Việt Nam đã xâm lược và đồng hóa Champa như thế nào?

Ngày đó Việt và Chăm là hai kẻ ngang tài ngang sức. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, nhưng thắng bại thời nào cũng có. Mình chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu, Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn.

Do khác nhau hoàn toàn nên hai nước cũng có một sự thích thú nhau nhất định. Như hoàng đế Việt mình rất mê các vũ nữ Apsara của Chăm với thân hình nảy nở, làn da bánh mật và đôi mắt to. Người Chăm xây dựng rất đẹp nên Việt mình cũng dùng thợ giỏi của họ, nhìn thánh địa Mỹ Sơn với tháp bà Ponagar là đủ đảm bảo chất lượng tay nghề rồi. Ẩm thực và âm nhạc Việt sau này cũng tiếp thu của Chăm (nước mắm, vv). Thậm chí vua Trần Nhân Tông được Chế Mân mời qua Chăm chơi, ghiền tới mức ở 9 tháng mới về, chắc được tắm biển Nha Trang :)).

Vậy mà nay cái dân tộc đó mất hết chẳng còn gì. Chính sách diệt chủng tàn bạo của người Việt sau khi chiến thắng đã lấy đi tất cả nền văn minh Champa. Trong khi lịch sử Việt Nam mình bước tiếp thì lịch sử Champa đã vĩnh viễn dừng lại ở cái năm 1832 oan nghiệt đó. Bây giờ dân số họ chẳng bao nhiêu, lại nghèo khổ. Như các phụ nữ Chăm phải gùi thuốc lên Sài Gòn, Đà Nẵng bán qua ngày.

—-

Minh Thành Tổ Chu Đệ khi xâm lược Việt Nam đã viết:

“Khi binh lính vào nước Nam, trừ các kinh Nho gia, kinh Phật, đạo Lão không thiêu hủy. Ngoài ra, tất cả sách vở, văn tự cho đến các loại văn tự ghi chép ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ con học… đều đốt hết. Phàm những văn bia do Trung Quốc dựng từ xưa thì đều phải giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ không để sót.”

Sau đó khi đã thôn tính xong Việt Nam thì hắn ra chiếu lệnh thứ hai nhằm hủy diệt văn hóa triệt để hơn:

“Nhiều lần trẫm đã bảo các ngươi, phàm An Nam có văn tự gì, kể cả các câu hát dân gian,… các bia dù dựng lên một mảnh, hễ nom thấy là phá hủy hết. Sách vở do quân lính bắt được phải ra lệnh đốt luôn, chớ được lưu lại.”

Sự hủy diệt đó khiến Ngô Sĩ Liên, nhà sử học chứng kiến những sự kiện này than rằng:

“Giáo mác đầy đường đâu cũng thấy quân Minh cuồng bạo. Sách vở cả nước thành một đống tro tàn.”

Rồi 400 năm sau mình cũng đối xử với Champa như vậy chả khác gì. Vua Minh Mạng sau khi thôn tính Champa đã ra lệnh đồng hóa người Chăm thành người Kinh bằng cách buộc người Chăm phải mặc đồ người Kinh. Ngăn cấm tuyệt đối người Chăm không có quyền cúng kiếng hay thực thi nghi lễ tín ngưỡng của họ. Bắt buộc dân chúng Chăm phải làm nô dịch vô cùng nặng nề như việc nộp cống các loại gỗ quý, voi rừng, ngà voi, vv. Chưa kể còn buộc các vị tu sĩ Hồi Giáo phải ăn thịt heo và tu sĩ Ấn Độ Giáo phải ăn thịt bò.

Minh Mạng còn cho phép quan lại người Kinh đứng ra chỉ đạo, dùng roi gậy đánh đập người Chăm nếu họ làm nô dịch quá chậm chạp. Buộc người Chăm phải nộp thịt rừng như hươu, nai, thỏ, v.v.. Một khi người Chăm không tìm ra món thịt thú rừng, các quan lại người Kinh san bằng nghĩa trang Chăm, chưa nói đến việc đưa người Chăm ra xử trảm.

Chính sách trừng phạt của triều đình Huế đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tổ chức xã hội Chăm để rồi trong gia đình người em không còn biết người anh là ai; cháu không còn tôn trọng bậc chú bác; các thành viên trong gia đình đối xử với nhau như người Chăm-Kinh, không ngần ngại kéo nhau ra thưa kiện trước pháp lý Việt Nam.

Hết nộp thuế nặng nề, dân chúng Champa phải nộp một số lượng gỗ cho chính quyền Việt Nam dùng để đóng tàu chiến, xe bò hay đốt lò gạch. Phải xây dựng đập nước và hệ thống thủy lợi cho ruộng lúa của người Kinh. Ra lệnh tịch thu tất cả ruộng muối của người Chăm, được xem như là mạch máu kinh tế của dân tộc này.

Sau năm 1832, dân tộc Chăm tiếp thu thêm một khái niệm mới về tham nhũng mà họ chưa từng nghe đến trong đời. Những quan lại người Kinh không ngừng đòi tiền hối lộ của người Chăm để được miễn nô dịch. Không ngần ngại chia đất đai người Chăm thành mảnh vụn để đóng thuế và hình thành chính sách cho vay nặng lãi để rồi chủ nợ người Kinh tha hồ chiếm đoạt tài sản và ruộng rẫy của người Chăm thiếu nợ, hay bắt họ làm vật thế chấp.

Nhằm dập tan các cuộc khởi nghĩa chống đối, vua Minh Mang ra lệnh cho mỗi binh lính người Kinh phải chặt ba cái đầu của người Chăm vào mỗi buổi sáng mới nhận được tiền lương. Lợi dụng điều này, người Kinh tha hồ chém đầu người dân Chăm vô tội, càng nhiều càng tốt, để đem nộp cho chính quyền Việt Nam hầu nhận tiền thưởng. Đây là cuộc diệt chủng người Chăm vô cùng kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử Đông Nam Á.

Người Việt mình ưa hòa bình nhưng khi cần mở rộng lãnh thổ thì cũng cực kỳ tàn nhẫn. Nói chung nước nào cũng vậy,…
(Xin đọc thêm chi tiếc tại blog Phạm Vĩnh Lộc)

Leave a Reply