Dân Hàn Quốc phẫn nộ vì bộ râu của đại sứ Mỹ gốc Nhật

Vẻ ngoài của Đại sứ Mỹ Harry B. Harris Jr, người mang hai dòng máu Mỹ và Nhật Bản, khiến không ít người dân Hàn Quốc liên tưởng đến hình ảnh thời thuộc địa.Quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn vốn đang nhiều sóng gió, nay lại nảy sinh một thách thức ngoại giao đầy hy hữu: Bộ ria mép của đại sứ Mỹ.

Vẻ ngoài của ông Harry B. Harris Jr. đã trở thành đề tài chế giễu và phẫn nộ của nhiều người dân Hàn Quốc. Tâm lý thù ghét Nhật Bản vẫn ăn sâu vào tâm trí dân tộc. Trong giai đoạn thuộc địa từ năm 1910 – 1945, nhiều quan chức cai trị do Nhật Bản cử sang bán đảo Triều Tiên cũng để cùng kiểu râu này.

Dan Han Quoc phan no vi bo rau cua dai su My goc Nhat hinh anh 1 Harris.jpg
Đại sứ Harry B. Harris Jr. khẳng định diện mạo của ông là sự lựa chọn cá nhân, không liên quan đến các vấn đề lịch sử trong quan hệ Nhật – Hàn. Ảnh: Getty.

Rắc rối vì có mẹ người Nhật Bản

“Bộ râu mép của tôi, vì một số lý do, đã trở thành vấn đề đáng chú ý tại nước này”, ông Harris, một quan chức hải quân Mỹ về hưu, ngày 16/1 phải lên tiếng biện minh cho vẻ ngoài của mình.

“Tôi bị chỉ trích bởi truyền thông nơi đây, đặc biệt là trên mạng xã hội, vì xuất xứ sắc tộc của mình, vì tôi là một người Mỹ gốc Nhật”, nhà ngoại giao 63 tuổi chia sẻ với báo giới tại Seoul.

Ông Harris được chỉ định là đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc vào tháng 7/2018. Nhà ngoại giao nhấn mạnh quyết định để râu mép không liên quan gì đến nguồn gốc Nhật Bản của mình. Ông cạo râu trong phần lớn thời gian biên chế hải quân và chỉ bắt đầu chọn cho mình diện mạo mới để đánh dấu quyết định về hưu.

Quyết định bổ nhiệm ông Harris đến Seoul được công bố giữa lúc quan hệ Nhật – Hàn đang khủng hoảng vì các tranh cãi liên quan đến giai đoạn Đế quốc Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Nhiều người dân Hàn Quốc xem việc đại sứ Mỹ có gốc gác Nhật Bản là cú tát vào thể diện quốc gia.

Một trong những câu hỏi đầu tiên cho ông Harris khi lần đầu đặt chân đến Hàn Quốc cũng là về bộ râm mép của ông. Một số người Hàn Quốc nghĩ đây là sự sỉ nhục được tính toán từ trước.

“Mẹ ông Harris là người Nhật. Chỉ cần bấy nhiêu là đủ cho chúng ta ghét ông ấy. Ông ấy sẽ chọn về phe ai nếu phải đứng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản”, một blogger trên mạng xã hội Hàn Quốc chia sẻ vào tháng 12/2019.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump đang kiên quyết đòi Hàn Quốc tăng gấp 5 lần đóng góp thường niên cho chi phí đồn trú của khoảng 28.500 quân Mỹ. Kể từ khi nhậm chức, Đại sứ Harris không ngừng thúc đẩy những yêu sách từ Washington trong vấn đề này.

Ông cũng truyền tải những thông điệp gây áp lực từ Washington, yêu cầu Seoul rút lại quyết định xé bỏ thỏa thuận chia sẻ tình báo quân sự với Tokyo. Giới chức Mỹ nhìn nhận thỏa thuận này mang ý nghĩa chiến lược để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên.

Trong cùng ngày 16/1, Đại sứ Harris tiếp tục có phát biểu can thiệp vào vấn đề liên Triều. Ông cho rằng Seoul cần có sự tham vấn của Washington nếu có những trao đổi mới với Bình Nhưỡng.

Một trong các vấn đề được quan tâm là khả năng Hàn Quốc cho du khách sang Triều Tiên, đã được Tổng thống Moon Jae In đề cập vào tuần này. Theo Đại sứ Harris, việc tham vấn nhằm đảm bảo các lệnh trừng phạt Triều Tiên được đảm bảo.

Những bình luận như thế đã tạo ra hình ảnh một đại sứ Mỹ có phần kiêu ngạo và lấn quyền đối với người dân Hàn Quốc.

Lee Sang Min, người phát ngôn chính phủ Hàn Quốc, ngày 17/1 nhấn mạnh chính sách với Triều Tiên là “một vấn đề chủ quyền” của Hàn Quốc. Nhiều quan chức cấp cao tại Seoul cũng chỉ trích ông Harris “can thiệp vào vấn đề nội bộ” và “hành xử như một quan tổng đốc”.

Dan Han Quoc phan no vi bo rau cua dai su My goc Nhat hinh anh 2 Harris_2.jpg
Người biểu tình Hàn Quốc đòi ông Harris thôi giữ chức vụ đại sứ Mỹ tại nước này. Ảnh: Shutterstock.

Mỗi thâm thù giữa hai đồng minh

Tuy nhiên, ẩn sau sự hoài nghi của người Hàn Quốc về vị đại sứ Mỹ chủ yếu vẫn là vấn đề sắc tộc. Ông Harris không mất quá nhiều thời gian để nhận ra chỉ cần một kiểu râu đặc trưng và lý lịch gia đình cũng đủ kích động tâm lý thù ghét Nhật Bản trong lòng người dân Hàn Quốc.

Những màn công kích nhắm vào đại sứ Mỹ đã chuyển sang khía cạnh đời tư nhiều hơn. Tháng 10/2019, cảnh sát Hàn Quốc phải bắt giữ hơn 10 nhà hoạt động là sinh viên đột nhập vào nhà riêng của Đại sứ Harris, phản đối việc Mỹ đòi Hàn Quốc san sẻ thêm chi phí đồn trú quân đội. Nhóm sinh viên yêu cầu ông Harris phải rời khỏi Hàn Quốc. Các hãng truyền thông địa phương săm soi từng nhận định và đăng tải trên Twitter của nhà ngoại giao.

“Bộ râu mép đang gắn liền với hình ảnh nước Mỹ thời gian qua thiếu tôn trọng và thậm chí tìm cách chèn ép Hàn Quốc. Ông Harris thường bị dè bỉu giống quan tổng đốc hơn là một đại sứ”, Korea Times cho biết.

Trong một cuộc biểu tình ở trung tâm thủ đô Seoul tháng trước, nhiều nhà hoạt động trẻ tuổi bày tỏ sự phẫn nộ bằng cách “nhổ râu đại sứ” được gắn trên tấm áp phích lớn in hình ông Harris.

Cho rằng thái độ thù ghét này là bất công cho mình, đại sứ Mỹ nhấn mạnh việc để râu mép vào đầu thế kỷ 20 không chỉ phổ biến ở Nhật Bản mà còn tại phương Tây và nhiều nhà lãnh đạo kháng chiến trên bán đảo Triều Tiên.

Trả lời phỏng vấn Korea Times cuối năm 2019, Đại sứ Harris chia sẻ vấn đề lý lịch của ông chỉ gây chú ý trong sự nghiệp đúng hai lần, tại Hàn Quốc hiện nay và trước đó là Trung Quốc.

Khi ông còn giữ vị trí chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, ông thường mạnh mẽ chỉ trích các động thái hung hăng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc đáp lại bằng cách công kích gốc gác Nhật Bản của vị tư lệnh Mỹ.

“Tôi hiểu rõ sự thù hằn mang tính lịch sử giữa hai nước. Nhưng tôi không phải là đại sứ Mỹ gốc Nhật tại Hàn Quốc. Tôi là đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc. Thật sai lầm khi lấy vấn đề lịch sử gán ghép cho tôi chỉ vì sự trùng hợp hi hữu về cách tôi được sinh ra”, Đại sứ Harris nói ông cũng không có ý định thay đổi kiểu râu của mình.




Youtuber Hải Phòng du lịch Đức 4/2024 tìm hiểu tình hình đời sống của người Việt

18/04/2024

Ông ngoại trẻ ở Nam Định 4/2024 khoe chế xong chiếc xe ngựa sắt độc lạ chở cháu ngoại dạo phố

18/04/2024

TPHCM ra mắt dịch vụ xe bus tí hon, có bàn cà phê , tài xế mặc áo bà ba chở du khách ngắm thành phố 2024

18/04/2024

Đến Đồng Nai 4/2024 xem con cá bơi trong hồ nước thấy chủ nhà về đòi vớt lên bàn tay để đựoc đi dạo trong xóm

18/04/2024

Cận cảnh CEO Apple Tim Cook lên chuyên cơ riêng rời Việt Nam, kết thúc 2 ngày 15 & 16/4/2024 ở Hà Nội

16/04/2024

Apple sẽ mở cửa tiệm khổng lồ tại Việt Nam để ra mắt iPhone 16 ?

16/04/2024

Hà Nội 16/4/2024: Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Apple Tim Cook

16/04/2024

Nhiều Youtubers ở Việt Nam khoe được chụp hình với CEO Apple Tim Cook ở Hà Nội 4/16/2024

16/04/2024

Rộ tin đồn bà tỷ phú địa ốc Trương Mỹ Lan giấu gần 7 ngàn tỷ đồng dưới lòng đại dương

16/04/2024

Ông Tim Cook, CEO Apple bất ngờ có mặt tại Việt Nam từ 15-16 tháng 4, 2024

16/04/2024

3 chiếc máy bay chở hàng khổng lồ của Nam Hàn liên tiếp hạ cánh xuống sân bay Hà Nội ngày 12/4/2024

12/04/2024

Anh thợ hồ trẻ tuổi ở VN khoe căn biệt thự do 1 mình tự tay thiết kế & xây xong sau 4 năm cho vợ con

11/04/2024

Gặp người Mẹ ở Cần Thơ 4/2024 từ năm 1983 làm thuê để nuôi 30 ngàn con cò trắng cùng 9 người con

11/04/2024

Cận cảnh 3 chiếc máy bay cuả tỉ phú từ Do Thái đến Hà Nội trong cùng 1 ngày 11/4/2024

11/04/2024

Phái đoàn Bộ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh Vatican, Italy tại sân bay Phú Bài, Huế 11/4/2024

11/04/2024

Ngày 4/11/2024, truyền thông Mỹ, Âu, Á, Phi Châu, Trung Đông đồng loạt đưa tin tỷ phú địa ốc VN Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, lừa đảo 44 tỉ USD

11/04/2024

Toàn cảnh ngày 10/4/2024 của Ngoại Trưởng Tòa thánh Vatican tại Nhà thờ Chánh Tòa Hà Nội trước khi đến Huế & Sài Gòn

10/04/2024

Thử ăn 1 bánh xèo khổng lồ giá gân $50 USD ở Tây Ninh 4/2024

10/04/2024

Dân mạng Trung Quốc 2024 nói gì khi xem video Youtuber gốc Hoa quay giới trẻ TPHCM ăn chơi mỗi đêm

10/04/2024

Bộ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh Vatican, Italy tại sân bay Nội Bài, Hà Nội 9/4/2024

10/04/2024

Leave a Reply