Mỹ tung dự án giám sát đập trên sông Mekong, Trung Quốc phản ứng gay gắt

Đầu tuần này, dự án Giám sát Đập Mekong (Mekong Dam Monitor) do Mỹ tài trợ được khởi động, được cho là sẽ khiến cuộc cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á thêm quyết liệt.

Dự án Giám sát Đập Mekong do Bộ Ngoại giao Mỹ hợp tác cùng Viện nghiên cứu Stimson và Công ty tư vấn Eyes on Earth thực hiện.

Dự án sử dụng vệ tinh có khả năng chụp ảnh xuyên mây để theo dõi và công bố mực nước hồ chứa của 13 đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong và 15 đập ở phụ lưu. Thông tin mà dự án thu được công bố gần như theo thời gian thực từ ngày 15/12. Trong số đó có một chỉ số đặc biệt là “độ ẩm bề mặt”, thể hiện khu vực nào ẩm ướt hay khô hạn hơn so với bình thường, từ đó chứng minh các con đập đã ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên như thế nào.

Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả trong thông cáo ngày 16/12 rằng, đây là “một bước quan trọng nâng cao hiểu biết về điều kiện nước ở lưu vực sông Mekong”.

“Các nước không thể quản lý hiệu quả những gì họ không thể đo lường, và trong một thời gian dài, người dân sông Mekong thiếu tính toán minh bạch về nguồn nước của lưu vực”, thông cáo nêu thêm.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định nước này sẽ tiếp tục hợp tác với Ủy hội sông Mekong (MRC – cơ quan liên chính phủ với các thành viên là các ủy ban sông Mekong của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam), chính phủ các nước và chính quyền địa phương nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dữ liệu, đồng thời hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên khoa học hiện đại.

Alan Basist, một trong những người đồng phụ trách dự án, tuyên bố dự án sẽ nâng cao tính minh bạch của dữ liệu và “sẽ không cạnh tranh với hoạt động của Ủy ban sông Mekong hoặc Diễn đàn hợp tác Lan Thương-Mekong do Trung Quốc đứng đầu”.

Trên trang web chính thức, Trung tâm Stimson lý giải, Dự án nhằm “sửa chữa những điểm không chính xác về trạng thái, hoạt động và dòng chảy của các đập cũng như hồ chứa ở lưu vực sông Mekong thông qua “giám sát liên tục, minh bạch và dựa trên bằng chứng”.

Trong khi đó, Brian Eyler, thuộc Trung tâm nghiên cứu Stimson, cho biết hệ thống giám sát đã cung cấp bằng chứng 11 đập thủy điện mà Trung Quốc xây ở thượng nguồn sông Mekong được thiết kế và vận hành tinh vi nhằm tối đa hóa lượng điện cung cấp cho các tỉnh miền đông nước này, không hề tính toán tác động của chúng đối với hạ nguồn.

Phản ứng diễn biến mới, phía Trung Quốc bác bỏ nghiên cứu của Mỹ cho rằng các con đập của Trung Quốc đã giữ lại nước, gây bất lợi cho các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong. Trong tuyên bố đưa ra ngày 14/12, Viện Quy hoạch và Thiết kế Thủy điện và Thủy lợi Trung Quốc cáo buộc Mỹ đưa ra kết luận sai trái và không trưng được bằng chứng xác đáng. Theo viện này, tác động tích cực của thủy điện thượng nguồn sông Lan Thương (phần sông Mekong chảy qua Trung Quốc) đối với hạ lưu sông Mekong là rõ ràng và dễ nhận thấy”.

“Thông qua chức năng điều tiết và tích trữ của hồ chứa nhà máy điện thượng lưu, lượng nước trong mùa lũ có thể được tích trữ trong hồ, làm giảm đỉnh lũ; đồng thời tăng lưu lượng chảy trong mùa khô, làm cho dòng chảy hạ lưu nhiều hơn dòng chảy tự nhiên, đóng vai trò kiểm soát lũ lụt và chống hạn hiệu quả tích cực cho vùng hạ du”, bản báo cáo nêu thêm.

Từ Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định “Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến đóng góp vào nỗ lực chung, hợp tác quản lý và sử dụng bền vững, công bằng, hợp lý nguồn nước sông Mekong”. Bà khẳng định Việt Nam sẽ “nghiên cứu và hợp tác một cách phù hợp để có thể đóng góp một cách hiệu quả cho sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong”.

Sông Mekong dài khoảng 4.350 km, chảy từ Trung Quốc về phía nam qua các nước Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Được coi là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, sông Mekong đã trở thành một trong điểm nóng trong mối quan hệ vốn đang xấu đi giữa Bắc Kinh và Washington trong những năm gần đây.

Thanh Hảo




Lái xe đến tỉnh Kon Tum 5/2024 gặp cô gái 18 tuổi có vòng 3 mông To nhất Việt Nam

02/05/2024

Khám phá công trình quảng Châu Âu trong khu nhà triệu đô đang xây trên Đảo Hoàng Gia, Hải Phòng 2024

02/05/2024

Tham quan công ty Mỹ ở bang Florida 2024 băt đầu xây 1000 căn nhà ở bằng xi măng giống Việt Nam

02/05/2024

Vaccine COVID 19 cuả công ty AstraZeneca sản xuất có thể gây tác dụng phụ ra sao ?

02/05/2024

TPHCM lần đầu cho chạy thử tự động tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dịp nghĩ lễ 30/4/2024

01/05/2024

Nhân dịp 30/4/2024, Việt Nam khai trương tàu xe lửa hạng sang chạy từ TPHCM – Đà Nẵng

01/05/2024

Youtubers đua tàu Cano để đến resort Đầu Rồng đẹp nhất trên đảo Cái Chiên, Quảng Ninh 5/2024

01/05/2024

Thanh niên sinh ra ở Canada dọn đến Việt Nam sinh sống 2024 khoe căn hộ ở TPHCM

01/05/2024

So sánh giọng nói tiếng Anh của 1 học sinh ở Việt Nam 2024 với người Việt ở Mỹ

30/04/2024

Trai đẹp sinh năm 2001 ngồi bán 1 thúng 6 loại xôi từ 5 giờ sáng ở ngoài đường Hà Nội có gì đặc biệt, đông khách xếp hàng

30/04/2024

Gặp ông ở Ninh Bình 2024 nổi tiếng mạng xã hội Việt Nam làm nghề nhảy muá vẩy tay gọi mời xe khách

30/04/2024

Việt Nam 2024 rộn ràng không khí 5 ngày nghỉ lễ 30/4 trên cả nước

29/04/2024

Khám phá ngôi làng ở Bình Định 4/2024 trồng giàn bí đao khổng lồ gần 60 kí phải nằm võng

29/04/2024

Đến quán ăn lội nước, chèo ghe ở TPHCM ngày 30/4/2024 có gì độc lạ

29/04/2024

Tham quan vườn bằng lăng khổng lồ trăm tỷ, đẹp mê hồn của cặp vợ chồng ở Gia Lai 2024

28/04/2024

Gặp ông chồng ở Nam Định 4/2024 khoe bộ móng tay dài 1 mét, không cắt từ năm 1984

28/04/2024

Xem 15 người đổ chiếc bánh xèo khổng lồ 3 mét, cho 1 ngàn người ăn ở Cần Thơ 4/2024

26/04/2024

Đảo Phú Quốc VN 2024 được tỉ phú Ấn Độ chọn tổ chức đám cưới 4 ngày 350 khách đại gia

26/04/2024

Vì sao vợ chồng Youtubers trẻ Canada thích thú trở lại Việt Nam 2024 sau 6 tháng

25/04/2024

Cùng Youtuber ở Phú Quốc đu dây tới căn chòi 4 mét vuông giữa biển khơi để tìm hiểu cuộc sống ông 62 tuổi

25/04/2024

Leave a Reply