Vì sao Tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1?

Nếu không có bất ngờ xảy ra, ngày 20/1/2017, ông Donald Trump sẽ làm lễ tuyên thệ nhậm chức để trở thành Tổng thống Mỹ.


Kể từ năm 1936, các đời tổng thống Mỹ đều tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1, thường là trong một buổi lễ lớn với đầy đủ mọi nghi thức long trọng để chào đón nhà lãnh đạo mới của đất nước – trừ khi ngày 20 rơi vào Chủ nhật thì lễ tuyên thệ nhậm chức sẽ được làm riêng đúng ngày hôm đó, và tiệc chào mừng được tổ chức vào ngày thứ 2 tiếp theo. Nhưng trường hợp như vậy cũng không mấy xảy ra.

Ban đầu lễ nhậm chức của cả Tổng thống và Phó Tổng thống được tổ chức vào ngày 4/3, nhưng thời gian được đẩy lên tháng 1 với việc thông qua Điều chỉnh lần thứ 20 (20th Amendment) đối với Hiến pháp Hoa Kỳ (thay đổi thời gian bắt đầu và kết thúc nhiệm kỳ tổng thống và phó tổng thống từ ngày 4/3 thành 20/1).

Ngoại trừ trường hợp của tổng thống George Washington, người đã tuyên thệ vào ngày 30/4/1789, thì các lãnh đạo nước Mỹ đều tiếp quản vị trí vào ngày 4/3 hoặc công khai vào ngày mùng 5, và quy tắc ngày Chủ nhật vẫn được tuân thủ cho tới ngày nay.

Ban đầu, việc thời điểm bầu cử và thời điểm chính thức tiếp nhận vị trí cách nhau một khoảng thời gian là do một vài nguyên nhân. Thứ nhất là vì Trung tâm trách nhiệm giải trình theo Hiến pháp (Constitutional Accountability Center) đã chỉ ra trong một báo cáo năm 2009 rằng việc thu thập và kiểm đếm các phiếu bầu trước đây mất nhiều thời gian hơn so với hiện nay vì chúng được vận chuyển trên khắp cả nước bằng các phương tiện thô sơ.

Đấy là chưa kể đến thời gian cần thiết để vị tổng thống mới đắc cử chuyển tới Nhà Trắng. Một lý do khác và cũng là nguyên nhân khiến việc trì hoãn thời gian chuyển giao quyền lực tổng thống vẫn tồn tại tới ngày nay đó là có một số vấn đề mà tân tổng thống cần phải thực hiện, chẳng hạn như các vị trí trong nội các; trong khi đó tổng thống sắp mãn nhiệm cũng cần thời gian để bàn giao công việc và bảo vệ những thành quả mà họ đã đạt được.

tai-sao-den-ngay-201-tong-thong-my-moi-duoc-lam-le-nham-chuc-12-115306

Ông Obama tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ của mình

Tuy nhiên, việc thời gian chuyển giao quyền lực kéo dài tới 4 tháng cũng tạo ra một số vấn đề. Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất trong những điều tệ hại có thể xảy ra khi để một tổng thống “vịt què” (lame duck – ám chỉ các tổng thống đương chức sắp mãn nhiệm) tại vị quá lâu chính là sự kiện nổi tiếng “Mùa đông ly khai” (Secession Winter).

Trong suốt quãng thời gian dài chờ đợi từ thời điểm cuộc bầu cử kết thúc, đưa Abraham Lincoln trở thành Tổng thống, và đến thời điểm ông chính thức tiếp nhận vị trí, những kẻ ly khai miền Nam đã kịp nắm giữ quân đội và quốc phòng liên bang và thành lập Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, phát động cuộc nội chiến.

Cả Tổng thống đương nhiệm lẫn Tổng thống mới đắc cử đều không thể cản được phe ly khai, và đến tháng 4/1861, cả nước Mỹ đã rơi vào cuộc nội chiến. Sự kiện này thường bị cho là bởi giai đoạn “lame duck” quá dài.

Điều ngạc nhiên là khoảng cách 4 tháng này vẫn được tiếp tục duy trì sau khi nội chiến kết thúc và cho đến tận thế kỷ 20. Những nhược điểm của việc kéo dài thời gian chờ đợi lại một lần nữa trở nên rõ ràng trong những năm 1930 sau khi Tổng thống của Đảng Dân chủ Franklin Roosevelt đánh bại Tổng thống của Đảng Cộng hòa Herbert Hoover.

Trong suốt khoảng thời gian chờ chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ tổng thống (từ tháng 11/1932 tới tháng 3/1933), cuộc Đại khủng hoảng đã đạt đỉnh điểm và cả hai vị lãnh đạo đều không đủ khả năng để ban hành cải cách kinh tế dài hạn và điều này đã khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn.

Thực tế, cho dù vẫn tồn tại một khoảng thời gian chờ chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ tổng thống nhưng nước Mỹ cũng đã tiến hành rút ngắn khoảng thời gian “lame duck”.

Điều chỉnh trong “20th Amendment” hay còn được gọi là “The Lame Duck Amendment” đã được thông qua vào tháng 1/1933. Ngoài nhiều điều chỉnh khác thì một vấn đề được thông qua đó là rút ngắn thời gian tại vị sau khi có kết quả bầu cử của cả các thành viên trong Quốc hội lẫn Tổng thống.

Ngày tuyên thệ lễ nhậm chức đối với tổng thống được đẩy lên ngày 20/1, và ngày bắt đầu Quốc hội thậm chí còn sớm hơn là vào ngày 4/1. Khác biệt 2 tuần giữa ngày nhậm chức của tổng thống và ngày bắt đầu của các thành viên mới trong Quốc hội được đặt ra với mục đích là để Quốc hội có thời gian ứng phó với những tình huống đặc biệt, chẳng hạn khi quá trình bỏ phiếu thông thường không thể xác định được vị tổng thống đắc cử, hay ứng cử viên qua đời hoặc một số trường hợp khác khi không có tổng thống tuyên thệ.

Và kể từ đó, ngày 20/1 đã chính thức trở thành ngày tổng thống mới của nước Mỹ tuyên thệ nhậm chức.

Nguồn: VN Tin nhanh

Leave a Reply