.

Nghi vấn quanh việc tìm được xác nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường

Nhiều người quan tâm tới vụ án vẫn thắc mắc tại sao thi thể chị Huyền mất nhiều bộ phận, liệu có kịch bản giấu xác nào khác chưa được phát hiện hay không?

Nạn nhân chết trước hay sau khi bị ném xuống sông?

Khi xác chị Huyền mới được tìm thấy, nhiều độc giả đưa ra giả thuyết khi bị ném xuống sông, chị Huyền vẫn còn sống? Có thể lúc đó chị bất tỉnh, nhưng do bị bê tông kéo xuống nên không thể ngoi lên.

Một độc giả gợi ý: “Muốn kiểm chứng cũng không khó. Cứ kiểm tra kỹ phổi nạn nhân có cát vào hay không là biết. Vấn đề còn lại chỉ là nên khép hung thủ vào tội danh nào mà thôi”.

Lập luận này bị bác bỏ bởi có bạn đọc cho rằng sau 300 ngày nằm dưới sông, phổi nạn nhân không còn nguyên vẹn để kiểm tra. Chỉ có thể phân tích phần xương và điều tra quá trình gây án của kẻ thủ ác.

Ngược lại, nhiều độc giả phân tích, có đến 2 bác sĩ tham gia cấp cứu xác nhận chị Huyền đã chết, và việc ông Tường cùng bảo vệ Khánh mua túi nilon đen trên đường phi tang xác chứng tỏ chị đã chết trước khi bị ném xuống sông.

Đại tá Nguyễn Văn Viện – Chánh văn phòng Công an Hà Nội cho biết cơ quan điều tra đang xem xét chị Huyền chết trong tình trạng trước hay sau khi bị ném xuống sông.

Tại sao đến giờ xác chị Huyền mới nổi?Không bằng lòng với phân tích của chuyên gia, rằng có thể do xác bị mắc dưới đáy sông hay bị cát vùi, nhiều độc giả đặt giả thiết có một kịch bản giấu xác khác chưa được lộ ra ánh sáng.

Bạn đọc Miu Huỳnh đặt câu hỏi: “Có khi nào bác sĩ Tường giấu xác chị Huyền ở đâu đó (như tủ đông) cho cơ thể nguyên vẹn, rồi khai giả là đã ném xuống sông. Đợi khi nào mọi người tuyệt vọng không tìm kiếm nữa sẽ vứt xuống sông, vài ngày sau xác phân hủy và nổi lên”.

Cùng ý kiến bác sĩ Tường giấu xác ở một nơi khác nhưng một bạn đọc khác lại cho rằng thi thể của chị Huyền không để trong tủ đông mà bị chôn xuống đất.

Nghi vấn quanh việc tìm được xác nạn nhân Cát Tường
Gia đình ông Lê Văn Viễn (bố chị Huyền) tới nghĩa trang Trung Quang thăm phần mộ con gái.

Vì sao thân thể nạn nhân không toàn vẹn?Việc bao đựng xác chị Huyền có dấu vết của bê tông, cũng như thân thể nạn nhân bị thiếu đầu, chân tay cũng đặt ra nhiều nghi vấn. Liệu có hay không chuyện bác sĩ Tường đã cố tình chặt xác phi tang, hay do quá trình phân hủy gây ra?

“Nếu như cái xác bị phân hủy cũng không thể nào bị phân hủy có tổ chức như vậy – tức là phân hủy mất những khu vực quan trọng. Tôi nghĩ chắc là một sự sắp đặt gây khó khăn cho việc khám nghiệm và nhận diện tử thi”, một bạn đọc lập luận.

Một ý kiến khác nhận được nhiều sự ủng hộ của người đọc vì phân tích tỉ mỉ dưới góc độ của một người có hiểu biết về giải phẫu học: “Xác chị Huyền không đầu, không tay và chân, 3 bộ phận này nối liền với cơ thể bởi các khớp xương, còn gọi là khớp động giúp cho đầu tay, chân cử động dễ dàng.

Theo một cán bộ Phòng kỹ thuật hình sự, thi thể nạn nhân thẩm mỹ Cát Tường chậm nổi có thể do một số nguyên nhân như mắc dưới đáy sông, bị cát vùi rồi kẹt luôn dưới đó.

Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, nối từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc và giữ 2 đầu xương lại. Trong trường hợp xác người bị ngâm trong nước thời gian dài, dây chằng giữ cho các khớp xương không rơi ra. Ngoài xương và tóc, dây chằng dai là đơn vị bị bã mục sau cùng.

Cái khó để xác định “thời gian dài” là bao nhiêu? 290 ngày có đủ để đầu, tay và chân bị rơi ra hay không? Về mặt lý thuyết đã có số liệu, nhưng còn có những yếu tố môi trường cá biệt như nhiệt độ của nước, vận tốc của dòng chảy, xác bị cột chặt, lôi kéo, va đập…

Tình huống Tường dùng dao để chặt rời các chi thì sẽ để lại trên xương dấu dao chặt mẻ xương rất rõ. Tình huống không chặt mà tháo rời khớp của các chi thì vẫn phải dùng dao nhỏ và sắc nên vẫn để lại dấu dao khứa trên xương. Nhưng nếu bằng mắt thường sẽ khó nhận ra, phải dùng kính hiển vi phóng đại. Tổ giám định sinh học, Viện Khoa học hình sự sẽ có câu trả lời chính xác”.

Thi thể 9 tháng chưa phân hủy hết là điều chưa từng thấy’

Theo người dân làng chài, việc tìm thấy thi thể chị Huyền, nạn nhân vụ Cát Tường, sau 9 tháng trong tình trạng chưa phân hủy hết điều là chưa từng thấy.

Những ngày gần đây, người dân bến đò Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) xôn xao về chuyện phát hiện thi thể khác thường trôi dạt vào bờ sông cách bến đò khoảng 500 m và được cơ quan chức năng xác định là nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.

Dù có kinh nghiệm sông nước hơn 20 năm nhưng ông Nguyễn Văn Hùng, người làm nghề vạn chài ở thôn Trung Quang vẫn còn ngạc nhiên khi kể về lần vớt xác này.

Khi đang câu cá, người dân TP.Tam Kỳ phát hiện thi thể thanh niên đã trương phình trôi trên sông Bàn Thạch nên báo cơ quan chức năng.

Theo kinh nghiệm cá nhân của ông, đây là trường hợp đặc biệt, hy hữu chưa từng thấy. “Một thi thể không có đầu, không còn bàn tay, bàn chân nhưng chưa phân hủy hết sau 9 tháng và vẫn nổi lên”, ông Hùng cho hay.

Ông Nguyễn Văn Hiệu, trưởng bến đò Băn Đức kể về kinh nghiệm vớt thi thể trôi sông.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng bến đò Băn Đức kể về kinh nghiệm vớt thi thể trôi sông. Ảnh: Hoàn Nguyễn.

Rồi ông Hùng giải thích, đối với người chết chìm thì khoảng 3 ngày sẽ tự nổi nhưng cũng có nhiều thi thể chìm mắc dưới lòng sông hàng tháng trời mới trồi lên. Ví dụ, năm ngoái, sau khi việc rà móc câu, phân chia khu vực để tìm thi thể một người đàn ông đều thất bại, đội thợ lặn phải xuống tìm ở quanh các hố cát mới thấy xác nạn nhân.

Thi thể người này cũng chưa phân hủy hẳn, tuy nhiên, khoảng thời gian từ lúc người này mất tích đến khi tìm thấy chỉ một tháng chứ không lâu tới 9 tháng như trường hợp của chị Huyền trong vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường.

Theo lý giải của người dân làng chài, rất có thể khi mới chìm xuống sông, bị vùi lấp dưới hố cát nên thi thể chị Huyền không bị phân hủy. Đến khi có dòng nước đánh bạt các lớp cát thì xác tự nổi lên.

Ngoài ra, những thi thể bị chìm dưới đáy cũng được cho là sẽ kéo dài thời gian phân hủy. Thi thể có thể nguyên vẹn trong thời gian dài. Lý giải về điều này, ông Nguyễn Văn Cường (đội 3, thôn Trung Quang) cho hay, do nhiệt độ dưới đáy thấp hơn nhiều nên quá trình phân hủy diễn ra chậm hơn.

Hầu hết thi thể người gặp nạn sông nước đều nổi chỉ tron vài ngày.
Hầu hết thi thể người gặp nạn sông nước đều nổi chỉ tron vài ngày. Ảnh: Hoàn Nguyễn.

Với những người dân chài, việc phát hiện và vớt xác trôi sông cũng là chuyện như cơm bữa. Có thi thể tự trôi vào gần bờ, có thi thể mắc vào lưới khi đánh bắt cá. Tuy nhiên, tất cả đều có đặc điểm chung là đã nổi thì sẽ phân hủy trong thời gian rất ngắn. Một số người hay ăn sâm hoặc uống nhiều thuốc bổ thì quá trình phân hủy cũng lâu hơn.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng bến đò Văn Đức cũng chia sẻ, tại bến đò này thường xuyên phát hiện thi thể người gặp nạn sông nước nhưng thi thể đều đang phân hủy, nặng mùi nên người dân ít người dám lại gần vớt.

Đối với những ai không phải dân chài lưới vô tình phát hiện thi thể người trôi sông cần thật bình tĩnh tìm cách đẩy, kéo thi thể vào bờ hoặc nơi nước sông không thể cuốn trôi được, sau đó báo chính quyền địa phương.

Với những gia đình gặp phải tai ương, thì việc thân nhân dán tờ rơi tại các bến đò rất hiệu quả trong quá trình phát hiện và nhận dạng. Đa phần, người thân nhận dạng qua ngoại hình thi thể là quần áo, mũ và một số đặc điểm trên cơ thể. Đối với các trường hợp không có quần áo hoặc thi thể từ nơi xa đến chưa rõ danh tính thì do chính quyền địa phương xử lý.

Leave a Reply