Nhiều nhân viên công ty Apple tỏ thái độ bất bình và phản kháng về chính sách bí mật

Kể từ năm 1976, gã khổng lồ công nghệ đã luôn vận hành theo cùng một cách: ban lãnh đạo đưa ra quyết định về cách thức hoạt động, nhân viên có thể tuân lệnh hoặc rời đi.

Đứng trước công ty giá trị lớn nhất thế giới (2.000 tỷ USD), người lao động có rất ít sự lựa chọn.

Tuy nhiên trong vài tháng qua, văn hóa tại Apple đã bắt đầu thay đổi. Nhân công nắm giữ nhiều quyền lực hơn, quản lý từ thấp đến cao của Apple dường như cũng mất kết nối. Giờ đây, ngày càng có nhiều nhóm nội bộ lên tiếng về điều kiện làm việc ở Apple.

Bên trong táo khuyết
Khi bắt đầu công việc kỹ sư phần mềm tại Apple, Kate Rotondo rất ngạc nhiên khi biết người quản lý của mình được làm việc hoàn toàn từ xa. Ba thành viên khác trong nhóm của cô cũng vậy – tất cả đều là nam giới. Rotondo là người duy nhất trong nhóm được yêu cầu đến văn phòng.

Khi trò chuyện với đồng nghiệp cùng cấp, cô còn nhận ra mình là người được trả lương thấp nhất. Việc Rotondo bị sốc không phải điều bất ngờ, đặc biệt khi cô có bề dày dày kinh nghiệm trong chuyên môn và từng đảm nhiệm việc giảng dạy ở trường đại học.

Dù sau đó một cuộc điều tra đã giúp Rotondo lấy lại công bằng, cô vẫn quyết định nghỉ việc. Bị cảm thấy cô lập sau hai năm làm việc, cô đã nộp đơn cáo buộc phân biệt đối xử lên Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC).

“Môi trường giữ bí mật này tạo nên hệ thống phân cấp bất thành văn về những người ‘có’ và những người ‘không’ trong công ty”, cựu nhân viên Matt Macinnis viết. Sự phân tách này sẽ tiết lộ sức ảnh hưởng và quyền lợi của một cá nhân đối với những người khác.

Trước đây, Apple luôn khuyên ngăn nhân viên không nói về công việc trên mạng xã hội, ngay cả bằng cách tưởng chừng như vô hại. Tuy nhiên theo The Verge, nhiều người cho hay các nhân viên đăng tweet về Apple sẽ nhanh chóng nhận được thông báo từ nhóm truyền thông kinh doanh.

Không phải lúc nào họ cũng gặp rắc rối, nhưng chắc chắn họ sẽ nhận được thông điệp rằng ban điều hành của Apple đang dõi theo họ.

Căng thẳng âm ỉ
Kể từ năm 2018, ngành công nghệ đã chứng kiến nhiều chiến dịch chấn động liên quan đến nhân sự nội bộ. Các nhân viên của Google đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn để phản đối cách xử lý hành vi quấy rối tình dục tại công ty. Các nhân viên của Facebook dường như đã dành cả năm 2020 để tiết lộ sự bất mãn của họ cho báo chí.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhân viên của Apple tham gia cuộc chiến: công khai chống lại các quyết định hay hành động của ban lãnh đạo công ty.

“Một sự thay đổi trong cán cân quyền lực đang diễn ra ở đây. Không phải ai ở Apple cũng sợ bị sếp sa thải”, Jason Snell cho biết.

Vào 11/5, một nhóm nhân viên nữ phát hiện Apple đã thuê Antonio García Martínez, cựu Giám đốc sản phẩm của Facebook về làm việc. Ông là tác giả một cuốn sách về Thung lũng Silicon, trong đó chứa những mô tả sai lệch về phụ nữ. Trong nhóm nhân sự mà Martínez sẽ điều hành tại Apple cũng không có một thành viên nữ nào.

Trên kênh Slack, các nhân viên quyết định gửi một bức thư cho Phó chủ tịch cấp cao về dịch vụ Eddy Cue. Mục tiêu của họ không nhất thiết là phải sa thải García Martínez, họ chỉ cần câu trả lời vì sao nhân vật này lại được thuê.

Vài giờ sau khi bản nháp của bức thư bị rò rỉ, García Martínez đã bị sa thải.

Bước ngoặt này thúc đẩy sự ra đời của nhiều bức thư khác, từ việc yêu cầu Tim Cook công khai ủng hộ Palestine đến phản đối việc quay lại làm việc tại văn phòng.

Vào đầu tháng 6, CEO Tim Cook đã thông báo về việc mở cửa lại các văn phòng của Apple. Hai tuần sau, ông nhận được một email ẩn danh từ nhóm ủng hộ làm việc từ xa, “tin rằng có thể tạo ra những sản phẩm tương tự, thậm chí là tốt hơn nếu được hưởng chính sách làm việc linh hoạt hơn”.

Tương lai khó dự đoán
Nếu Apple có một cuốn sách về cách phản hồi với các cáo buộc trong bốn tháng qua, tiêu đề sách có thể là “bỏ qua vấn đề, nói càng ít càng tốt”.

Công ty đã bắt đầu bẻ khóa các kênh Slack không hoạt động. Sau lá thư về García Martínez, nhóm quan hệ nhân viên đã công bố cấm các kênh không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Apple, trừ khi đó là một câu lạc bộ chính thức hoặc nhóm đa chủng tộc.

Cuối tháng 8, công ty thông báo sẽ trì hoãn việc trở lại làm việc cho đến ít nhất là tháng 1/2022 do gia tăng các trường hợp COVID-19.

Vào ngày 9/9, Apple đã sa thải Gjøvik. Công ty cho biết nữ nhân viên đã làm rò rỉ thông tin bí mật của Apple do vi phạm NDA. Với những người trong cuộc, đây là động thái công khai đầu tiên nhằm chống lại sự bất đồng quan điểm của nhân viên.

Dù vậy, cố gắng của Apple sẽ không thể ngăn cản được các nhân viên nói chuyện với nhau. Nhiều người trong số họ đã gặp gỡ và bắt đầu liên kết lại. Một số khác tham gia các kênh Discord không liên quan đến công việc để nói về vấn đề hiện hữu ở Apple.

Còn quá sớm để biết được mọi chuyện sẽ đi về đâu khi ngay giữa các phe phái trong nội bộ Apple cũng đang xảy ra mâu thuẫn.

Trong khi nhiều nhân viên không muốn quay lại văn phòng, họ cũng không đồng ý với cách các nhà hoạt động thúc đẩy việc thay đổi. Sau khi Gjøvik bắt đầu chia sẻ tích cực trên Twitter, nhiều nhân viên đã và đang làm việc tại Apple chia sẻ sự nghi ngờ, cảm thấy cô chỉ đang thu hút sự chú ý.

Đối với nhiều nhân viên, thiếu minh bạch và riêng tư được coi là cái giá phải trả khi làm việc tại Apple – một trong những công ty công nghệ danh tiếng nhất ở Thung lũng Silicon. Nhưng đối với những người khác, việc công ty từ chối lắng nghe người lao động trở thành một vấn đề lớn đặc biệt là trong thời đại mà cán cân quyền lực đang chuyển dần từ quản lý sang nhân viên. Chí ít đó là ở những nơi khác, ngoại trừ Apple.




Đông nghẹt người đến xem Lễ Quốc Tang TBT Nguyễn Phú Trọng tại Dinh Độc Lập TPHCM ngày 25-26/7/2024

25/07/2024

Đoàn đại biểu nhiều nước đến VN ngày 25/7/2024 viếng tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

25/07/2024

Máy bay phái đoàn Trung Quốc tới Hà Nội ngày 25/7/2024 viếng thăm tang lễ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

25/07/2024

Cô gái Úc gốc Mã Lai lần đầu đến TPHCM 7/2024 mua sắm tại các tiệm thời trang Luxury Việt Nam và Âu Mỹ

25/07/2024

Anh chồng gốc Việt sinh ra ở O.C, Nam Cali chủ nhà, việc làm ổn định nhưng cô vợ tiết lộ lí do phải theo chồng đến Việt Nam 2023 sinh sông

24/07/2024

Công ty trang trí nội thất ở Hà Nội 2024 khoe mẫu thiết kế độc đáo trong Biệt Thự Gỗ Óc Chó tại Vinhome

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần tại Hà Nội ngày 19/7/2024

19/07/2024

Vì sao chuyên gia make up Phú Gia Gia có mặt tại vụ 6 người Việt tử vong ở Thái Lan 16/72024

19/07/2024

Mở 8 vali của du khách Việt tử vong tại Bangkok, Thái Lan 16/7/2024

17/07/2024

Trung Quốc 2024 phát triển Điện Mặt Trời (Solar) lên một tầm cao mới như thế nào ?

17/07/2024

Bà Việt Kiều Mỹ đầu độc giêt chết chồng & 4 người VN trong khách sạn ở Thái Lan ngày 16/7/2024 vì món nợ hơn 7 tỷ đồng

17/07/2024

Vụ 6 người Việt bị đầu độc ở Thái Lan 16/7/2024: Có 1 nghệ sĩ quê Đà Nẵng chuyên viên trang điểm cho người nổi tiếng ở Việt Nam

17/07/2024

Vụ 2 người Mỹ gốc Việt và 4 người Việt Nam tử vong ở Thái Lan ngày 16/7/2024: Giả thuyết điều tra người thứ 7

17/07/2024

2 người Mỹ gốc Việt và 4 người Việt Nam, gồm 3 nam & 3 nữ chết do ngộ độc trong khách sạn 5 sao ở BangKok, Thái Lan ngày 16/7/2024

17/07/2024

Youtuber từ Hà Nội đến Đà Lạt 7/2024 xem Trường Võ Bị trước 1975 hiện nay còn gì

17/07/2024

Cuộc Vui Cô Đơn – Ca sĩ Lê Bảo Bình ( trên 119 Triệu Views) – Petersounds Remix – New Italo Disco – 2024

17/07/2024

VN biểu diễn 8 ngàn máy bay Drones tại lễ hội Vịnh Ánh Sáng Quốc Tế tại Nha Trang ngày 13/7/2024

14/07/2024

Phóng viên TV Việt Ngữ ở Houston, TX đến khu chợ Hong Kong ngày 13/7/2024 xem vì sao gần 7 ngày Bảo Beryl đã qua vẫn chưa có điện

14/07/2024

Bác sĩ ở Việt Nam 2024 cảnh báo 45 loại bệnh do ăn nhiều tinh bột & đường ngọt

13/07/2024

Kiến trúc sư khoe thiết kế bên trong biệt thự gần 1 ngàn mét vuông ở Thanh Hoá 2024

13/07/2024

Leave a Reply